Quản lý nội dung hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CHĂM SÓC, NUÔI DƯỠNG TRẺ TẠI CÁC TRƯỜNG MẦM NON CÔNG LẬP HUYỆN BA TƠ TỈNH QUẢNG NGÃI (Trang 34)

8. Cấu trúc đề tài

1.4.2. Quản lý nội dung hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ

Xây dựng nội dung quản lý hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ tại các trường mầm non là để quản lý, triển khai thực hiện tốt hoạt động chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ.

Quản lý về xây dựng nhu cầu dinh dưỡng cho trẻ mầm non đảm bảo về:

Nhu cầu về chất đạm (protein), nhu cầu chất béo, nhu cầu vềđường bột (glucid), nhu cầu về chất khoáng, nhu cầu về vitamin.

Quản lý thực hiện chăm sóc và chếđộăn của trẻ mầm non.

Quản lý xây dựng và tổ chức bữa ăn học đường cho trẻ mầm non. Quản lý tổ chức chăm sóc bữa ăn cho trẻ.

- Quản lý hoạt động chăm sóc dinh dưỡng trẻ:

+ Thực hiện nghiêm túc quy trình chế biến thức ăn theo nguyên tắc một chiều; + Tổ chức bồi dưỡng kiến thức chăm sóc, nuôi dưỡng trẻcho đội ngũ cô nuôi, giáo viên;

+ Lựa chọn thực phẩm, xây dựng thực đơn đảm bảo chất lượng tốt cho sự phát triển của trẻ;

+ Quản lý thực hiện tính khẩu phần ăn hàng ngày đảm bảo đủ năng lượng và các chất dinh dưỡng cần thiết, hợp lý, cân đối trên phần mềm dinh dưỡng;

+ Quản lý thực hiện tốt vệ sinh an toàn thực phẩm: Ký cam kết mua thực phẩm an toàn với các nhà cung cấp có hợp đồng trách nhiệm rõ ràng và có xác nhận của địa phương, các khâu chế biến đúng quy trình, thường xuyên lưu mẫu thực phẩm theo quy định. Dụng cụ chế biến, ăn uống, phân chia được vệ sinh hàng ngày, khử trùng sạch sẽ. + Quản lý việc chăm sóc tốt bữa ăn cho trẻ và cho trẻ uống nước đầy đủ, đặc biệt là trong mùa hè, mùa đông cho trẻ uống nước ấm.

+ Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng nâng cao tay nghềcho nhân viên nuôi dưỡng, phân công nhiệm vụ cho các bộ phận giám sát công tác nuôi dưỡng trong nhà trường, kết hợp với y tế học đường thường xuyên kiểm tra chất lượng nuôi dưỡng, kịp thời uốn

nắn khắc phục thiếu sót.

+ Thường xuyên rút kinh nghiệm, cải tiến cách chế biến món ăn cho trẻ.

- Các điều kiện hỗ trợ: Bếp ăn phải đảm bảo theo quy trình một chiều, có đủ trang thiết bị phục vụ sơ chế, chế biến, phân phối. Đồ dùng phục vụ chăm sóc dinh dưỡng phải đầy đủ, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Chế độ chính sách cho nhân viên nấu ăn phải đảm bảo chếđộ lương và bảo hiểm

- Công tác phối hợp:

+ Phối hợp với các cơ quan chức năng quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm đểtư vấn hướng dẫn về chếđộdinh dưỡng và an toàn thực phẩm cho trẻ.

+ Phối hợp với cha mẹ học sinh để huy động nguồn tài chính nhằm nâng cao chất lượng bữa ăn đảm bảo chếđộ dinh dưỡng cho trẻ.

1.4.3. Quản lý các hình thức, phương pháp chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ

a. Chăm sóc giấc ngủ trẻ tại các trường mầm non

Các hình thức, phương pháp chăm sóc giấc ngủ của trẻ tại các trường mầm non được giáo viên xây dựng trong kế hoạch hoạt động một ngày theo từng độ tuổi của trẻ tại các lớp. Trên cơ sở kế hoạch hoạt động một ngày giáo viên tổ chức chăm sóc giấc ngủ cho trẻđảm bảo theo quy định.

