Nâng cao năng lực chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ mẫu giáo cho đội ngũ giáo

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CHĂM SÓC, NUÔI DƯỠNG TRẺ TẠI CÁC TRƯỜNG MẦM NON CÔNG LẬP HUYỆN BA TƠ TỈNH QUẢNG NGÃI (Trang 73 - 78)

8. Cấu trúc đề tài

3.2.3. Nâng cao năng lực chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ mẫu giáo cho đội ngũ giáo

giáo viên và nhân viên trong trường mầm nonhuyện Ba Tơ

a. Mục tiêu, ý nghĩa của biện pháp

để thực hiện có hiệu quả hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ. Lựa chọn phương pháp tổ chức hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ cho phép phân tích, sử dụng những phương pháp trong hoạt động phù hợp, bỏ đi những phương pháp hoạt động không phù hợp, đồng thời bổ sung những phương pháp tronghoạt động tốt hơn.

b. Nội dung và cách tổ chức thực hiện hiện pháp

Hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ bao gồm nhiều nội dung chăm sóc như chăm sóc dinh dưỡng, chăm giấc ngủ, chăm sóc vệ sinh, chăm sóc sức khỏe và đảm bảo an toàn cho trẻ. Vì vậy cần bồi dưỡng cho cán bộ, giáo viên,nhân viên nắm vững nội dung này trong quá trình tổ chức hoạt động cho trẻ, chăm sóc nuôi dưỡng là hoạt động không những cung cấp về kiến thức cho trẻ mà còn cung cấp kỹ năng cho trẻ (trong đó có những kỹ năng sống rất cầnthiết cho trẻ).

Một phần quan trọng trong quá trình hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng là sự tương tác giữa kiến thức với kỹ năng và thói quen đã sẵn có. Vận dụng quá trình suy nghĩ và thực hành là trung tâm của các hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng. Nội dung hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng được thực hiện trong hoạt động một ngày của trẻ ở trường mầm non, mỗi nội dung được tổ chức thực hiệnvào những thời gian khác nhau trong ngày nhưng có mối quan hệ mật thiết với nhau, tất cả bốn nội dung đều nhằm mục đíchgiúp trẻ phát triển toàn diện khỏe về thể chất, tình thần và tâm lý.

- Bồi dưỡng cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên thực hiện nội dung chăm sóc, nuôi dưỡngtrẻ

Để tổ chức tốt hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ cán bộ quản lý cần xác định, lựa chọn đúng nội dung thực hiện. Nội dung chăm sóc dinh dưỡng được thực hiện thông qua cán bộ phụ trách nuôi dưỡng, giáo viên đứng lớp, nhân viên cấp dưỡng, nhân viên y tế. Cán bộ phụ trách nuôi dưỡng thực hiện xây dựng nhu cầu dinh dưỡng cho trẻ đảm bảo về năng lượng, khoáng chất và vitamin, xây dựng thực đơn hằng ngày hằng tuần về chế độ ăn của trẻ phối hợp đủ các loại thực phẩm gồm tám nhóm, nhân viên cấp dưỡng thực hiện vệc chế biến món ăn theo nhu cầu dinh dưỡng, thực đơn đã xây dựng. Đối với giáo viên thực hiện tổ chức giờ ăn trưa, giấc ngủ, vệ sinh cá nhân sau khi tham gia hoạt động chơi, trước khi ăn trưa, sau khi ngủ dậy, đảm bảo an toàn cho trẻ ở mọi lúc, mọi nơi, giáo dục phòng tránh tai nạn thương tích đảm bảo an toàn cho trẻ thông qua các hoạt động trong ngày. Nhân viên y tế chăm sóc sức khỏe trẻ thông qua các hình thức cân đo, theo dõi bằng biểu đồ tăng trưởng, khám sức khỏe, xổ giun, phòng tránh các bệnh thường gặp cho trẻ,….

Nội dung hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ được tổ chức riêng lẻ và lồng ghép vào các hoạt động học, chơi thông qua các hoạt động tích cực của trẻ. Trong các phương pháp lấy trẻlàm trung tâm, việc hình thành các kỹ năng trong ăn uống, ngủ, vệ

sinh, đảm bảo an toàn được thông qua quá trình học tập của trẻ hoạt động chơi và các hoạt động khác.

