8. Kết cấu của đề tài
2.2.2. Thực trạng tạo động lực cho người lao động thông qua các yếu tố vật chất
chất tại Công ty Cổ phần Thời trang Hà Thanh
2.2.2.1. Tiền lương
Công ty Cổ phần Thời trang Hà Thanh luôn chú trọng đến việc xây dựng hệ thống tiền lương cho người lao động làm việc tại công ty, cụ thể tiền lương của người lao động được quy định tại “Quy chế lương, thưởng, chế độ người lao động”. Trong quy chế đã đề cập đến một số định nghĩa về tổng tiền lương là “tổng mức lương trả cho người lao động với số ngày làm việc thực tế trên tháng (lương sản phẩm làm được hoặc lương thời gian bao gồm cả thưởng chuyên cần, tăng ca, phụ cấp, lương hỗ trợ, lương sản
Trong quy chế cũng đã đề cập đến khái niệm lương thời gian “là hình thức trả lương cho người lao động căn cứ vào ngày làm việc thực tế của tháng. Áp dụng cho các bộ phận như: Ban Giám đốc, kế toán, nhân sự, kỹ thuật, kế hoạch, cơ điện, tổ cắt, trưởng các bộ phận”. Lương sản phẩm cũng được định nghĩa “là hình thức trả lương cho người lao động, căn cứ vào số lượng, chất lượng sản phẩm làm ra. Áp dụng cho lao động các bộ phận như công nhân, chuyền may, công nhân là, công nhân KCS, công nhân hoàn thiện, công nhân thời vụ”. [4]
Mức lương cơ bản của Công ty Cổ phần Thời trang Hà Thanh là 3.854.000 đồng (ba triệu tám trăm năm mươi tư nghìn đồng). Hình thức trả lương cho người lao động tại công ty Cổ phần Thời trang Hà Thanh bằng hình thức trả tiền mặt, thời gian trả lương từ ngày 10 đến ngày 15 hàng tháng. Căn cứ vào mức độ hoàn thành công việc thời gian 6 tháng công ty sẽ tổ chức xét duyệt tăng lương 1 lần.
Hệ số trả lương cho các bộ phận được quy định tại Phần II của “Quy chế Lương, thưởng và chế độ người lao động” [Phụ lục 03]. Bên cạnh đó, tiền lương tăng ca, làm thêm giờ được công ty áp dụng theo quy định của Bộ Luật Lao động 2019.
Có thể thấy rằng, công ty đã xây dựng được quy chế quy định về lương, cách thức tính lương cho các bộ phận người lao động của công ty rõ ràng, chi tiết. Việc quy định rõ ràng, cụ thể như vậy sẽ góp phần tạo động lực để người lao động làm việc hiệu quả, tích cực. Qua kết quả tìm hiểu tại công ty, tác giả thu thập được số liệu về tiền lương bình quân của người lao động làm việc tại Công ty Cổ phần Thời trang Hà Thanh tại bảng 2.3.
Bảng 2.3. Tiền lương bình quân của người lao động tại Công ty Cổ phần Thời trang Hà Thanh tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2019-2021
Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm
2019 2020 2021
Tổng quỹ lương Tỷ đồng 56.235 72.368 96.363
Lao động bình quân Người 738 889 1036
Thu nhập bình quân năm Triệu đồng/ người/năm 76.199 81.404 93.014 Thu nhập bình quân tháng Triệu đồng/ người/năm 6.350 6.784 7.751 Nguồn: Phòng Kế toán
Qua bảng 2.3 có thể thấy rằng quỹ lương của công ty Cổ phần Thời trang Hà Thanh liên tục tăng từ năm 2019 đến năm 2021: Năm 2019 quỹ lương của công ty là 56.325 tỷ đồng thì đến năm 2021 quỹ lương đã tăng lên 96.363 tỷ đồng (tăng gần 71.4%
năm. Ở thời điểm năm 2019, bình quân thu nhập của người lao động tại công ty đạt 6.350 triệu đồng/ tháng thì đến năm 2021 thu nhập bình quân của người lao động đã tăng lên 7.751 triệu đồng/tháng. Mức tiền lương bình quân của người lao động được tăng lên qua các năm có thể thấy rằng hoạt động sản xuất, kinh doanh của công ty ngày càng phát triển, năng suất lao động ngày càng được nâng cao. Điều đó cũng có thể thấy rằng, công tác tạo động lực cho người lao động của công ty đã có những hiệu quả nhất định.
Khi tiến hành điều tra bằng bảng hỏi về mức độ hài lòng của người lao động tại công ty Cổ phần Thời trang Hà Thanh về chế độ tiền lương, tác giả thu được kết quả tại biểu đồ 2.1.
