8. Kết cấu của đề tài
1.5.5. Học thuyết công bằng của J Stacy Adam
John Stacy Adams đề cập đến vấn đề nhận thức của người lao động về mức độ được đối xử công bằng và đúng đắn trong tổ chức, đây là lý thuyết được ông đưa ra vào năm 1963. Là một nhà tâm lý học hành vi, ông đã đưa ra giả thiết cơ bản là “mọi người đều muốn đối xử công bằng; các cá nhân trong tổ chức đều có xu hướng so sánh tự đóng góp của họ và các quyền lợi họ nhận được với sự đóng góp và các quyền lợi của người khác. Người lao động sẽ cảm nhận được đối xử công bằng, khi cảm thấy tỷ lệ quyền lợi/đóng góp của mình ngang bằng với tỷ lệ đó ở những người khác.” [21, tr.130]. Qua học thuyết công bằng, để tạo động lực cho người lao động trong doanh nghiệp cần phải tạo ra sự cân bằng giữa những đóng góp mà người lao động bỏ ra tương xứng với quyền lợi mà họ được hưởng. Khi xây dựng nội dung tạo động lực cho người lao động, doanh nghiệp cần chú ý nội dung này.
Ngoài ra còn một số học thuyết tạo động khác như Thuyết X và Thuyết Y. Tuy nhiên thuyết này chỉ phù hợp với một tình huống nhất định nào đó. Bên cạnh đó, vào cuối những năm 1960, các nghiên cứu về học thuyết đặt mục tiêu của của Edwin Locke chỉ ra rằng: “Các mục tiêu cụ thể và thách thức sẽ dẫn đến sự thực hiện công việc tốt hơn, để tạo động lực cho người lao động trong doanh nghiệp cần phải có mục tiêu cụ thể và mang tính thách thức cũng như cần phải thu hút người lao động vào việc đặt mục tiêu”. [21, tr.131]
Tiểu kết Chương 1
Trong chương 1 tác giả đã tìm hiểu cơ sở lý luận về tạo động cho người lao động trong doanh nghiệp, trong đó tác giả đã tìm hiểu một số khái niệm về động lực, tạo động lực cho người lao động và đưa ra quan điểm của tác giả về các nội dung. Bên cạnh đó, tác giả đã nghiên tìm hiểu về mục đích, vai trò, nội dung và các nhân tố ảnh hưởng đến công tác tạo động lực cho người lao động trong doanh nghiệp. Tác giả cũng đã tìm hiểu các tiêu chí đánh giá về hiệu quả tạo động lực cho người lao động trong doanh nghiệp, các học thuyết về tạo động lực. Những nội dung cơ sở lý luận về tạo động lực cho người lao động trong doanh nghiệp là cơ sở để tác giả nghiên cứu thực trạng công tác tạo động lực cho người lao động tại Công ty Cổ phần Thời trang Hà Thanh, tỉnh Bắc Giang ở Chương 2.
Chương 2.
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TẠO ĐỘNG LỰC CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THỜI TRANG HÀ THANH, TỈNH BẮC GIANG