8. Kết cấu của đề tài
3.3.1. Đối với Nhà nước
Để công tác tạo động lực cho người lao động tại công ty cổ phần Thời trang Hà Thanh ngày càng hoàn thiện và phát huy được hiệu quả của mình cần có vai trò tác động của Nhà nước, cụ thể Nhà nước cần:
Tiếp tục xây dựng, bổ sung và hoàn thiện các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp phù hợp với bối cảnh, tình hình thực tiễn, tạo điều kiện để doanh nghiệp phát triển ổn định, góp phần bảo đảm thu nhập cho người lao động, tạo động lực làm việc cho người lao động. Trong mỗi giai đoạn khác nhau với những điều kiện, hoàn cảnh khác nhau Nhà nước cần ban hành các chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp kịp thời, phù hợp, ví dụ như trong tình hình dịch bệnh Covid-19 như hiện nay, Nhà nước ban hành các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, các chính sách vay vốn giúp các doanh nghiệp vượt qua khó khăn, … với những chính sách đó của Nhà nước thì doanh nghiệp sẽ có điều kiện để phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, bảo đảm doanh thu, ổn định thu nhập cho người lao động.
Nhà nước cũng cần xây dựng, bổ sung, hoàn thiện và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật quy định về đãi ngộ đối với người lao động, phúc lợi của người lao động,
các doanh nghiệp có thể áp dụng một cách chính xác, đồng thời thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước của cơ quan, tổ chức mình góp phần bảo đảm quyền lợi cho người lao động.
Đối với Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một cơ quan thực hiện quyền lập pháp, cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân. Để thực hiện, xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định thì các Điều khoản quy định rất cần được bám sát thực tế, có như vậy mới đáp ứng được nhu cầu, nguyện vọng, của người sử dụng lao động và người sử dụng lao động. Trong các kỳ họp Quốc hội sẽ tổng kết được nhiều hơn nữa những vấn đề trong việc xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định để Luật sẽ ngày càng được bổ sung, hoàn thiện một cách công bằng, bình đẳng nhất nhằm tạo mối quan hệ lao động bền vững.
Đối với cơ quan quản lý nhà nước về lao động cần tăng cường quản lý nhà nước về quan hệ lao động; thực hiện có hiệu quả các chính sách hỗ trợ xây dựng quan hệ lao động, chỉ đạo các cấp công đoàn chủ động phối hợp với cơ quan, tổ chức liên quan tiếp tục triển khai có hiệu quả các chính sách chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động, triển khai xây dựng các thiết chế công đoàn và thực hiện tốt các hoạt động chăm lo đời sống của người lao động. tham gia các cuộc thanh tra, kiểm tra về lao động, bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật để đảm bảo quyền, nghĩa vụ của người lao động và phía người sử dụng lao động.
Thường xuyên tiến hành thanh tra, kiểm tra về lao động. Các cơ quan quản lý nhà nước cần đổi mới nội dung và hình thức thanh tra, kiểm tra về lao động, đồng thời nâng cao ý thức tuân thủ và chấp hành pháp luật, giảm thiểu các tranh chấp trong quan hệ lao động, xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ. Xử lý nghiêm minh các vi phạm liên quan đến lao động và quyền lợi hợp pháp của người lao động. Nâng cao hiệu quả hoạt động của Hội đồng Tiền lương quốc gia và Ủy ban Quan hệ lao động để thực hiện tốt hơn chức năng tư vấn cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về mức lương tối thiểu và xây dựng quan hệ lao động trong doanh nghiệp. Quản lý chặt chẽ tổ chức đại diện người lao động từ việc thành lập, hoạt động, bảo đảm thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ, tôn chỉ mục đích theo quy định của pháp luật.
Đối với Tổng liên đoàn lao động Việt Nam cần tăng cường hơn nữa, nâng cao hiệu quả của tổ chức công đoàn nhằm bảo vệ quyền lợi cho người lao động. Cần làm tốt công tác tuyên truyền, phổ biến về các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp Luật của Nhà nước về lao động để người lao động có thể nắm được các nội dung để có thể bảo vệ quyền lợi của mình. Vận dụng tốt các công cụ truyền thông nội bộ tại doanh nghiệp, truyền thông qua mạng xã hội, ứng dụng internet, … Bên cạnh đó, cần chú trọng tới việc
kết nối với tổ chức đại diện bảo vệ người lao động tại doanh nghiệp để có thể thực hiện các chương trình hỗ trợ, bảo vệ người lao động một cách tốt nhất.
Đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế, thúc đẩy doanh nghiệp Việt Nam mở rộng ra thị trường thế giới, bảo đảm phát triển kinh tế, gia tăng thu nhập cho người lao động. Trong bối cảnh như hiện nay, lãnh đạo các cấp cần quan tâm, chỉ đạo và ban hành các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp có thể phát triển, từ đó có điều kiện xây dựng và áp dụng các chế độ đãi ngộ cho người lao động hợp lý, xây dựng thang bảng lương, thưởng, phúc lợi phù hợp cho người lao động.