8. Cấu trúc đề tài
2.5.3. Những nguyên nhân
Công tác quản lý chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ của hiệu trưởng còn mang nặng tính hành chính, thiếu sâu sát, rập khuôn do đó không có các giải pháp hữu hiệu để tập trung nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng. Một bộ phận hiệu trưởng làm công tác quản lý lâu năm, quen quy cách làm việc chung chung, công tác quản lý chăm sóc, nuôi dưỡng giao phó cho phó hiệu trưởng, thời gian dự giờ thăm lớp còn hạn chế. Công tác kiểm tra chưa được thường xuyên.
bồi dưỡng tại trường hằng năm vào dịp hè để tạo điều kiện cho cán bộ quản lý, giáo viên mầm non tham gia học tập để nắm vững mục tiêu, nội dung, phương pháp tổ chức hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ tại trường mầm non. Giáo viên, nhân viên là lực lượng quyết định sự thành bại của hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng của mỗi nhà trường, đội ngũ giáo viên, nhân viên tại các trường mầm non được đảm bảo tương đối về số lượng nhưng trên thực tế còn một bộ phận không nhỏ bất cập về năng lực sư phạm.
Điều kiện về cơ sở vật chất, thiết bị chưa đảm bảo điều kiện để thực hiện tốt hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ.
Công tác tuyên truyền trong phụ huynh,nhân dân để thấy rõ tầm quan trọng của hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ tại trường mầm non và cùng phối hợp với nhà trường thực hiện tốt công tác chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ.
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2
Chương 2 của luận văn đã trình bày thực trạng về quản lý hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ mầm non tại các trường mầm non công lập huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi. Trong chương 2 tác giả cũng đã phân tích, đánh giá thực trạng quản lý hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ tại các trường mầm non công lập huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi. Cùng với cơ sở lý luận ở Chương 1, cơ sở thực tiễn của chương 2 sẽ là căn cứ khoa học để tác giả để xuất các biện pháp quản lý ở chương 3.
CHƯƠNG 3
BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CHĂM SÓC, NUÔI DƯỠNG TRẺ MẪU GIÁO TẠI CÁC TRƯỜNG MẦM NON CÔNG LẬP HUYỆN BA
TƠ TỈNH QUẢNG NGÃI