8. Kết cấu của đề tài
3.2.1. Nhóm giải pháp hoàn thiện công tác tạo động lực cho người lao động thông
thông qua các yếu tố vật chất
3.2.1.1. Hoàn thiện công cụ tiền lương
Tiền lương là công cụ quan trọng trong công tác tạo động lực cho người lao động, tiền lương phản ánh giá trị sức lao động, đồng thời bảo đảm đời sống của người lao động. Mặc dù người lao động tại công ty Cổ phần Thời trang Hà Thanh có các chế độ tiền lương tương đối tốt, tuy nhiên vẫn còn tỷ lệ người lao động không hài lòng về chế độ tiền lương, ảnh hưởng đến động lực làm việc của người lao động, chính vì thế cần hoàn thiện công cụ tiền lương như sau:
Một là, đối với hình thức trả lương theo thời gian: Cần xây dựng thang, bảng lương theo cấp bậc một cách chi tiết đối với từng vị trí công việc. Hiện nay, ở công ty đã có quy chế lương, quy định hệ số lương và cách tính lương, tuy nhiên quy chế được sắp xếp chưa khoa học, khó xác định được người lao động đang ở vị trí nào, bậc nào mà chỉ tính dựa theo tổng doanh thu hàng tháng để trích tỷ lệ % doanh thu được hưởng theo chỉ đạo của Tổng Giám đốc.
Công ty có thể xây dựng bậc lương đối với từng bộ phận, từng vị trí công việc để có thể theo dõi, xác định lương theo đúng thời gian, thâm niên công tác và bậc lương hiện hưởng.
Ví dụ, mức lương cơ sở của công ty là 3.854.000 đồng, bậc lương của nhân viên hành chính nhân sự, nhân viên phụ trợ (bao gồm phụ kho, an ninh, QC, …) có thể xác định bậc:
Bậc 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
Hệ số 1.53 1.64 1.75 1.88 1.92 2.01 2.15 2.30 2.46 2.63 3.01 3.23 Ví dụ, hệ số lương của giám đốc sản xuất
Bậc 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
Hệ số 2.63 2.81 3.01 3.22 3.45 3.69 3.95 4.22 4.52 4.83 5.17 5.54 Tương tự với các vị trí khác, công ty cần xác định rõ ràng và bổ sung vào quy chế lương của công ty để thông báo rộng rãi tới người lao động trong công ty.
Hai là, hình thức trả lương theo sản phẩm: Với hình thức trả lương này sẽ tạo động lực làm việc cho người lao động rất lớn, người lao động sẽ nỗ lực làm việc để tăng năng suất, gia tăng thu nhập, tuy nhiên công ty cũng cần cải thiện đơn giá hơn nữa để
sẽ có đơn giá khác nhau, công ty cũng cần cân đối lại đơn giá giữa các bước công việc để có thể góp phần tạo động lực cho người lao động được tốt nhất.
Để trả lương theo sản phẩm mang lại hiệu quả thì việc đánh giá số lượng sản phẩm người lao động làm ra trong ca làm việc cũng phải thực hiện một cách chính xác và trung thực. Hiện nay, việc kê sản lượng chủ yếu do người lao động tự kê và báo với tổ trưởng, chưa có sự kiểm tra chặt chẽ nên một số người lao động báo sản lượng cao hơn với thực tế làm được. Chính vì thế, giải pháp đặt ra đối với hình thức trả lương theo sản phẩm đó là cần kiểm tra chính xác số lượng sản phẩm làm ra trong từng ca làm việc, đồng thời có thể công khai số lượng sản phẩm để mọi người trong tổ có thể nắm rõ được, đảm bảo khách quan, minh bạch.
Bên cạnh đó, công ty cần chú trọng hơn nữa việc thi đua trong sản xuất, tạo tinh thần cạnh tranh lành mạnh, tích cực gia tăng năng suất, gia tăng thu nhập cho người lao động. Công ty có thể tạo ra các cuộc thi trong tay nghề, sản xuất, kích thích người lao động làm việc hiệu quả. Khi đó, người lao động có số lượng sản phẩm làm ra nhiều có thêm động lực để làm việc, người lao động có số lượng sản phẩm ít hơn sẽ có động cơ phấn đấu làm việc tốt hơn, điều đó góp phần tạo động lực làm việc cho người lao động trong công ty.