Phương pháp trong tổ chức các hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ là phải tạo điều kiện cho trẻ được quan sát, trải nghiệm, tìm tòi, luyện tập qua nhiều hình thức, đáp ứng nhu cầu, hứng thú của trẻ. Chú trọng đến việc đổi mới trong tổ chức hoạt động để giúp trẻ hình thành các thói quen văn minh trong ăn uống, hứng thú trong ăn uống, ăn hết xuất, hình thành thói quen trong hoạt động ngủ, vệ sinh cá nhân, tạo môi trường giáo dục nhằm kích thích và tạo cơ hội cho trẻ tích cực tham gia vào các hoạt động một cách vui vẻ và hứng thú.

Đối với trẻ mầm non, trẻthường học các kiến thức, kỹnăng thông qua việc bắt chước, nhập tâm, luyện tập thực hiện hằng ngày, lâu dần trở thành thói quen của trẻ.

Hiệu trưởng cần tổ chức các lớp tập huấn bồi dưỡng về kiến thức chăm sóc, nuôi dưỡng giúp giáo viên nhận thức rõ và vận dụng linh hoạt các phương pháp tổ chức hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ. Muốn vậy, hiệu trưởng cần:

- Bồi dưỡng giáo viên lựa chọn phương pháp tổ chức hoạt động phù hợp

Bồi dưỡng cho giáo viên lựa chọn phương pháp trong hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ, là tùy thuộc vào từng nội dung hoạt động, đặc điểm lứa tuổi trẻ, thời điểm trong chếđộ sinh hoạt hằng ngày và điều kiện trường lớp.

+ Với phương pháp trực quan - minh họa (quan sát, làm mẫu, minh họa): giáo viên cần làm mẫu hoàn chỉnh trước mắt trẻ có kèm theo lời miêu tả, khuyến khích trẻ làm theo thực hành và luyện tập (ví dụ như trẻ vệ sinh rửa tay theo sáu bước). Giáo viên cần phải làm mẫu chậm rãi, rõ ràng, chỉ dẫn ân cần để trẻđược tri giác trọn vẹn, chính xác nội dung cần thực hiện, đồng thời giải thích cho trẻ hiểu tại sao lại làm như vậy. Phương pháp này thường được sử dụng với những nội dung mới mà trẻchưa biết, hoặc đã hướng dẫn rồi nhưng trẻ làm lại chưa được cô hướng dẫn lại.

+ Với phương pháp động viên, khuyến khích: Giáo viên thể hiện trong tổ chức các hoạt động nhằm giúp trẻ hoàn thành tốt công việc được giao, động viên trẻ chưa hoàn thành, tạo động lực cho trẻ hoàn trước thời gian quy định (như trẻ ăn hết xuất, không rơi vãi ra ngoài, ăn nhanh, ngủđúng giờ, nằm đúng tư thế, dậy đúng giờ, trẻ vệ sinh sạch sẽ, rửa tay, rửa mặt theo đúng hướng dẫn của cô thì sẽ được khen ngợi) những trẻ chưa hoàn thành thì động viên khuyến khích giúp trẻ hoàn thành. Với phương pháp này, giáo viên cần thể hiện tích cực ở mọi lúc mọi nơi, ở tình huống tương ứng hay nêu gương những kết quả tích cực kèm theo đánh giá nhận xét giúp trẻ hiểu về những kết quảđó.

+ Với phương pháp giảng giải, đàm thoại: Phương pháp này giúp trẻ huy động tối đa những kinh nghiệm đã có, giải thích và khích lệ trẻ vui vẻ, hào hứng thực hiện

hoạt động. Giáo viên cùng trẻ trò chuyện để huy động tối đa những kinh nghiệm của trẻ một cách nhanh nhất. Để thực hiện phương pháp này, hiệu trưởng cần bồi dưỡng giáo viên sử dụng những câu hỏi đàm thoại theo nội dung của từng hoạt động, những tình huống sinh hoạt xảy ra hằng ngày để giáo dục trẻ. Trong quá trình trò chuyện với trẻ, giáo viên sử dụng câu hỏi đơn giản, dễ hiểu đối với trẻ, phù hợp với nội dung hoạt động đang tổ chức.