Nguồn: Tác giả khảo sát
Biểu đồ 2.1. Mức độ hài lòng của người lao động về chế độ tiền lương
Qua biểu đồ 2.1, có thể thấy có 96/186 người lao động tham gia khảo sát cảm thấy rất hài lòng về chế độ tiền lương của công ty (chiếm tỷ lệ 51.6%), 74/186 người lao động cảm thấy hài lòng (chiếm tỷ lệ 39.8%), tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn 16/186 người lao động cảm thấy chưa hài lòng về chế độ tiền lương (chiếm tỷ 8.6%), mặc dù so với các công ty khác cùng ngành tiền lương của công ty Cổ phần Thời trang Hà Thanh cũng cao hơn và thời gian trả lương luôn chính xác. Điều đó cho thấy rằng, sự chênh lệnh về tiền lương của những người lao động trong công ty khá lớn làm cho họ cảm thấy không hài lòng với mức lương mà họ nhận được.
Như vậy, qua “Quy chế quy định lương, thưởng, chế độ người lao động” của công ty Cổ phần Thời trang Hà Thanh và qua điều tra, khảo sát thực tế tại công ty, tác giả nhận thấy rằng nhìn chung chế độ tiền lương của công ty đối với người lao động tương đối tốt, đáp ứng bảo đảm cơ bản của người lao động, đa phần người lao động cảm thấy hài lòng với mức lương đó, tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn một bộ phận người lao động cảm thấy không hài lòng với tiền lương mà họ nhận được.
Khi được hỏi về nguyên nhân tại sao người lao động chưa hài lòng về tiền lương, công nhân phụ may Nguyễn Thị N cho biết: “Đơn giá tiền lương của công nhân phụ
51.6 % 39.8
% 8.6 %
may chênh lệch rất nhiều so với một số công đoạn ở trên chuyền, trong khi đó chúng tôi cũng phải làm rất nhiều công việc cùng lúc”.
Công nhân may Hoàng Văn H cho rằng: Tiền lương của công nhân may và tổ trưởng chênh lệch rất nhiều, công ty cần xem xét việc tăng lương cho công nhân.
Như vậy có thể thấy nguyên nhân do sự chênh lệch về tiền lương giữa những người lao động với nhau quá lớn khiến họ cảm thấy không hài lòng, điều này ảnh hưởng rất lớn tới động lực làm việc của người lao động.
2.2.2.2. Tiền thưởng
Ngoài tiền lương được nhận, công ty Cổ phần Thời trang Hà Thanh đã chú trọng tới chế độ tiền thưởng của người lao động. Tiền thưởng được thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau, trong quy chế lương, thưởng của công ty Cổ phần Thời trang Hà Thanh. Các khoản tiền thưởng tại công ty bao gồm: Thưởng cần, thưởng chuyên, thưởng tết theo lương tháng thứ 13, thưởng bộ phận, thưởng cá nhân xuất sắc, … và nhiều hình thức thưởng khác. Nội dung tiền thưởng được quy định tại Phần IV, quy chế lương thưởng và chế độ người lao động tại Công ty, cụ thể:
Trước hết là thưởng cần:
* Thưởng cần các bộ phận: Ban Giám đốc, cơ điện, kế hoạch, kỹ thuật, hành chính nhân sự, kế toán, thủ quỹ, trưởng các bộ phận, 113, cụm trưởng
Loại Mức hưởng Nội dung
A 8000 đồng/ngày Không mắc lỗi
B 4000 đồng/ngày
Nghỉ 1 ngày có phép trở lên (tính cộng dồn 2 giấy nghỉ nửa ngày = 1 giấy phép), bị lập biên
bản, ra cổng từ 3 lần trở lên
C 0 Nghỉ từ 02 ngày trở lên, nghỉ không phép, bị lập biên bản các lỗi nặng
* Thưởng các bộ phận còn lại:
Cách tính: Cần = Tổng TLSP x % được hưởng
Loại Mức hưởng Nội dung
A 10% Không mắc lỗi
B 5%
Nghỉ 1 ngày có phép trở lên (tính cộng dồn 2 giấy nghỉ nửa ngày = 1 giấy phép), bị lập biên
bản, ra cổng từ 3 lần trở lên
C 0 Nghỉ từ 02 ngày trở lên, nghỉ không phép, bị lập biên bản các lỗi nặng
* Thưởng chuyên các bộ phận: Ban giám đốc, cơ điện, kế hoạch, kỹ thuật, hành chính nhân sự, kế toán, thủ quỹ, trưởng các bộ phận
Loại Mức hưởng Nội dung
A 30% Không mắc lỗi
B 20% Nghỉ từ 04 ngày trở lên, bị mắc lỗi trong quá trình làm việc
C 10% Lỗi nặng, nghỉ từ 10 ngày trở lên