Ba là, thay đổi hình thức trả lương cho người lao động từ trả tiền mặt sang trả lương dưới hình thức chuyển khoản qua số tài khoản ngân hàng liên kết với công ty. Hiện nay, công ty vẫn thực hiện chi trả lương cho người lao động dưới hình thức thanh toán bằng tiền mặt vào ngày 15 hàng tháng, kế toán sẽ giao tiền lương theo hình thức từng bộ phận, từng tổ cho người đứng đầu bộ phận, tổ, cụ thể là tổ trưởng, tổ trưởng có trách nhiệm trả lương tới người lao động, với hình thức này người lao động phải xếp hàng lần lượt hoặc chờ đợi rất lâu. Hơn nữa, thời gian trả lương cho người lao động vào thời gian nghỉ trưa hoặc cuối giờ về buổi chiều, điều này là một trong những mặt hạn chế của công tác trả lương cho người lao động, ảnh hưởng đến động lực làm việc của người lao động.
Công ty có thể liên kết với các ngân hàng trên địa bàn huyện Hiệp Hòa như Vietinbank, Agribank, Vietcombank, … để liên kết mở thẻ ngân hàng cho người lao động trong công ty. Từ đó thực hiện chi trả lương đối với người lao động, tuy nhiên để linh hoạt trong cách thức trả lương, công ty cũng vẫn để người lao động đăng ký nhận lương bằng hình thức tiền mặt đối với một số trường hợp như người khuyết tật hoặc người lao động có nguyện vọng, điều đó sẽ góp phần tạo động lực rất tốt đối với người lao động.
quả đối với công tác tạo động lực làm việc cho người lao động, từ đó người lao động có thể làm việc hiệu quả. Công ty cũng cần chú trọng tới những mong muốn, nguyện vọng và nhu cầu của người lao động để có thể sử dụng công cụ tiền lương trong tạo động lực cho người lao động một cách hiệu quả.
3.2.1.2. Hoàn thiện công cụ tiền thưởng
Nhìn chung việc tạo động lực cho người lao động của công ty Cổ phần Thời trang Hà Thanh thông qua công cụ tiền thưởng khá tốt, công ty đã có rất nhiều các hình thức thưởng cho người lao động khác nhau, tuy nhiên thực tiễn trong quá trình khảo sát tại công ty vẫn có người lao động chưa cảm thấy hài lòng về công cụ tiền thưởng. Để tiền thưởng phát huy hơn nữa hiệu quả trong công tác tạo động lực, cần hoàn thiện công cụ tiền thưởng, cụ thể như sau:
Một là, đối với thưởng cần, đối với ban lãnh đạo và bộ phận văn phòng như hành chính nhân sự, kế toán, kỹ thuật, cơ điện, … cần bổ sung hơn nữa mức thưởng cần để có thể gia tăng thu nhập cho người lao động, góp phần tạo động lực được tốt hơn. Hiện tại công ty đang duy trì mức thưởng cần là 8000 đồng/ngày khi người lao động không nghỉ phép, không vi phạm nội quy, quy định của công ty. Mức thưởng 4000 đồng/ngày đối với trường hợp nghỉ 1 ngày phép, bị lập biên bản ra cổng 3 lần trở lên. Và không thưởng đối với trường hợp người lao động nghỉ không có phép, nghỉ phép 02 ngày trở lên trong tháng và bị lập biên bản các lỗi nặng. Tương tự đối với các bộ phận còn lại thì mức thưởng được tính theo tỷ lệ % tổng lương sản phẩm làm được trong tháng, tuy nhiên cả 2 đối tượng đều quy định tiêu chí đánh giá thưởng cần đều giống nhau và mang tính chất chung chung, chưa rõ ràng.
Công ty cần tính toán lại và tăng mức thưởng đối các đối tượng theo từng năm, người lao động sẽ có động lực làm việc hơn. Xây dựng lại các tiêu chí để xét thưởng cần một cách chi tiết hơn theo từng nội dung cụ thể, từng tiêu chí rõ ràng như lỗi nặng gồm những lỗi nào, lỗi nhẹ gồm những lỗi nào, …
Ví dụ, công ty có thể xây dựng mức thưởng cần đối với người lao động như sau: * Thưởng cần các bộ phận: Ban Giám đốc, cơ điện, kế hoạch, kỹ thuật, hành chính nhân sự, kế toán, thủ quỹ, trưởng các bộ phận, 113, cụm trưởng
Loại Mức hưởng Nội dung
A 11.000 đồng/ngày Hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, nghỉ không quá 01 ngày phép
B 7000 đồng/ngày
Nghỉ không quá 02 ngày có phép trở lên (tính cộng dồn 2 giấy nghỉ nửa ngày = 1 giấy phép), bị lập không quá 02 biên bản/tháng. Hoàn thành
C 0 Nghỉ từ 03 ngày có phép trở lên, nghỉ không phép, bị lập từ 03 biên bản trở lên. * Thưởng các bộ phận còn lại:
Cách tính: Cần = Tổng TLSP x % được hưởng
Loại Mức hưởng Nội dung
A 10% Hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, nghỉ không quá 01 ngày phép
B 5%
Nghỉ không quá 02 ngày có phép trở lên (tính cộng dồn 2 giấy nghỉ nửa ngày = 1 giấy phép), bị lập không quá 02 biên bản/tháng. Hoàn thành
nhiệm vụ được giao.
