Thực trạng quản lý SV nội trú, ngoại trú ở Trường Đại học Phạm Văn

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ CÔNG TÁC SINH VIÊN Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHẠM VĂN ĐỒNG TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY (Trang 66)

8. Cấu trúc của luận văn

2.5.6. Thực trạng quản lý SV nội trú, ngoại trú ở Trường Đại học Phạm Văn

Đồng trong giai đoạn hin nay

Phần lớn SV của nhà trường sống ở ngoại trú nên công tác quản lý SV của nhà trường gặp rất nhiều khó khắn, SV sống rãi rác khắp các tổ dân phố trên địa bàn phường. Để tìm hiểu thực trạng về công tác quản lý SV nội trú, ngoại trú trong nhà

trường, chúng tôi tiến hành khảo sát ý kiến đánh giá của 20 CBQL, 75 GV, 450 SV của trường.

Bảng 2.14. Thực trạng công tác quản lý SV nội trú, ngoại trú

TT Nội dung đánh giá

Ý kiến đánh giá (Điểm TBC) CBQL & GV SV

1

Xây dựng kế hoạch cụ thể và chủ động phối hợp với các ngành, các cấp chính quyền địa phương kiểm tra tình hình an ninh chính trị, trật tự trong và ngoài; giải quyết kịp thời các vụ việc liên quan đến SV

4.62 4.34

2

Tổ chức công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về an toàn giao thông, phòng chống tội phạm, ma túy, mại dâm, HIV/AIDS và các hoạt động khác có liên quan đến SV

4.11 4.02

3 Tổ chức hoặc tạo điều kiện để SV tham gia các

chương trình giáo dục pháp luật 4.03 3.97 Kết quả khảo sát ở bảng 2.14 cho thấy:

Công tác phối hợp với chính quyền địa phương, tổ dân phố, chủ nhà trọ để kiểm tra, đánh giá tình hình sinh hoạt, ăn ở của SV và giải quyết kịp thời các vụ việc liên quan đến SV ngoại trú được đánh giá tốt với tỉ lệ (điểm TBC là 4.62 đối với ý kiến của CBQL, GV và 4.34 đối với SV). Điều này cho ta thấy rằng ban giám hiệu nhà trường đã có phối hợp với chính quyền địa phương, tổ dân phố và chủ nhà trọ trong công tác kiểm tra đánh giá tình hình sinh hoạt, ăn ở của SV và giải quyết kịp thời các vụ việc liên quan đến SV nhưng mức độ thực hiện còn hạn chế, chưa có mốc thời gian định kỳ và phương thức phối hợp cụ thể.

Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về an toàn giao thông, phòng chống tội phạm, ma túy, mại dâm, HIV/AIDS và các hoạt động khác có liên quan đến SV; hướng dẫn SV chấp hành pháp luật và nội quy, quy chế được đánh tương đối tốt (điểm TBC là 4.11 đối với ý kiến của CBQL, GV và 4.02 đối với SV). Điều này cho thấy nội dung này mới chỉ làm công tác tuyên phổ biến, vận động phòng chông tội phạm và các tệ nạn xã hội thông qua các buổi sinh hoạt Đoàn thanh niên, Hội Sinh hoặc qua các buổi sinh hoạt công dân đầu khóa, như vậy là công tác tuyên truyền quá ít, chưa tác động đến được với sinh viên, chưa có tác dụng giáo dục sinh viên, cho nên phòng công tác SV cần phải có kế hoạch từng quý, từng học kỳ và theo năm học đối với công tác này và chủ động hơn trong việc phối hợp với các đơn vị trong và ngoài nhà trường

nhằm tuyên truyền sâu rộng đến sinh viên góp phần nâng cao nhận thức và tích cực tham gia vào công tác đảmbảo an ninh trật tự, phòng chống tội phạm và các tệ nạn xã hội.

Tổ chức hoặc tạo điều kiện để SV tham gia các chương trình giáo dục pháp luật. Nôi dung này được đánh giá nhận xét mức độ khá thấp, (điểm TBC là 4.03 đối với ý kiến của CBQL, GV và 3.97 đối với SV). Điều này cho thấy công tác tư vấn pháp luật vẫn còn hạn chế, chưa được quan tâm. Do đó, cũng như công tác tuyên truyền các nội dung ở trên cần phối hợp lập kế hoạch tổ chức các diễn đàn, thảo luận, qua các buổi sinh hoạt để tuyên truyền, tư vấn về pháp luật, tâm lý cho sinh viên để sinh viên có những kiến thức về pháp luật, am hiểu hơn về pháp luật để yên tâm học tập và rèn luyện.