* Thưởng chuyên đối với bộ phận 113, cụm trưởng
Loại Mức hưởng Nội dung
A 20% Không mắc lỗi
B 10% Nghỉ từ 04 ngày trở lên, bị mắc lỗi trong quá trình làm việc
C 0% Lỗi nặng, nghỉ từ 10 ngày trở lên
* Các bộ phận còn lại:
Loại Mức hưởng Nội dung
A 10% Không mắc lỗi
B 5% Nghỉ từ 04 ngày trở lên, bị mắc lỗi trong quá trình làm việc
C 0% Lỗi nặng bị lập biên bản, nghỉ từ 10 ngày trở lên, nghỉ không phép
Bên cạnh đó, tại công ty Cổ phần thời trang Hà Thanh còn áp dụng thưởng các ngày lễ nghỉ chế độ như Giỗ Tổ 10/3, ngày Giải phóng hoàn toàn miền Nam thống nhất đất nước 30/4, ngày Quốc tế lao động 01/5, ngày quốc khánh 02/9, … áp dụng cho toàn thể cán bộ, công nhân viên trong công ty. Tiền thưởng được tính theo công thức:
Tiền thưởng = Mức tiền lương tham gia bảo hiểm xã hội
26 x số ngày nghỉ lễ thực tế
Ngoài ra, công ty còn áp dụng thưởng vượt mức cho các tổ sản xuất vượt mức được giao, thưởng cho cán bộ, công nhân viên xuất sắc, chuyền may xuất sắc theo năm với các mức thưởng khác nhau. Đặc biệt, tiền thưởng tết của người lao động tại công ty Cổ phần Thời trang Hà Thanh được tính theo lương tháng thứ 13, thưởng lương tháng thứ 13 được quy định cho tất cả CBCNV (gồm tất cả những người lao động đang làm việc tại công ty, lao động đang nghỉ chế độ) làm việc từ ngày ngày 01/1 đến ngày 31/12. Tháng lương thứ 13 được tính bằng tổng mức thưởng hàng tháng của cán bộ, công nhân viên tham gia làm việc tại công ty.
Tổng thu nhập của 12 tháng lương sẽ tương ứng với số ngày đi làm đầy đủ hàng tháng của người lao động (Những lao động không được xếp loại cần sẽ không được tính thưởng).
Có thể thấy rằng, các chế độ thưởng của Công ty Cổ phần Thời trang Hà Thanh đối với người lao động khá đa dạng với nhiều hình thức khác nhau, các nội dung thưởng rõ ràng, chi tiết điều đó chứng tỏ công ty đã có quan tâm đến việc động viên, khích lệ cho người lao động để người lao động có thể hoàn thành xuất sắc những nhiệm vụ của mình. Để tìm hiểu rõ hơn về đánh giá của người lao động về chế độ tiền thưởng, tác giả đã thu được kết quả điều tra khảo sát tại biểu đồ 2.2.
Nguồn: Tác giả khảo sát
Biểu đồ 2.2. Mức độ hài lòng của người lao động về chế độ tiền thưởng
Qua biểu đồ 2.2. cho thấy, có 119/186 người lao động tham gia khảo sát cảm thấy hài lòng với chế độ tiền thưởng của công ty (chiếm tỷ lệ 64%), 54/186 người lao động cảm thấy hài lòng. Điều đó cho thấy rằng, chế độ tiền thưởng của công ty Cổ phần Thời trang Hà Thanh đối với người lao động đã tạo được động lực tích cực đối với người lao động, người lao động cảm thấy rất hài lòng và hài lòng tương đối cao, công ty cần tiếp tục duy trì, hoàn thiện và phát huy hơn nữa các chế độ tiền thưởng đối với người lao động. Tuy nhiên bên cạnh đó, qua kết quả điều tra, khảo sát cho thấy vẫn còn 9/186 (chiếm tỷ lệ 4.8%) người lao động tham gia khảo sát cảm thấy chưa hài lòng về chế độ tiền thưởng của công ty, điều đó khẳng định rằng chế độ tiền thưởng vẫn còn một số hạn chế, bất cập, điều đó ảnh hưởng đến động lực làm việc của người lao động.
Để tìm hiểu rõ hơn về lý do tại sao người lao động cảm thấy chưa hài lòng về chế độ tiền thưởng, mặc dù chế độ tiền thưởng của công ty khá cao, đặc biệt là thưởng tết lên đến 11% tổng thu nhập của cả năm, tác giả đã tiến hành phỏng vấn công nhân đang làm việc tại nhà máy sản xuất của công ty:
Công nhân may Nguyễn Văn T nói: Các chế độ tiền thưởng của công ty khá cao, tuy nhiên điều kiện để hưởng chế độ thưởng khá khắt khe, nhiều khi có lý do chính đáng nghỉ phép nhưng cũng bị đánh giá và trừ vào tiền thưởng.
