Nguyên nhân của những hạn chế

Một phần của tài liệu Tạo động lực cho người lao động tại công ty cổ phần thời trang hà thanh, tỉnh bắc giang (Trang 76 - 78)

8. Kết cấu của đề tài

2.5.3. Nguyên nhân của những hạn chế

Một là, do cán bộ quản lý việc kê sản lượng, cán bộ điều độ và ý thức của người lao động chưa cao, công nhân chưa trung thực, người quản lý thì chưa bám sát quá trình làm việc của người lao động, cụ thể là tổ trưởng là người trực tiếp kê sản lượng, bám sát quá trình làm việc của người lao động. Chính vì thế dẫn đến việc kê sản lượng chưa chính xác dẫn đến người lao động không có động lực làm việc.

Hai là, quy chế lương, thưởng và chế độ của người lao động đã được xây dựng, tuy nhiên chưa bám sát vào tình hình thực tiễn của người lao động, chưa cụ thể rõ ràng từng bậc, từng vị trí gây ảnh hưởng không tốt tới người lao động. Đồng thời, quy chế lương thưởng này cũng chưa được phổ biến tới người lao động để người lao động có thêm động lực làm việc.

Ba là, các hoạt động về phân tích công việc, định mức lao động ở công ty Cổ phần thời trang Hà Thanh chưa được chú trọng mà chủ yếu được thực hiện dựa theo phương pháp kinh nghiệm, chính vì thế các sản phẩm của phân tích công việc chưa đầy đủ, định mức lao động chưa sát do phụ thuộc vào trình độ của cán bộ định mức nên gây áp lực đối với công nhân, động lực làm việc người lao động bị ảnh hưởng.

Bốn là, do trình độ, năng lực của bộ phận cán bộ quản lý vẫn còn những hạn chế, một số cán bộ quản lý chưa được đào tạo qua các trường, lớp mà do kinh nghiệm công tác được đề bạt lên nên phương pháp quản lý chưa thực sự linh hoạt, ảnh hưởng rất lớn tới tâm lý người lao động. Mặt khác, do hình thức trả lương theo sản phẩm nên bộ phận cán bộ, quản lý cũng cố tình gây áp lực về sản lượng đối với công nhân để có thể có thu nhập cao hơn mà không quan tâm đến quá trình làm việc của công nhân.

Năm là, do sự tác động của các nhân tố môi trường cả bên trong và bên ngoài cũng như bản thân người lao động và bản thân công việc tới hoạt động sản xuất của công ty làm cho công tác tạo động lực cho người lao động bị ảnh hưởng.

Tiểu kết Chương 2

Trong chương 2 tác giả đã giới thiệu khái quát về công ty Cổ phần Thời trang Hà Thanh, tỉnh Bắc Giang và nghiên cứu thực trạng tạo động lực cho người lao động tại công ty. Tác giả đã nghiên cứu về mục tiêu tạo động lực cho người lao động của công ty và xác định nhu cầu của người lao động đang làm việc tại công ty, bên cạnh đó tác giả nghiên cứu các nội dung tạo động lực cho người lao động thông qua các yếu tố vật chất và tinh thần và điều tra, khảo sát mức độ hài lòng của người lao động về các nội dung đó. Nhìn chung các nội dung về kích thích động lực làm việc cho người lao động của công ty tương đối tốt và có nhiều điểm mới. Tuy nhiên công tác tạo động lực làm việc cho người lao động tại công ty Cổ phần Thời trang Hà Thanh cũng chịu sự tác động

thân người lao động và bản thân công việc. Tác giả cũng đánh giá hiệu quả tạo động lực cho người lao động tại công ty thông qua các yếu tố về kết quả thực hiện công việc, thái độ làm việc, ý thức chấp hành kỷ luật, lòng trung thành và mức độ hài lòng với công ty. Từ những nội dung đó tác giả đã đánh giá ưu nhược điểm của công tác tạo động lực cho người lao động của công ty và đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác tạo động lực cho người lao động ở chương 3.

Chương 3.

MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KHUYẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC TẠO ĐỘNG LỰC CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY

Một phần của tài liệu Tạo động lực cho người lao động tại công ty cổ phần thời trang hà thanh, tỉnh bắc giang (Trang 76 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)