2.5.7. Thc trng h tr người học và hướng nghip cho SV Trường Đại hc Phạm Văn Đồng trong giai đoạn hin nay

Tầm quan trọng của việc chọn nghề là vô cùng quan trọng ấy thế nhưng thực trạng phổ biến mà chúng ta có thể thấy rõ được đó chính là rất nhiều bạn trẻ vẫn lúng túng trong việc chọn lựa nghề nghiệp cho bản thân mình. Việc tư vấn hướng nghiệpđặc biệt là những bạn SV chuẩn bị bước xã hội. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến tương lai của chính các em mà còn gây lãnh phí thời gian, tài chính. Thế nên hướng nghiệp cho SVchính là điều vô cùng quan trọng mà nhà trường, gia đình cần phải có sựquan tâm đặc biệt.

Để tìm hiểu thực trạng về hỗ trợ người học và hướng nghiệp cho SV trong nhà trường, chúng tôi tiến hành khảo sát ý kiến đánh giá của 20 CBQL, 75 GV, 450 SV của trường.

Bảng 2.15. Thực trạng hỗ trợ người học và hướng nghiệp cho SV

TT Nội dung đánh giá

Ý kiến đánh giá (Điểm TBC) CBQL & GV SV

1 Tư vấn, giới thiệu và tìm việc làm cho SV sau khi

tốt nghiệp 4.11 4.05

2

Tổ chức câu lạc bộ hướng nghiệp, hoạt động ngoại khoá, giao lưu với đơn vị sử dụng lao động, giúp người học bổ sung kiến thức thực tế và các kỹ năng cần thiết để hòa nhập với môi trường làm việc sau khi tốt nghiệp

4.01 3.88

TT Nội dung đánh giá

Ý kiến đánh giá (Điểm TBC) CBQL & GV SV

4 Tổ chức các hoạt động giao lưu, hội thảo, hội

nghị, hội chợ về việc làm cho SV 4.17 4.03

5

Tư vấn cho người học những kỹ năng cơ bản khi tìm việc như: làm hồ sơ, viết đơn xin việc, xử lý tình huống trong phỏng vấn, giao tiếp với người tuyển dụng

4.13 3.98

6

Phối hợp với các cơ quan, đơn vị chức năng tổ chức các lớp đào tạo ngắn hạn nhằm trang bị cho người học những kỹ năng cần thiết trước khi tốt nghiệp

4.14 3.90

Kết quả khảo sát ở bảng 2.15 cho thấy:

Công tác hỗ trợ người học và hướng nghiệp cho SV ở trường Đại học Phạm Văn Đồng thời gian qua chưa thật sự đạt kết quả như mong đợi, ý kiến khảo sát cho thấy công tác này đạt tỉ lệ thấp (điểm TBC cao nhất là 4.17, thấp nhất 4.01 đối với ý kiến của CBQL và GV; điểm TBC cao nhất là 4.13, thấp nhất 3.88 đối với ý kiến của SV). Điều này cho thấy nhà trường chưa quan tâm việc đánh giá, kiểm tra thường xuyên công tác này, chưa đáp ứng được yêu cầu đề ra đối với công tác đào tạo và giáo dục của nhà trường.Để cho SV trong nhà trường được hỗ trợ và hướng nghiệp tốt hơn, nhà trường cần phải thành lập trung tâm tư vấn học tập và giới thiệu việc làm cho SV đồng thời tuyển dụng cán bộ chuyên trách làm công tác này để phối hợp với các doanh nghiệp tìm đầu ra cho SV nhà trường và tư vấn học tập cho SV trong những năm đầu mới nhập, tư vấn tuyển sinh cho SVchọn lựa ngành nghề, cách chọncác môn học phù hợp trong từng năm học, kỳ học đăc biệt là trong đào tạo theo học chế tín chỉ sinh viên còn lúng túng trong việc chọn môn họcphù hợp với từng năm học.

2.6. Đánh giá chung về quản lý công tác sinh viên ở trường Đại học Phạm Văn Đồng trong giai đoạn hiện nay Văn Đồng trong giai đoạn hiện nay

2.6.1. Mt mnh

Đảng ủy, Ban giám hiệu nhà trường đã quan tâm và xác định quản lý công tác SV là một trong những nhiệm vụ trọng tâm và quan trọng hàng đầu của nhà trường. Mục tiêu của nhà trường là nâng cao chất lượng đào tạo, mở rộng ngành nghề đào tạo, SV ra trường phải đảm bảo hội tụ đủ các các yếu tố về nền tảng tri thức, chuyên môn nghiệp vụ và phẩm chất đạo đức chính trị của một người công dân trong kỳ mới. Do

vậy, Ban giám hiệu nhà trường đã có sự lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện công tác này trong suốt những năm qua và đã được đưa vào nội dung của kế hoạch năm học.

