Mục đích khảo nghiệ m

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CHĂM SÓC, NUÔI DƯỠNG TRẺ TẠI CÁC TRƯỜNG MẦM NON CÔNG LẬP HUYỆN BA TƠ TỈNH QUẢNG NGÃI (Trang 90 - 119)

8. Cấu trúc đề tài

3.4.1. Mục đích khảo nghiệ m

Tiến hành khảo nghiệm để kiểm chứng tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất.

3.4.2. Nội dung khảo nghiệm

Tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp đã đề xuất.

3.4.3. Phương pháp khảo nghiệm

Lấy ý kiến đánh giá, các biện pháp từ chuyên viên phụ trách bậc học mầm non Phòng Giáo dục đến cán bộ quản lý, tổ trưởng chuyên môn các trường mầm non về công tác quản lý hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ thông qua phiếu khảo nghiệm.

3.4.4. Địa bàn khảo nghiệm và kháchthể khảo nghiệm

Địa bàn: huyện Ba Tơ.

Khách thể: 1 chuyên viên phụ trách bậc học mầm non Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Ba Tơ, 20 cán bộ quản lý và 10 Tổtrưởng chuyên môn của 10 trường Mầm non (41 người).

Thời gian khảo nghiệm: Học kì I của năm học 2017-2018.

3.4.5. Kết quả khảo nghiệm

Bảng 3.1. Kết quả khảo sát về tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp Các biện pháp Mức độđánh giá Tính cấp thiết (%) Tính khả thi (%) Cấp thiết Ít cấp thiết Không cấp thiết Khả thi Ít khả thi Không khả thi

Tuyên truyền, nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của công tác nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ cho cán bộ quản lý và giáo viên, nhân viên

100 0 0 100 0 0

Xây dựng kế hoạch thực hiện hoạt

động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ 95 5 0 93 7 0

Bồi dưỡng cán bộ, giáo viên, nhân viên thực hiện mục tiêu, nội dung, lựa chọn phương pháp tổ chức hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ

100 0 0 100 0 0

Tăng cường sự phôi hợp giữa các

Các biện pháp Mức độđánh giá Tính cấp thiết (%) Tính khả thi (%) Cấp thiết Ít cấp thiết Không cấp thiết Khả thi Ít khả thi Không khả thi

trường-xã hội trong công tác chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ tại các trường mầm non.

Đẩy mạnh công tác quản lý các điều kiện hỗ trợ phục vụ hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ tại trường mầm non.

91 9 0 92 8 0

Thường xuyên kiêm tra, đánh giá

công tác chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ 95 5 0 90 10 0

Số liệu ở bảng 3.1 cho ta thấy các ý kiến đánh giá như sau: Về mức độ cấp thiết của các biện pháp:

Tất cả các biện pháp đềxuất đều được đa số đánh giá là cấp thiết ở mức độ cao. Biện pháp được đánh giá ở mức độ cấp thiết thấp nhất là 91%, cao nhất là 100%, không có ý kiến đánhgiá nào cho rằng không cấp thiết. Điều đócho thấy, về mặt nhận thức những người được hỏi ý kiến đều thấy cần thực hiện tốt các biện pháp này để quản lý hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ tạicác trường mầm non.

Bên cạnh đó, có 9% ý kiến cho rằng hiện pháp "Đẩymạnh công tác quản lý các điều kiện hỗ trợ phục vụ hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ" là ít cấp thiết, có thế một số cán bộ quản lý, giáo viên nghĩ rằng hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ chủ yếu phụ thuộc vào việc tổ chức hoạt động ăn, ngủ, vệ sinh của giáo viên nên các cô chưa quan tâm lắm các điều kiện, phương tiện và cơ sở vật chất để hỗ trợ công tác chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ hoặc thấy rằngcác điều kiện của nhà trường đã đảm bảo cho việc tổ chức hoạt động này hoặcviệc xã hội hóa các nguồn lực đối với nhà trường còn khó khăn nên cảm thấy không cấp thiết.

Tuy nhiên, dù thế nào đi nữa, trong bất kỳ hoạt động giáo dục nào của nhà trường cũng cần đến các nguồn lực hỗ trợ, có như thế thì hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ của nhà trường mới thực sự hiệu quả.

Về tính khả thi của các biện pháp:

Cả sáubiện pháp đều được đánh giá có tính khả thi ở mức cao (trên 90%).Tuy nhiên, biện pháp “Tăng cường sự phối hợp giữa các lực lượng giáo dục; gia đình-nhà

trường-xã hội trong công tác chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ tại trườngmầm non” có 10% ý kiến đánh giá là ít khả thi. Điều này cũng hợp lý vì đa số phụ huynh tại các trường Mầm non công lậphuyện Ba Tơ là lao động phổ thông, họ thường đi sớm về trễ, phần lớn đi làm ăn xa gửi con cho ông bà, thường ít quan tâm đến việc học tập của con em mình nên việc phối hợp cùng với nhà trường trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ còn khó khăn hạn chế.

Nhưng thiết nghĩ, nếugiáo viên biết tận dụng những cơ hội trong giờ đón trẻ trả trẻ, trao đổi trò chuyệnvới phụ huynh một số điều về bản thân trẻ tại trường thì có thể lôi kéo sự quan tâm cùng phối hợp của phụ huynh vào công tác chăm sóc giáo dục trẻ của mình. Biện pháp “Đẩy mạnh công tác tham mưu, xã hội hóa tạo các nguồn lực thực hiện tốt hoạt động nuôi dưỡng chăm sóc trẻ” có 8% ý kiến đánh giả là ít khả thi.

Tuy vậy, đa số đánh giá các biện pháp đều có tính khả thi. Kết quả này cho phép chúng ta tin tưởng vào tính khách quan và phù hợp với yêu cầu thực tiễn của các biện pháp đã đề xuất.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 3

Quản lý hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ tại các trường mầm non đóng vai trò quan trọng giúp trẻ phát triển toàn diện là một trong những yếu tố mang tính đột phá và quyết định đến chất lượng, hiệu quảchăm sóc giáo dục trẻ. Vì vậy, hiệu trưởng phải dành nhiều thời gian và công sức cho công tác nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng của nhà trường.

Trên cơ sở lý luận đã trình bày ở chương 1 và kết quả khảo sát thực trạng về quản lý hoạt động nuôi dưỡng trẻ tại các trường Mầm non công lập huyện Ba Tơ tại chương 2, trong chương 3, chúng tôi đã đề xuất được một số biện pháp và qua kết quả khảo nghiệm, chúng tôi thấy rằng các biện pháp nêu trên là cần thiết để góp phần nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ tại các trường Mầm non công lập huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi, nhằm góp phần đào tạo những mầm non trở thành những chủ nhân tương lai của đất nước phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ thể chất, thẩm mỹ, nâng cao tầm vóc con người Việt Nam.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

1. Kết luận

Kết quả của đề tài nghiên cứu cho thấy trên cơ sở phân tích và nghiên cứu thực trạng quản lý hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ tại các trường Mầm non công lập huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi, chúng tôi rút ra kết luận sau:

Về lý luận: Đềtài đã nghiên cứu, hệ thống hóa một số vấn đề lý luận về quản lý chăm sóc, nuôi dưỡng, mục tiêu của chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ, nội dung của hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ, một số đặc điểm tâm lý của trẻ mẫu giáo và tầm quan trọng của quản lý hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ. Đềtài cũng đã nêu các nội dung cần thực hiện chăm sóc, nuôi dưỡng cho trẻ, các phương pháp chăm sóc, nuôi dưỡng cho trẻ; từ đó làm rõ mục tiêu, nội dung, phương pháp quản lý hoạt động cũng như các điều kiện hỗ trợ, công tác phối hợp nhằm quản lý hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng của hiệu trưởng trường Mầm non.

Về thực tiễn: Trên cơ sở khảo sát thực tế, đềtài đã có những đánh giá toàn diện về thực trạng hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng, thực trạng quản lý hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng cho trẻ tại các trường Mầm non công lập huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi, đã làm rõ những kết quảđạt được, những hạn chế, bất cập như sau:

* Kết quảđạt được:

Cán bộ quản lý nhà trường, giáo viên, nhân viên đều nhận thức được tầm quan trọng của công tác chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ tại trường mầm non và đã quan tâm thực hiện chăm sóc, nuôi dưỡng trẻcăn cứ theo sự chỉđạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo và Phòng Giáo dục và Đào tạo. Hầu hết phụ huynh đã nhận thấy sự cần thiết vềchăm sóc, nuôi dưỡng trẻ tại trường mầm non.