C 0 Nghỉ từ 03 ngày có phép trở lên, nghỉ không
phép, bị lập từ 03 biên bản trở lên.
Hai là, đối với thưởng chuyên: Hiện tại công ty cũng áp dụng thưởng chuyên theo % tổng lương sản phẩm, mỗi bộ phận đều có các mức hưởng khác nhau, tuy nhiên điều kiện để được hưởng thưởng chuyên lại giống nhau và mang tính chất chung chung, chưa cụ thể, rõ ràng nên đôi khi thực hiện trả thưởng cho người lao động chưa thực sự công bằng, chính xác, cụ thể đối với các bộ phận đều chia ra 3 mức thưởng chuyên và với điều kiện giống nhau như mức thưởng A có điều kiện là không vi phạm lỗi gì, mức thưởng B với điều kiện là nghỉ từ 4 ngày trở lên và không mắc lỗi trong quá trình làm việc, không thưởng đối với trường hợp nghỉ từ 10 ngày trở lên, mắc lỗi nặng.
Công ty cần tăng mức thưởng chuyên theo năm hoặc có thể theo doanh thu từng tháng, đồng thời cần xây dựng lại tiêu chí xét thưởng chuyên bảo đảm sự công bằng đối với người lao động, đối với bộ phận quản lý, lãnh đạo được hưởng tỷ lệ % thưởng chuyên cao hơn, chính vì thế mà trách nhiệm lớn hơn, tiêu chí xét cũng phải chặt hơn, ban giám đốc, cơ điện, kế hoạch, kỹ thuật, hành chính nhân sự, kế toán, thủ quỹ, trưởng các bộ phận mắc lỗi nặng, nghỉ từ 10 ngày trở lên vẫn được thưởng chuyên 10% điều này theo tác giả là không hợp lý, công ty cần điều chỉnh lại với các trường hợp quản lý, lãnh đạo, vi phạm thì không thưởng giống như người lao động, đặc biệt còn quy trách nhiệm rõ ràng hơn. Tương tự người lao động cũng vậy, các tiêu chí về lỗi nặng, lỗi nhẹ cần phải rõ ràng, hay nghỉ 10 ngày cần phải chỉ rõ là có phép hay không phép để điều chỉnh cho hợp lý. Đặc biệt, nghỉ phép là quyền lợi người lao động được hưởng, công ty cần phải xây dựng các quy định linh hoạt đối với người lao động, điều đó có tác động rất lớn tới động lực của người lao động.
* Thưởng chuyên các bộ phận: Ban giám đốc, cơ điện, kế hoạch, kỹ thuật, hành chính nhân sự, kế toán, thủ quỹ, trưởng các bộ phận
Loại Mức hưởng Nội dung
A 35 % Hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, nghỉ không quá 01 ngày phép
B 25 % Nghỉ từ không quá 02 ngày phép trở lên, không bị lập biên bản vi phạm
C 0 Nghỉ không phép hoặc nghỉ phép 03 ngày trở
lên, vi phạm bị lập biên bản. * Thưởng chuyên đối với bộ phận 113, cụm trưởng
Loại Mức hưởng Nội dung
A 20% Hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, nghỉ không quá 01 ngày phép
B 10% Nghỉ phép không quá 04 ngày/tháng, bị lập
không quá 01 biên bản vi phạm/tháng. C 0% Nghỉ không phép, nghỉ từ 05 ngày phép trở lên,
bị lập từ 02 biên bản trở lên. * Các bộ phận còn lại:
Loại Mức hưởng Nội dung
A 10% Hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao nghỉ không quá 01 ngày phép
B 5% Nghỉ phép không quá 09 ngày, bị lập không quá 02 biên bản/ tháng.
C 0% Bị lập từ 03 biên bản trở lên, nghỉ không phép, hoặc nghỉ có phép từ 10 ngày trở lên.