Công tác phổ biến, quán triệt những quy định chung về quản lý công tác SV được tiến hành thường xuyên và liên tục đến mọi cán bộ, giảng viên và SV của trường. Nhờ vậy mà cán bộ giáo viên và SV của nhà trường đặc biệt quan tâm và nhận thấy được tầm quan trọng của công tác quản lý công tác SV.

Công tác quản lý SV được thực hiện theo đúng quy chế. Đội ngũ làm công tác quản lý SV của nhà trường tâm huyết với nghề và hết lòng vì học sinh thân yêu. Ban giám hiệu nhà trường rất quan tâm đến vấn đề nâng cao chất lượng đào tạo, quan tâm đến việc đổi mới hoàn thiện cơ chế quản lý nói chung và công tác quản lý SV nói riêng trong nhà trường.

Công tác giáo dục tư tưởng, chính trị, lối sống cho SV được quan tâm. Nhà trường đã tổ chức cho SV tham gia các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục, thể thao và các hoạt động khác của SV. Nhà trường đã thực hiện nghiêm tuần sinh hoạt công dân HSSV đầu năm học, đầu khoá học cho SV.

Công tác quản lý hoạt động học tập và rèn luyện của SV được thực hiện theo đúng chương trình, kế hoạch đã định và quy chế, quy định hiện hành. Việc xét lên lớp cho SV hằng năm được thực hiện nghiêm túc. Đối với SV có kết quả học tập và rèn luyện yếu nhà trường thông báo kịp thời cho gia đình động viên các em cố gắn học tập và rèn luyện.

Công tác tổ chức hành chính trong quản lý SV đã tổ chức tương đối tốt, nhà trường đã thực hiện các chế độ chính sách của nhà nước đối với SV như thực hiện chế độ miễn giảm họcphí, bảo hiểm, vay vốn...

Công tác y tế, chăm sóc sức khoẻ và phòng chống dịch bệnh cho SV được nhà trường thực hiện tương đối tốt, tổ chức khám sàng lọc những SV không đảm bảo sức khoẻ để nhập học ở đầu khoá học, duy trì công tác chăm sóc sức khoẻ cho SV trong suốt thời gian học tập tại trường.

2.6.2. Hn chế

Bên cạnh những nội dung, công việc Trường Đại học Phạm Văn Đồng đã đạt được trong những năm qua thì vẫn còn tồn tại những hạn chế nhất định trong quản lý công tác SV như sau:

Nhà trường đã cụ thể hoá các văn bản của Bộ Giáo dục và Đào tạo về công tác quản lý SV, tuy nhiên chưa xây dựng các kế hoạch sát với tình hình thực tế đối với SVcủa nhà trường, việc giải quyết các thủ tục hành chính, cấp thẻ SV, phát bằng tốt nghiệp và các chế độ chính sách cho SV còn nhiều bất cập, một số công việc còn chậm trễ, chưa kịp thời cho SV.

Công tác phối hợp với Đoàn thanh niên, Hội sinh viên trong việc tổ chức các hoạt động động văn hoá văn nghệ, thể dục thể thao và các hoạt động ngoại khoá khác của phòng công tác SV còn rất hạn chế, chưa có cán bộ chuyên môn phụ trách công tác này. Các hoạt động văn hoá thể thao mang tính bề nổi chưa duy trì thường xuyên, chưa liên tục tạo sân chơi cho SV rèn luyện nên hiệu quả giáo dục chưa cao, chưa thu hút được đông đảo SV tham gia góp phần đẩy lùi các tệ nạn xã hội trong nhà trường.

Công tác tư vấn học tập, nghề nghiệp, việc làm, pháp lý, tâm lý xã hội cho SV chưa được tổ chức thực hiện theo một kế hoạch và khoa học, chưa hổ trợ được cho SV trong vấn đề chọn lựa ngành học đối với SV tuyển sinh đầu vào và SV học chuyên ngành thứ 2, cách học, kỹ năng khi tìm việc làm. Hiện tại nhà trường chưa có trung tâm tư vấn, hổ trợ học tập, nghề nghiệp và việc làm cho SV, chỉ mới thực hiện trên cơ sở lồng ghép thông qua hệ thống giáo viênbộ môn và giáo viên chủ nhiệm.

