8. Cấu trúc của luận văn
1.2.3. Sinh viên, công tác SV
a. Sinh viên
Thuật ngữ "sinh viên" có nguồn gốc từ tiếng La-tinh "Student" có nghĩa là người làm việc, học tập nhiệt tình, người đi tìm kiếm, khai thác tri thức. Nó được dùng cùng nghĩa tương đương với từ "Student" trong tiếng Anh, "Etudiant" trong tiếng Pháp và "Cmgenm" trong tiếng Nga. "Sinh viên" là để chỉ những người theo học ở bậc đại học và phân biệt với học sinh đang theo học ở bậc phổ thông.
Theo ngôn ngữ Hán Việt, từ "sinh viên" được diễn nghĩa ra là người bước vào cuộc sống, cuộc đời. Còn theo Từ điển tiếng Việt, khái niệm "sinh viên" được dùng để chỉ người học ở bậc đại học [12]. Theo Quy chế công tác Học sinh Sinh viên trong các
trường đào tạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo thì: " sinh viên" là người đang theo học hệ đại học và cao đẳng. Từ đó ta có thể hiểu: khái niệm "sinh viên" là những người đang học tập tại các trường đại học, cao đẳng - nơi đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu của xã hội.
Theo Quy chế công tác học sinh, sinh viên trong các trường đào tạo (Ban hành kèm theo Quyết định số 1584/GD-ĐT ngày 27 tháng 7 năm 1993 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) nêu rõ: "người đang học trong hệ đại học và cao đẳng gọi là sinh viên". Ở đó họ được truyền đạt kiến thức bài bản về một ngành nghề, chuẩn bị cho công việc sau này của họ. Họ được xã hội công nhận qua những bằng cấp đạt được trong quá trình học.
b. Công tác sinh viên
Công tác SV là những công việc liên quan đến SV nhằm giúp SV học tập tốt, rèn luyện tốt, hình thành phẩm chất và năng lưc công dân. Công tác SV là quản lý việc thực hiện các nhiệm vụ học tập của SV theo đúng chương trình, kế hoạch đã định và thực hiện đúng quy chế, quy định hiện hành, tổ chức, giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống cho sinh viên, tổ chức quản lý đời sống vật chất và tinh thần của sinh viên.
Công tác SV là một trong những công tác trọng tâm của Hiệu trưởng nhà trường, nhằm bảo đảm thực hiện mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc [5, Điều 1. tr.1]
Công tác SV là sợi chỉ đỏ xuyên suốt quá trình giáo dục - đào tạo và phát triển của nhà trường. Sinh viên là đối tượng đào tạo cũng chính là đối tượng quản lý của nhà trường. Lãnh đạo nhà trường phải quan tâm và lắng nghe ý kiến của SV vì nếu nhà trường không có sinh viên thì cũng không cần có giáo viên cũng như cán bộ quản lý và như vậy thì nhà trường sẽ không tồn tại. Do đó để nhà trường tồn tại và phát triển thì phải đảm bảo các yếu tố trên và đặc biệt phải làm tốt công tác quản lý SV. Công tác quản lý SV là một khâu trọng yếu nằm trong hệ thống quản lý của nhà trường. Làm tốt công tác công tác quản lý SV thì cục diện nhà trường sẽ ổn định và góp phần vào sự thành công, phát triển nhà trường theo hướng tích cực.