8. Cấu trúc đề tài
1.5.1. Những yếu tố khách quan
- Trình độ, năng lực chuyên môn và nhận thức về tầm quan trọng của công tác quản lý và thực hiện hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng của cán bộ phòng giáo dục và đào tạo; cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên trường mầm non.
- Sự biến động phức tạp của bệnh dịch, giá cả thực phẩm trên thịtrường
- Sự quan tâm của các cấp ủy Đảng, chính quyền: Có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quảcông tác tham mưu của các cấp, các trường mầm non trong việc huy động số lượng trẻ ra lớp, tăng tỷ lệ trẻđược ăn bán trú tại trường và xây dựng cơ sở vật chất, đầu tư trang thiết bị phục vụ công tác chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ, là những điều kiện thuận lợi để quản lý công tác chăm sóc, nuôi dưỡng trẻđạt hiệu quả.
- Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ công tác chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ: Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ công tác chăm sóc, nuôi dưỡng là một trong hai yếu tố quan trọng nhất góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ.
- Cơ sở vật chất xuống cấp, các trang thiết bị như bếp ga công nghiệp, tủ hấp cơm, tủ lạnh, nồi xoong, bát thìa, chăn ga, gối, giường, nguồn nước sạch, thiết bị vệ sinh,... thiếu hoặc không hiện đại chắc chắn sẽảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả công tác chăm sóc, nuôi dưỡng, thậm chí là không an toàn và đảm bảo vệ sinh cho trẻ. Cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng đầy đủ, hiện đại và phù hợp giúp giáo viên, nhân viên và trẻthao tác được dễ dàng, đảm bảo an toàn, vệ sinh. Đồng thời, khi có đủ đồ dùng trang thiết bị cá nhân cho trẻ, sẽ giúp trẻ thực hiện các thao tác vệ sinh cá nhân đúng cách, qua đó trẻ học được cách sử dụng đồ dùng, trang thiết bị dẫn đến việc quản lý chỉđạo công tác chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ thuận lợi hơn.
Ngoài ra, những yếu tố như: Nhận thức của giáo viên về chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ; Kỹnăng nghiệp vụ của giáo viên mầm non; Các điều kiện hỗ trợ hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ; Phương pháp kiểm tra, đánh giá; Hoạt động phối hợp các lực lượng xã hội cũng có ảnh hưởng và tác động đến việc quản lý hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trong các trường mầm non.
Công tác xã hội hóa giáo dục là một trong những hoạt động cần thiết đối với các nhà trường nói chung đặc biệt đối với giáo dục mầm non do đặc thù của ngành học. Việc huy động các nguồn lực từ Trung ương đến địa phương và đến từng phụ huynh. Theo tinh thần tất cả vì học sinh thân yêu và học sinh như búp trên cành. Trẻ lứa tuổi mầm non, trạng tháicơ thể của trẻ còn non nớt chưa ổn định, các cơ quan đang dần hoàn thiện, vì vậy cần phải có sự hỗ trợ, chăm sóc, nuôi dạy trẻ một cách khoa học, hợp lý. Nhưng thực tế hiện nay, nhìn chung cơ sở vật chất tại các trường mầm non còn gặp nhiều khó khăn, kinh phí nhà nước cấp cho ngành học còn hạn chế. Vì vậy muốn xây dựng tốt phong trào thi đua đạt hiệu quả, nhà trường cần phải làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục.