Các nhân tố thuộc về bản thân công việc tại Công ty Cổ phần Thời trang

Một phần của tài liệu Tạo động lực cho người lao động tại công ty cổ phần thời trang hà thanh, tỉnh bắc giang (Trang 69 - 70)

8. Kết cấu của đề tài

2.3.4. Các nhân tố thuộc về bản thân công việc tại Công ty Cổ phần Thời trang

Hà Thanh

2.3.4.1. Tính hấp dẫn của công việc

Công việc tại Công ty Cổ phần Thời trang Hà Thanh chia làm 4 nhóm công việc chính bao gồm nhóm công việc thuộc khối văn phòng như hành chính, nhân sự, kế toán, tạp vụ, bảo vệ, kế toán, …; nhóm công việc thuộc khối quản lý sản xuất như kế hoạch, kỹ thuật, cơ điện; nhóm công việc thuộc khối sản xuất với các công đoạn sản xuất sản phẩm thời trang, may mặc, … và khối chất lượng với các công việc kiểm hàng, bảo đảm chất lượng sản phẩm. Mỗi nhóm công việc đều có các đặc điểm khác nhau, có tính chất khác nhau, đòi hỏi yêu cầu khác nhau vì thế mà việc tạo động lực cho người lao động cũng khác nhau.

Công việc hấp dẫn, người lao động sẽ cảm thấy hứng thú khi làm việc, cảm thấy yêu mến công việc hơn, động lực làm việc được tốt hơn. Các công việc có tính hấp dẫn càng cao thì tạo động lực cho người lao động càng thuận lợi và ngược lại với những công việc có tính hấp dẫn thấp thì việc tạo động lực cho người lao động cũng gặp những khó khăn hơn.

2.3.4.2. Các kỹ năng nghề nghiệp cần thiết

Đối với mỗi công việc tại công ty cổ phần thời trang Hà Thanh thì cần các kỹ năng khác nhau. Như bộ phận văn phòng cần các kỹ năng về tin học, ngoại ngữ, làm việc nhóm, tổ chức sự kiện, … Các bộ phận kỹ thuật, kế hoạch, cơ điện cần các kỹ năng về chuyên môn nghiệp vụ, … bộ phận chất lượng cần các kỹ năng về công nghệ may, … và để thực hiện được công việc người lao động cần phải đáp ứng đầy đủ các kỹ năng đó mới có thể thực hiện được công việc. Công ty cổ phần Thời trang Hà Thanh thông qua việc đào tạo, nâng cao các kiến thức, kỹ năng cho người lao động có thể góp phần tạo động lực cho người lao động.

2.3.4.3. Mức độ chuyên môn hóa trong công việc

Tại Công ty Cổ phần Thời trang Hà Thanh mỗi người lao động, mỗi bộ phận có các chức năng nhiệm vụ khác nhau, chính vì thế khi được bố trí, sắp xếp công việc công ty đã bố trí theo chuyên môn, năng lực của người lao động theo hướng chuyên môn hóa. Chuyên môn hóa trong công việc sẽ góp phần tạo động lực làm việc cho người lao động, người lao động sẽ được thực hiện công việc của mình một cách thường xuyên, chủ động nắm bắt công việc, nâng cao năng suất, hiệu quả công việc của mình.

Tuy nhiên bên cạnh đó việc chuyên môn hóa công việc cũng có nguy cơ gây nhàm chán đối với công việc, điều đó đòi hỏi tạo động lực cho người lao động phải bám sát vào thực tế để có thể điều chỉnh hoạt động, sử dụng công cụ tạo động lực cho người lao động một cách hiệu quả nhất.

2.3.4.4. Mức độ hao phí về trí lực

Đối với công việc có mức độ phức tạp, đòi hỏi sự hao phí về trí lực cao cần phải có các chế độ đãi ngộ, lương, thưởng, phụ cấp, … tương xứng với mức độ hao phí về trí lực để người lao động có thể làm việc được tốt hơn. Khi tạo động lực cho người lao động cần căn cứ vào mức độ hao phí về trí lực để có thể xây dựng các công cụ tạo động lực cho người lao động một cách phù hợp.

2.4. Các tiêu chí đánh giá hiệu quả công tác tạo động lực cho người lao động tại Công ty Cổ phần Thời trang Hà Thanh, tỉnh Bắc Giang

Một phần của tài liệu Tạo động lực cho người lao động tại công ty cổ phần thời trang hà thanh, tỉnh bắc giang (Trang 69 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)