Quản lý hình thức, phương pháp chăm sóc giấc ngủ cho trẻ tại trường mầm non thông qua:

Kế hoạch tổ chức chăm sóc giấc ngủ của trẻ, công tác chuẩn bị trước khi trẻ ngủ, khi trẻ ngủ, sau khi trẻ ngủ dậy phải được tổ chức đảm bảo theo nội dung hoạt động và thời gian tiến hành. Chuẩn bị đầy đủ chỗ ngủ, đồ dùng phục vụ giờ ngủ cho trẻ. Trong thời gian tiến hành chăm sóc giấc ngủ cho trẻ giáo viên là người tổ chức hoạt động từ đầu cho đến khi trẻ ngủ dậy, trong suốt thời gian tổ chức chăm sóc giấc ngủ cho trẻgiáo viên thường xuyên theo dõi trẻ.

Kiểm tra đánh giá kế hoạch tổ chức hoạt động chăm sóc giấc ngủ của giáo viên, dự hoạt động tổ chức chăm sóc giấc ngủ cho trẻ của giáo viên để đánh giá kết quả truyền đạt kiến thức, kỹnăng cho trẻ, kiểm tra các điều kiện hỗ trợ phục vụ hoạt động.

b. Chăm sóc vệ sinh trẻ tại các trường mầm non

Giáo viên xậy dựng kế hoạch hoạt động một ngày tại lớp để thực hiện hoạt động chăm sóc vệ sinh trẻ. Thông qua kế hoạch để xây dựng cho trẻ thói quen trong sinh hoạt hằng ngày tức là đã thỏa mãn một phần nhu cầu sinh hoạt của trẻ đó là điều kiện cần thiết cho sự phát triển tâm lý của trẻ.

Quản lý các hình thức, phương pháp chăm sóc vệ sinh trẻ tại các trường mầm non thông qua kế hoạch hoạt động một ngày, giáo viên tổ chức cho trẻ vệ sinh cá nhân sau khi tham gia hoạt động chơi, trước và sau khi tổ chức hoạt động ăn, sau khi ngủ

dậy, khi đi vệ sinh. Mua sắm đồ dùng phục vụ vệ sinh cho cô và trẻ để tạo điều kiện cho cô và trẻ thực hiện thường xuyên những quy định về vệ sinh.

Tăng cường kiểm tra việc thực hiện hoạt động chăm sóc vệ sinh cho trẻ, kiểm tra về thời gian, hình thức, phương pháp, nội dung thực hiện.

Chẳng hạn: Hoạt động vệsinh trước khi ăn, tiến hành trong 30 phút, cho các việc từng nhóm cất dần đồchơi, lần lượt đi rửa tay, từng trẻ rửa tay dưới vòi nước sạch.

c. Chăm sóc sức khỏe và bảo đảm an toàn cho trẻ tại các trường mầm non

Xây dựng kế hoạch chăm sóc sức khỏe, bảo vệ an toàn và phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ. Xây dựng kế hoạch là một trong các nhiệm vụcơ bản của quản lý bảo vệ an toàn, phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻtrong các trường mầm non.

Triển khai thực hiện quản lý về sức khỏe và các vấn đề liên quan đến sức khỏe, quản lý sức khỏe của trẻ, về phòng bệnh, đảm bảo an toàn cho trẻ, về nguồn lực (con người, cơ sở vật chất, thông tin, kinh phí). Quản lý chặt chẽcông tác đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ bằng nhiều phương pháp tích cực, phù hợp như: Nâng cao tinh thần trách nhiệm đối với giáo viên trong quá trình chăm sóc giáo dục trẻ; Quản lý chặt chẽ trong mọi hoạt động; Tổ chức cho giáo viên học tập, nắm vững quy chế bảo vệ an toàn tuyệt đối cho trẻ và cam kết thực hiện; Quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, đảm bảo yêu cầu an toàn, bổ sung sửa chữa kịp thời khi hư hỏng; Kiểm tra việc thực hiện các biện pháp phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ của giáo viên ở từng lớp.

Thực hiện kiểm tra, giám sát: Giám sát đóng vai trò rất quan trọng trong công tác quản lý chăm sóc sức khỏe, bảo vệ an toàn cho trẻtrong các trường mầm non.

Đối tượng của giám sát việc chăm sóc sức khỏe, bảo vệ an toàn, phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ là con người gồm ban giám hiệu nhà trường, giáo viên, nhân viên, phụ huynh. Việc giám sát sẽ giúp đánh giá được giáo viên mầm non và các cá nhân liên quan đến việc chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ thực hiện công việc của họ trong việc bảo vệ, phòng tránh tai nạn cho trẻnhư thế nào. Từđó có giải pháp cụ thể giúp họ làm việc tốt hơn. Quản lý chăm sóc sức khỏe bảo vệ toàn cho trẻ sẽkhông đem lại kết quả nếu không coi trọng công tác giám sát. Giám sát nhà trường đảm bảo về an toàn cho trẻ, đào tạo chứng chỉ của giáo viên, bảo mẫu về giáo dục mầm non, cơ sở vật chất, trang thiết bị phải đảm bảo an toàn trong chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ. Thông qua giám sát các trường mầm non sẽđáp ứng được yêu cầu chăm sóc và đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ. Kiểm tra công tác sức khỏe thông qua hồ sơ theo dõi cân đo, khám sức khỏe, hồsơ y tế, theo dõi sức khỏe.