+ Với phương pháp giáo dục bằng tình cảm và khích lệ: giáo viên dùng cử chỉ điệu bộ kết hợp với lời nói thích hợp để khuyến khích và ủng bộ trẻ hoạt động nhằm khơi gợi niềm vui, tạo niềm tin, cổ vũ sự cố gắng của trẻ trong quá trình hoạt động, tuyệt đối không được áp đặt mà cần phải tôn trọng trẻ.

+ Với phương pháp thực hành - luyện tập:

Đây là phương pháp quan trọng nhất bởi theo các chuyên gia, thói quen kỹnăng của trẻtrong ăn uống, ngủ, vệ sinh cần được thực hiện bằng cách trực tiếp cho trẻ thực hành, trải nghiệm thì trẻ mới được khắc sâu và nhớlâu hơn.

Phương pháp học qua trải nghiệm là một phương pháp kết hợp chặt chẽ giữa lý thuyết và thực tế trên nền tảng tư duy để trẻ có thể nhìn thấy và ứng dụng ngay hàng ngày. Trong cuốn sách "Học qua trải nghiệm", David Kolb đã mô tả việc học là một quá trình gồm bốn bước: Quan sát - Suy nghĩ (tâm trí) Cảm nhận (cảm xúc) - Hành động (cơ bắp). Phương pháp học qua trải nghiệm là phương pháp có khả năng rút ngắn khoảng cách giữa lý thuyết và thực tiễn. Hơn nữa, những khi trẻ học theo chu trình này thường có khả năng phân tích, tổng hợp, khái quát và trừu tượng hóa khái niệm từ những thông tin có được từ trải nghiệm, đồng thời có kinh nghiệm để liên hệ với thực tiễn trong quá trình trải nghiệm, do đó quá trình học diễn ra nhanh hơn và hiệu quả hơn.

Chính vì vậy trong hoạt động ăn, ngủ, vệ sinh giáo viên cần sử dụng tốtphương pháp này.

Hiệu trưởng chỉ đạo, hướng dẫn giáo viên chuẩn bị môi trường tổ chức hoạt động hấp dẫn, thân thiện, khuyến khích và giúp đỡ trẻ tham gia tích cực, đồngthời tạo cơ hội để trẻ được giao tiếp với nhiều người, được sử dụng đồ dùng trong hoạt động ăn, ngủ, vệ sinh. Trong quá trình tham gia hoạt động ăn, ngủ, vệ sinh giáo viên cần đảm bảo an toàn về thể chất và tinh thần cho trẻở mọi lúc mọi nơi.

- Đánh giáphương pháp trong hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ

Trong quá trình thực hiện, hiệu trưởng cần đánh giá mức độ phù hợp của các phương pháp tổ chức hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng do giáo viên lựa chọn với đặc điểm của trẻ, mục tiêu và nội dung chăm sóc, nuôi dưỡng, điều kiện thực tế của trường, của lớp. Hiệu trưởng có thể đánh giá mức độ phù hợp của các phương pháp

chăm sóc, nuôi dưỡng qua quan sát, trao đổi với giáo viên, theo dõi những kĩ năng, thói quen trẻ đạt được và không đạt được.

Bên cạnh đó, thường xuyên bồi dưỡng kiến thức cho đội ngũ giáo viên, nhân viên với các nội dung về công tác nuôi dưỡng, chăm sóc sức khỏe, vệ sinh phòng bệnh- phòng dịch, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ.

Đối với c p dưỡng

- Bồi dưỡng kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm cho 100% cô cấp dưỡng qua các lớp tập huấn do Phòng Giáo Dục Phối hợp trung tâm y tế huyện tổ chức.

- Tổ chức bồi dưỡng về kiến thức và kỹ năng cho cô cấp dưỡng ngay từ đầu năm học.

- Nhà trường tổ chức cho đội ngũ cấp dưỡng sưu tầm, đăng ký chế biến món ăn mới qua hội thi cấp dưỡng giỏi kết hợp tổ chức chuyên đề dinh dưỡng, vệ sinh an toàn thực phẩm, tổ chức thi đua chế biến về các món ăn, bữa phụ tại trường để chị em học tập kinh nghiệm lẫn nhau.