Giáo viên các lớp đã chú trọng thực hiện nội dung chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ trong hoạt động một ngày theo kế hoạch, vận dụng các phương pháp, phương tiện tổ chức các hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng giúp trẻ phát triển toàn diện, đảm bảo phát triển về thể chất, tinh thần, tâm lý đối với trẻ.

- Nhìn chung, hiệu trưởng các trường mầm non đã nắm được nội dung quản lý hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ và đã chú trọng xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện quản lý hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻtrong nhà trường.

- Những kết quả đạt được trong công tác quản lý hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ sẽ góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ nói chung và nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ, thực hiện tốt mục tiêu giáo dục toàn diện trong nhà trường.

* Những hạn chế, bất cập:

định được nội dung, phương pháp, tổ chức hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ. Một số nội dung chăm sóc, nuôi dưỡng chưa được giáo viên quan tâm khai thác và thực hiện theo tiến trình của từng nội dung.

- Công tác kế hoạch hóa, chỉ đạo, tổ chức hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ trong nhà trường được hiệu trưởng quan tâm thực hiện song chưa đi vào chiều sâu, chưa sâu sát, hiệu quả không cao. Công tác kiểm tra đánh giá chưa dược thường xuyên, còn mang tính hình thức hoặc chủquan duy ý chí, chưa bám sát vào mục tiêu chăm sóc, nuôi dưỡng trẻđể xây dựng tiêu chí đánh giá cụ thể.

- Công tác quản lý, xây dựng, bồi dưỡng giáo viên, nhân viên về tổ chức thực hiện nội dung hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻchưa được các nhà trường chủđộng thực hiện mà chủ yếu là dựa vào các lớp tập huấn, bồi dưỡng do ngành tổ chức. Công tác phối kết hợp với gia đình, các tổ chức xã hội trong công tác chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ tại các trường mầm non chưa thực sự hiệu quả.

- Tài liệu chung về nội dung chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ rất ít, khó khăn cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và các lực lượng giáo dục vận dụng tổ chức thực hiện. Các tài liệu còn hạn chế chưa đáp ứng đầy đủ nhu cầu nghiên cứu của cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên. Những hạn chế của công tác quản lý hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡngtrẻcó nguyên nhân từ nhiều phía, song nguyên nhân về công tác quản lý của hiệu trưởng giữ vai trò quyết định. Vì thế, trên cơ sở nghiên cứu lí luận và thực tiễn, đề tài đã đưa ra sáu biện pháp quản lý hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ bao gồm:

+ Tuyên truyền, nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của công tác chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ cho cán bộ quản lý và giáo viên, nhân viên các trường mầm non.

+ Xây dựng kế hoạch thực hiện hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ .

+ Bồi dưỡng cán bộ, giáo viên, nhân viên thực hiện mục tiêu, nội dung, lựa chọn phương pháp tổ chức hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ.

+ Tăng cường sự phối hợp giữa các lực lượng giáo dục: gia đình - nhà trường - xã hội trong công tác chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ tại các trường mầm non.

+ Đẩy mạnh công tác quản lý các điều kiện hỗ trợ phục vụ hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ tại trường mầm non.

+ Thường xuyên kiểm tra, đánh giá công tác chăm sóc, nuôi dưỡng trẻcủa đội ngũ giáo viên, nhân viên.

Kết quả khảo nghiệm cho các biện pháp trên là cần thiết và có tính khả thi cao, nếu triển khai thực hiện tốt sẽ góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ tại trường các Mầm non công lập huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi.

nghị sau đây.

2. Khuyến nghị

2.1. Đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo

Chú trọng nghiên cứu, xây dựng và ban hành tài liệu hướng dẫn chung về tổ chức hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ để tạo điều kiện thuận lợi các trường Mầm non, giáo viên, nhân viên dễ dàng thực hiện.