d. Phối hợp với gia đình, xã hội trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ mầm non

Việc chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ mầm non được chia sẻ trách nhiệm giữa gia đình, các nhà giáo dục và cộng đồng. Trường mầm non chia sẻ trách nhiệm với gia

đình, cộng đồng đểthúc đẩy và tạo điều kiện tối ưu cho việc chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ. Để góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng trẻở trường mầm non, nhà trường tạo điều kiện đểgia đình phối hợp thực hiện một số nội dung sau: Theo dõi sức khoẻ của trẻtheo định kỳ, phòng chống suy đinh dưỡng và béo phì cho trẻ, đóng góp tiền ăn và các hiện vật theo yêu cầu của nhà trường, tạo môi trường an toàn về tình cảm đối với trẻ, tham gia lao động vệ sinh trường lớp trồng cây xanh tạo bóng mát xung quanh sân trường,…

Tuyên truyền phổ biến kiến thức khoa học nuôi dạy trẻ cho cha mẹ và cộng đồng, thực hiện phòng bệnh, khám sức khỏe định kỳ cho trẻ em trong nhà trường.

Ngoài ra cần phối hợp với trung tâm y tế để thực hiện khám sức khỏe định kỳ cho trẻ, phòng chống dịch bệnh.

1.4.4. Quản lý các điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ

Huy động mọi nguồn lực đầu tư vềcơ sở vật chất để thực hiện kế hoạch chăm sóc, nuôi dưỡng.

Làm tốt công tác tham mưu với lãnh đạo địa phương nhằm tăng cường sự chỉ đạo, với các tổ chức, cá nhân góp phần tạo thêm nguồn lực để phát triển nhà trường.

Huy động các nguồn lực của cộng đồng chăm lo cho sự nghiệp giáo dục mầm non; góp phần xây dựng cơ sở vật chất; xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, an toàn; tạo điều kiện để nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ em.

1.4.5. Kiểm tra, đánh giá hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ

Kiểm tra là theo dõi, xem xét, phân tích và đánh giá sự diễn biến và kết quả, phát hiện sai lầm để chỉnh sửa, tìm biện pháp khích lệ và giúp đỡ đối tượng hoàn thành nhiệm vụ. Đối với hoạt động quản lý giáo dục, kiểm tra là chức năng thiết yếu. Kiểm tra giữ vai trò liên hệngược để giúp cho công tác quản lý đạt tối ưu.

Kiểm tra đánh giá thường xuyên để rút kinh nghiệm và cải tiến công tác quản lý nhà trường, để nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ theo mục tiêu kế hoạch đào tạo là nhiệm vụ chủ yếu của người quản lý trong nhà trường.

Kiểm tra đánh giá trong trường Mầm non là chức năng duy trì chất lượng cao trong hoạt động chăm sóc giáo dụctrẻ.

Trong quá trình kiểm tra đánh giá, người quản lý phải kiểm tra mức độ đạt chuẩn và những công việc duy trì chất lượng cao ở từng bộ phận tại đơn vị. Đến với từng bộ phận hằng ngày sẽ đem lại những thông tin về mức độ đạt chuẩn đánh giá theo quy định chung trong Điều lệ truờng mầm non hoặc quy chế, nội quy và những chuẩn đánh giá quy định trong nội bộ nhà truờng để duy trì chất lượng cao trong việc tổ chức các hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng cho trẻtại nhà trường.

Để hướng dẫn tập thể nhà trường giữ vững các hoạt động chất lượng cần phải có kỹ năng truyền đạt. Căng thẳng sẽ giảm đi khi từng thành viên trong nhà trường cảm nhận được sự tôn trọng, chia sẻ của người quản lý. Người quản lý phải thật “Chí công vô tư” khi đánh giá các công việc hay vấn đề. Tính cách ôn hoà, điềm tĩnh của người quản lý khi giải quyết các vấn đề, một thái độ bình tĩnh tìm kiếm thông tin trước khi hành động là một phần không thể thiếu của công tác quản lý. Người Hiệu trưởng cũng nên được đánh giá như các thành viên khác trong nhà trường về công tác và trách nhiệm đã được giao phó.