Qua các buổi sinh hoạt chuyên môn ở tổ cùng nhau trao đổi, thảo luận về cách chọn mua thực phẩm sạch, đảm bảo vệ sinh môi trường nơi chế biến thực phẩm, rau củ, quả, kỹ thuật chế biến thực phẩm, cách bảo quản thực phẩm….

* Đối với giáo viên trên lớp

Nâng cao chất lượng giáo dục dinh dưỡng chăm sóc trẻ ăn các cô giáo chuẩn bị giờ ăn cho trẻ phải đảm bảo yêu cầu sau:

- Chuẩn bị bàn ăn phải sạch sẽ, gọn gàng, đủ cho trẻ ngồi, trên bàn phải có đĩa đựng cơm rơi, khăn ẩm để lau tay.

Thìa, bát phải đủ so với trẻ.

- Khi ăn các cô giáo phải đeo khẩu trang, trong khi cho trẻ ăn cô cần chú ý đến những trẻ biếng ăn để động viên cháu ăn hết suất.

- Thông qua giờ ăn các cô giáo dục cho trẻ phát triển về nhận thức, ngôn ngữ. Ví dụ: Về nhận thức giúp trẻ nhận biết được những thức ăn như thịt, cá, trứng, trẻ ăn sạch uống sạch

Về ngôn ngữ: Trẻ biết kể tên các thực phẩm mà trẻ được ăn như: Thịt, cá, trứng….

- Thông qua các môn học lồng ghép và giáo dục dinh dưỡng ví dụ cho trẻ đi tham quan vườn trường. Các cô giới thiệu cho trẻ biết lợi ích của từng loại cây ăn quả.

- Thông qua giờ ăn, các cô giáo giới thiệu cho trẻ biết hôm nay có những món gì.

Ví dụ: Ăn thịt thì trẻ biết được thịt cung cấp cho cơ thế chất gì

trường đã rèn cho trẻ thói quen tự chăm sóc bản thân bằng cách tự tuyên truyền trong bữa ăn.

Ví dụ: Hôm nay lớp mình ăn cơm với những thức ăn nào Ngon không Bạn nào ăn giỏi Từ những biện pháp nhỏ này đã giúp trẻ cố gắng ăn hết suất.

- Lồng giáo dục dinh dưỡng qua các hoạt động:

Chúng tôi lên kế hoạch cho các giáo viên đưa giáo dục dinh dưỡng vào các hoạt động, đây là vấn đề quan trọng bởi trẻ thường xuyên được chơi mà học.

Ví dụ: Hoạt động làm quen với chữ cái gây hứng thú cho trẻ giáo viên có thể đọc đồng dao, hò, vè về các loaị rau, quả ở chủ đề thế giới thực vật.

Giáo viên có thể lồng ghép giáo dục dinh dưỡng:

Ví dụ: Trong giờ đón – trả trẻ là thời gian thuận lợi trong việc tuyên truyền, giáo dục dinh dưỡng cho trẻ, cho phụ huynh đặc biệt là trẻ. Bằng hình thức các cô hỏi thăm các phụ huynh về chế độ ăn uống hàng ngày của trẻ ở nhà, hỏi trẻ ở nhà trẻ được ăn cơm với gì

- Thông qua giờ ăn hàng ngày ở lớp, cô đặt ra các câu hỏi: Ví dụ: Trước khi ăn chúng mình phải làm gì Vì sao

- Trong các giờ học và hoạt động vui chơi, các cô giáo cần phải giải thích cho trẻ thấy được giá trị của từng loại thức ăn, ăn uống đầy đủ sẽ làm cơ thể khỏe mạnh, da dẻ hồng hào, thông minh học giỏi, nếu ăn không đủ chất sẽ gầy còm ốm yếu.

- Vệ sinh môi trường: Bảo vệ môi trường cũng chính là bảo vệ trẻ em, vì vậy vệ sinh phòng lớp sạch sẽ, không có mùi hôi khai, sàn nhà khô ráo, hàng tuần tổng vệ sinh các phòng, lau các cửa, khai thông cống rãnh, cũng góp phần giúp cho trẻ khỏe mạnh.

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CHĂM SÓC, NUÔI DƯỠNG TRẺ TẠI CÁC TRƯỜNG MẦM NON CÔNG LẬP HUYỆN BA TƠ TỈNH QUẢNG NGÃI (Trang 73 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)