2.2. Đối vi S Giáo dục và Đào tạo tnh Qung Ngãi

Tăng cường tổ chức các lớp bồi dưỡng lý thuyết và thực hành để trang bị cho giáo viên về nội dung, phương pháp tổ chức các hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ trong trường mầm non.

Thường xuyên tổ chức tập huấn, hội thảo, sinh hoạt chuyên đề về hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ và quản lý hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên các trường mầm non tham dự học tập, trao đổi, rút kinh nghiệm.

2.3. Đối vi y ban nhân dân, Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Ba Tơ

- Đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại, đảm bảo quy định để chuẩn hóa về cơ sở vật chất, bếp ăn đạt chuẩn theo quy chế một chiều, tạo điều kiện cho các trường mầm non tổ chức hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻđược tốt hơn.

- Tăng cường công tác bồi dưỡng, tập huấn cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên các trường mầm non về quản lý, tổ chức hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ tại các nhà trường mầm non.

2.4. Đối vi Hiệu trưởng các trường Mm non huyn Ba Tơ, tỉnh Qung Ngãi

- Vận dụng linh hoạt các biện pháp quản lý hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ, phát huy nội lực, phối hợp chặt chẽ với các lực lượng xã hội khác trong và ngoài nhà trường.

- Thống nhất nội dung, phương pháp chỉ đạo thực hiện hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng và tổ chức kiểm tra đánh giá thường xuyên, tránh để mỗi giáo viên thực hiện tổ chức hoạt động mỗi kiểu khác nhau.

- Tổ chức các chuyên đề bồi dưỡng nâng cao năng lực cho giáo viên về nội dung, phương pháp tổ chức hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ.

- Tham mưu với Phòng Giáo dục và Đào tạo xây dựng cơ sở vật chất, bếp ăn đạt chuẩn theo quy chế một chiều, đầu tư trang thiết bị hỗ trợ hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ tại trường, đảm bảo sốlượng học sinh trong một lớp theo quy định tạo điều kiện thuận lợi để thực hiện chăm sóc, nuôi dưỡng trẻđạt hiệu quả cao.

hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ nhằm tăng cường cơ sở vật chất và trang thiết bị để phục vụ cho hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ tại nhà trường. Vận động trẻ ăn bán trú tại trường đạt 100%.

- Thường xuyên quan tâm đến đội ngũ giáo viên, nhân viên cấp dưỡng có kế hoạch đào tạo bồi dưỡng, tạo điều kiện tốt nhất để giáo viên, nhân viên được học tập nâng cao trình độ chuyên môn, thực hiện tốt công tác tổ chức hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ tại nhà trường.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

A.Tiếng Việt

[1] A.B.Zaporojets, Cơ sở tâm lý học của giáo dục mẫu giáo, Hà Nội

[2] Trần Xuân Bách, Lê Đình Sơn (2013), Quản lý giáo dục mầm non, NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.

[3] Bộ Giáo dục và Đào tạo (2001), Chiến lược giáo dục mầm non từ 1998-2020, Hà Nội.

[4] Bộ giáo dục và Đào tạo (1999), Một số vấn đề chăm sóc giáo dục sức khỏe, môi trường cho trẻ" 0-6 tuổi, Hà Nội.

[5] Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định ban hành,Điều lệ trường MN số 05/VBHN - BGDĐT ngày 13/02/2014.

[6] Bộ Giáo dục và Đào tạo (2010), Sửa đổi, bổ sung một sốđiều của Điềulệtrường mầm non, ban hành kèm theo Quyết định Số 14/2008/QĐ' BGDĐT ngày 07/4/2008, Hà Nội.

[7] Bộ Giáo dục và Đào tạo (2017), Chương trình Giáo dục mầm non, Hà Nội.

[8] Bộ Giáo dục và Đào tạo (2010), Quy định vềtrường học an toàn, phòng chống tai nạn, thương tích trong cơ sở giáo dục mầm non, Hà Nội.

[9] Bộ Giáo dục và Đào tạo (2011), Sửa đổi, bổsung điểm d khoản 1 Điều 13; khoản

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CHĂM SÓC, NUÔI DƯỠNG TRẺ TẠI CÁC TRƯỜNG MẦM NON CÔNG LẬP HUYỆN BA TƠ TỈNH QUẢNG NGÃI (Trang 90 - 119)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)