64 % 31.2
% 4.8 %
Công nhân là Trương Thị H cho rằng: Điều kiện hưởng chế độ tiền thưởng khá rõ ràng, nhưng công ty cần xem lại điều kiện hưởng cả thưởng cần và chuyên để người lao động yên tâm sản xuất hơn.
Tóm lại, qua kết quả điều tra khảo sát, phỏng vấn và tìm hiểu thực tiễn về chế độ tiền thưởng của Công ty Cổ phần Thời trang Hà Thanh, tỉnh Bắc Giang tác giả nhận thấy rằng việc tạo động lực cho người lao động qua công cụ tiền thưởng khá tốt, người lao động cảm thấy rất hài lòng và hài lòng chiếm tỷ lệ rất cao, tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn tỷ lệ người lao động cảm thấy chưa hài lòng về chế độ thưởng và cho rằng điều kiện để hưởng chế độ tiền thưởng của công ty khá khắt khe, chưa thực sự linh hoạt. Điều đó ảnh hưởng đến động lực làm việc của một bộ phận người lao động, công ty cũng cần xem xét lại nội dung này.
2.2.2.3. Phụ cấp
Ngoài việc tạo động lực cho người lao động thông qua công cụ tiền lương, tiền thưởng thì công ty Cổ phần Thời trang Hà Thanh cũng chú trọng tới các chế độ phụ cấp cho người lao động. Hiện tại ở công ty đang áp dụng các chế độ phụ cấp xăng xe, phụ cấp điện thoại, phụ cấp độc hại, phụ cấp lưu động, phụ cấp nhà ở và các khoản phụ cấp khác, cụ thể:
- Phụ cấp xăng xe đi lại đối với người lao động thường xuyên di chuyển là 300.000 đồng/người/ tháng hoặc có thể sử dụng xe đưa đón công nhân của công ty sẽ không được hưởng phụ cấp xăng xe.
- Phụ cấp điện thoại đối với cán bộ, quản lý và nhân viên văn phòng giao động từ 200.000 đến 500.000 đồng/người/tháng
- Phụ cấp độc hại, nguy hiểm áp dụng đối với người lao động làm việc trong môi trường độc hại, nguy hiểm được hưởng hệ số phụ cấp độc hại nguy hiểm là 0.3, phụ cấp được tính theo công thức:
PCĐộc hại, nguy hiểm = 3.854.0000 x 0.3 x Số ngày LVTT trongđiều kiện độc hại,nguy hiểm trong tháng
26
- Phụ cấp lưu động ở công ty cũng được áp dụng đối với người lao động di chuyển đi công tác và thực hiện các nhiệm vụ khác ở môi trường khác ngoài công ty, hệ số phụ cấp lưu động của công ty được hưởng là 0.2, cụ thể được tính theo công thức:
PCLưu động = 3.854.0000 x 0.2 x Số ngày thực tế lưu động trong tháng
26
- Phụ cấp nhà ở: Đối với người lao động ở xa thì công ty có mức hỗ trợ nhà ở 300.000 đồng/tháng hoặc người lao động có thể ở kí túc xá của công ty.
Bên cạnh đó, các khoản phụ cấp trách nhiệm, phụ cấp chức vụ, phụ cấp làm thêm giờ, … và các khoản phụ cấp khác của công ty cũng được thực hiện theo quy định của
Các khoản phụ cấp đã bù đắp hao phí cho người lao động mà các chế độ tiền lương chưa thể hiện đầy đủ. Các khoản phụ cấp có vai trò quan trọng trong việc tạo động lực cho người lao động, với các khoản phụ cấp này sẽ góp phần khuyến khích người lao động làm việc hiệu quả hơn, nâng cao năng suất, bảo đảm tương xứng với với công việc mà người lao động đảm nhận.
Khi tiến hành khảo sát về mức độ hài lòng đối với các khoản phụ cấp của công ty Cổ phần Thời trang Hà Thanh, tác giả thu được kết quả tại biểu đồ 2.3.
Nguồn: Tác giả khảo sát
Biểu đồ 2.3. Mức độ hài lòng của người lao động về chế độ phụ cấp
Biểu đồ 2.3 cho thấy, có 92/186 người lao động tham gia điều tra, khảo sát cảm thấy rất hài lòng về chế độ phụ cấp của công ty (chiếm tỷ lệ 49.5%); 80/186 người lao động cảm thấy hài lòng (chiếm tỷ lệ 43%). Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn 14/186 người