Ba là, thưởng các ngày nghỉ lễ theo chế độ: Hiện tại ở công ty áp dụng thưởng các ngày lễ theo quy định của pháp luật như ngày Giỗ Tổ 10/3, ngày Giải phòng hoàn toàn miền Nam thống nhất đất nước 30/4, ngày Quốc tế lao động 01/5 theo công thức:
Tiền thưởng = Mức tiền lương tham gia bảo hiểm xã hội
26 x số ngày nghỉ lễ thực tế
Tuy nhiên, để hoàn thiện hơn công cụ tiền thưởng, đặc biệt thưởng các ngày lễ theo thì công ty cần tăng cường hơn nữa mức thưởng đối với người lao động, hoặc có thể áp dụng mức thưởng theo công thức trên, tuy nhiên có thể bổ sung thêm tỷ lệ % được hưởng theo tổng lương sản phẩm của tháng liền kề trước tháng có ngày nghỉ, điều đó sẽ góp phần kích thích người lao động làm việc hiệu quả.
hưởng là 3,854,000, tỷ lệ % thưởng lễ được hưởng là 1% lương sản phẩm tháng liền kề trước tháng có ngày nghỉ lễ. Mức thưởng ngày lễ 30/4 công nhân A được hưởng là:
Tiền thưởng = 3,854,000
26 + (1% x 7,000,000) = 218,231 đồng
Ngoài ra, công ty cũng cần tiếp tục hoàn thiện hơn nữa thưởng tết theo lương tháng thứ 13, tỷ lệ % được hưởng ngày càng cao hơn để có thể đáp ứng được nhu cầu của người lao động.
Bốn là, cần đẩy mạnh công tác truyền thông, tuyên truyền về các chế độ tiền thưởng, điều kiện thưởng tới người lao động thông qua hệ thống loa phát thanh, hoặc các công cụ truyền thông nội bộ đối với người lao động. Thông qua việc truyền thông, người lao động sẽ nắm được, hiểu được các điều kiện để được thưởng, mức thưởng và có động lực phấn đấu, nỗ lực làm việc, tăng năng suất hơn. Hiện nay ở công ty đang sử dụng công cụ truyền thông qua hệ thống loa phát thanh, mạng xã hội facebook, zalo và mạng LAN nội bộ, công ty có thể vận dụng để truyền thông một cách hiệu quả, góp phần tạo động lực cho người lao động một cách hiệu quả.
3.2.1.3. Hoàn thiện các chế độ phụ cấp
Các chế độ phụ cấp của công ty khá đa dạng và ổn định, có ảnh hưởng rất lớn tới động lực làm việc của người lao động công ty Cổ phần Thời trang Hà Thanh. Thực tế trong quá trình nghiên cứu, khảo sát thực tiễn vẫn còn 7.5% người lao động tham gia khảo sát cảm thấy chưa hài lòng về các khoản phụ cấp này, công ty cần có những giải pháp để hoàn thiện các chế độ phụ cấp hơn, cụ thể:
Một là, trong quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh công ty cần chú trọng tới điều kiện làm việc của người lao động, các yếu tố tác động đến công việc, ảnh hưởng đến quá trình làm việc, hoàn thiện hơn nữa về quy định chế độ phụ cấp của người lao động, bổ sung các phụ cấp cần thiết đối với từng bộ phận người lao động, đảm bảo công bằng, chính xác để người lao động có thể an tâm làm việc hiệu quả.
Hai là, công ty cần xác định rõ đối tượng được hưởng phụ cấp, ban hành quy định rõ ràng về đối tượng được hưởng phụ cấp, chế độ phụ cấp được hưởng, mức hưởng, …và truyền thông rộng rãi tới người lao động trong công ty được biết để kích thích thêm động lực làm việc cho người lao động.
Ba là, công ty không ngừng hoàn thiện và nâng cao hơn nữa mức phụ cấp đối với người lao động, cụ thể đối với một số loại phụ cấp như phụ cấp nhà ở, phụ cấp độc hại, phụ cấp lưu động, … bởi trong điều kiện nhà máy sản xuất ngành may mặc phải tiếp xúc với rất nhiều các loại vải, bụi bẩn, … ảnh hưởng đến sức khỏe người lao động. Bên cạnh đó, trong sự phát triển của xã hội, giá cả hàng hóa trên thị trường luôn có sự biến đổi không ngừng vì thế mà nguồn phụ cấp có vai trò rất quan trọng đối với cuộc sống
Đối với người lao động tự di chuyển bằng phương tiện cá nhân, công ty cần có