Việc quản lý học tập của SV đã được thực hiện khá nghiêm túc theo quy chế, tuy nhiên chưa có những đổi mới về công tác quản lý cho phù hợp với đặc điểm của nhà trường, phù hợp với xu thế chung của xã hội nên ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo, năng lực tự học, tự nghiên cứu của SV còn nhiều hạn chế.

Nhà trường chưa xác lập được mối quan hệ tốt với chính quyền địa phương nơi SV cư trú, đặt biệt với Công An khu vực và tổ dân phố. Vì vậy mà nhà trường không tạo được sự phối hợp với chính quyền địa phương trong việc quản lý SV ngoại trú tại các địa bàn thuê trọ trong dân cư.

2.6.3. Thời cơ

Trường Đại học Phạm Văn Đồng có sứ mệnh đào tạo đa ngành, đa phương thức, là cơ sở nghiên cứu khoa học, ứng dụng và chuyển giao công nghệ; cung ứng nguồn nhân lực có chất lượng, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Ngãi và cả nước. Uy tín và học hiệu của Nhà trường trong công tác đào tạo ngày một tăng cao. Đồng thời, Đảng và Chính phủ tập trung đầu tư cho các cơ sở giáo dục và đào tạo nói chung trong đó quan tâm đến các trường đại học nói riêng.

Vấn đề quản lý công tác SV luôn nhận được sự quan tâm của các cấp, các ngành và càng ngày càng có nhiều lực lượng trong và ngoài nhà trường tham gia quản lý SV.

Đội ngũ CBQL, GV Trường Đại học Phạm Văn Đồng luôn xác định rõ nhiệm vụ quản lý công tác SV là vấn đề hết sức quan trọng trong sự nghiệp trồng người. Phần lớn đội ngũ GV nhà trường có tinh thần vượt khó, cầu tiến trong học tập để nâng cao trình độ, năng lực giảng dạy, rnef luyện phẩm chất đạo đức, tự hoàn thiện nhân nhà giáo, khẳng định vai trò quyết định của nhà giáo trong quản lý công tác SV.

2.6.4. Thách thc

kiện thuận lợi cho SV có cơ hội tiếp cận tri thức khoa học và giao lưu, trao đổi với nhau. Tuy nhiên, internet cũng chính là công cụ của các hoạt động tuyên truyền, lôi kéo của các đối tượng phản động nhằm vào SV, đồng thời thông qua các trang mạng xã hội, SV được phép truy cập và dễ dàng trao đổi thông tin nên dễ bị lôi cuốn vào thế giới ảo của sự lệch lạc về chuẩn mực đạo đức, lối sống, ảnh hưởng rất lớn đến nhân cách SV.

Ngoài ra, các hoạt động phản động của thế lực thù địch không ngừng dùng mọi thủ đoạn để chống phá cách mạng Việt Nam thông qua việc tác động vào tư tưởng, lập trường, nhận thức của SV. Đây chính là thách thức không nhỏ đối với nhà trường trong quản lý công tác SV, đặc biệt là đối với SV là người DTTS trong giai đoạn hiện nay.

Ngoài việc vi phạm pháp luật, tình trạng SV vi phạm pháp luật hành chính, có những hành vi lệch chuẩn về đạo đức, lối sống như đua xe trái phép, vi phạm luật giao thông, uống rượu, sử dụng ma túy, nghiện game, cờ bạc, chỉ biết sống hưởng thụ, lười lao động và học tập, không giám đấu tranh với những biểu hiện sai trái, thờ ơ vô cảm, thiếu kỹ năng sống, kỹ năng nghề nghiệp,... cũng là vấn đề đáng báo động, gây lo lắng cho gia đình và xã hội.

Một số SV được nuông chiều, quen hưởng thụ, trở nên ích kỷ, ỷ lại, ít quan tâm đến người xung quanh, ít quan tâm đến cộng đồng xã hội. Những SV này cũng dễ rơi vào tình trạng bị bạn bè rũ rê đi theo con đường xấu, vi phạm vào các tệ nạn xã hội. Do sự tác động của mặt trái xã hội, môi trường cuộc sống xã hội thiếu lành mạnh đã tác động tiêu cực đến SV.

Những tồn tại, hạn chế của nhà trường trong quản lý công tác SV trong thời gian qua cũng là một trong những thách thức không nhỏ đối với Ban Giám hiệu, CBQL và SV của nhà trường trong việc thực hiện mục tiêu nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng sự kỳ vọng của các cấp, các ngành đốivới sự nghiệp phát triển của nhà trường.

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ CÔNG TÁC SINH VIÊN Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHẠM VĂN ĐỒNG TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY (Trang 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)