Ngược lại, bản thân người hiệu trưởng cũng phải tự nghiêm khắc trong đánh giá bản thân mình, và lắng nghe những nhận xét đánh giá của đồng nhiệp về mình, dám nhìn nhận ra những thiếu sót của mình để sửa lỗi và là tấm gương sáng trước tập thể. Có như vậy, mới có được sự tin yêu từ đồng nghiệp và nhân viên cấpdưới.

1.5. Những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ trong trường mầm non

1.5.1. Những yếu tố khách quan

- Trình độ, năng lực chuyên môn và nhận thức về tầm quan trọng của công tác quản lý và thực hiện hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng của cán bộ phòng giáo dục và đào tạo; cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên trường mầm non.

- Sự biến động phức tạp của bệnh dịch, giá cả thực phẩm trên thịtrường

- Sự quan tâm của các cấp ủy Đảng, chính quyền: Có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quảcông tác tham mưu của các cấp, các trường mầm non trong việc huy động số lượng trẻ ra lớp, tăng tỷ lệ trẻđược ăn bán trú tại trường và xây dựng cơ sở vật chất, đầu tư trang thiết bị phục vụ công tác chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ, là những điều kiện thuận lợi để quản lý công tác chăm sóc, nuôi dưỡng trẻđạt hiệu quả.

- Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ công tác chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ: Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ công tác chăm sóc, nuôi dưỡng là một trong hai yếu tố quan trọng nhất góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ.

- Cơ sở vật chất xuống cấp, các trang thiết bị như bếp ga công nghiệp, tủ hấp cơm, tủ lạnh, nồi xoong, bát thìa, chăn ga, gối, giường, nguồn nước sạch, thiết bị vệ sinh,... thiếu hoặc không hiện đại chắc chắn sẽảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả công tác chăm sóc, nuôi dưỡng, thậm chí là không an toàn và đảm bảo vệ sinh cho trẻ. Cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng đầy đủ, hiện đại và phù hợp giúp giáo viên, nhân viên và trẻthao tác được dễ dàng, đảm bảo an toàn, vệ sinh. Đồng thời, khi có đủ đồ dùng trang thiết bị cá nhân cho trẻ, sẽ giúp trẻ thực hiện các thao tác vệ sinh cá nhân đúng cách, qua đó trẻ học được cách sử dụng đồ dùng, trang thiết bị dẫn đến việc quản lý chỉđạo công tác chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ thuận lợi hơn.

Ngoài ra, những yếu tố như: Nhận thức của giáo viên về chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ; Kỹnăng nghiệp vụ của giáo viên mầm non; Các điều kiện hỗ trợ hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ; Phương pháp kiểm tra, đánh giá; Hoạt động phối hợp các lực lượng xã hội cũng có ảnh hưởng và tác động đến việc quản lý hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trong các trường mầm non.

Công tác xã hội hóa giáo dục là một trong những hoạt động cần thiết đối với các nhà trường nói chung đặc biệt đối với giáo dục mầm non do đặc thù của ngành học. Việc huy động các nguồn lực từ Trung ương đến địa phương và đến từng phụ huynh. Theo tinh thần tất cả vì học sinh thân yêu và học sinh như búp trên cành. Trẻ lứa tuổi mầm non, trạng tháicơ thể của trẻ còn non nớt chưa ổn định, các cơ quan đang dần hoàn thiện, vì vậy cần phải có sự hỗ trợ, chăm sóc, nuôi dạy trẻ một cách khoa học, hợp lý. Nhưng thực tế hiện nay, nhìn chung cơ sở vật chất tại các trường mầm non còn gặp nhiều khó khăn, kinh phí nhà nước cấp cho ngành học còn hạn chế. Vì vậy muốn xây dựng tốt phong trào thi đua đạt hiệu quả, nhà trường cần phải làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục.

1.5.2. Những yếu tố chủ quan

Sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương có ảnh hưởng rất lớn tới công tác chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ. Việc cho trẻ ăn ngủ tại trường mầm non và mức đóng góp tiền ăn do điều kiện kinh tế và nhận thức của mỗi gia đình, của cộng đồng dân cư tại địa phương giữ vai trò quyết định đến chất lượng nuôi dưỡng trẻ trong các trường mầm non.

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CHĂM SÓC, NUÔI DƯỠNG TRẺ TẠI CÁC TRƯỜNG MẦM NON CÔNG LẬP HUYỆN BA TƠ TỈNH QUẢNG NGÃI (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)