Thực trạng quản lý công tác đánh giá hoạt động học tập và rèn luyện của

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ CÔNG TÁC SINH VIÊN Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHẠM VĂN ĐỒNG TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY (Trang 60 - 62)

8. Cấu trúc của luận văn

2.5.2. Thực trạng quản lý công tác đánh giá hoạt động học tập và rèn luyện của

Học tập và rèn luyện là hai mặt đặc biệt quan trọng không thể thiếu của SV trong các trường Đại học. Trong thời kỳ hội nhập và phát triển kinh tế đất nước, để đáp ứng yêu cầu của xã hội thì việc nêu cáo ý thức học tập và rèn luyện nhằm nâng cao bản lĩnh chính trị, trình độ, trí thức khoa học và phẩm chất đạo đức, lối sống là những yêu cầu cần thiết đối với SV trong giai đoạn hiện nay.

Để tìm hiểu thực trạng về công tác quản lý hoạt động học tập và rèn luyện của SV, chúng tôi tiến hành khảo sát ý kiến đánh giá của 20 CBQL, 75 GV, 450 SV của trường.

Bảng 2.10.Thực trạng công tác đánh giá hoạt động học tập và rèn luyện của SV

TT Nội dung đánh giá

Ý kiến đánh giá (Điểm TBC) CBQL & GV SV

1 Theo dõi, đánh giá ý thức học tập, rèn luyện của

SV 4.27 4.15

2

Tổ chức thi đua, khen thưởng cho tập thể và cá nhân SV đạt thành tích cao trong học tập và rèn luyện

4.15 4.08

3 Xử lý kỷ luật đối với SV vi phạm quy chế, nội

quy 4.14 4.11

TT Nội dung đánh giá

Ý kiến đánh giá (Điểm TBC) CBQL & GV SV

SV đầu khoá, đầu năm và cuối khóa học.

5

Tổ chức các hoạt động nghiên cứu khoa học, thi SV giỏi, thi sáng tạo tài năng trẻ, Olympic các môn học và các hoạt động khuyến khích học tập khác

4.17 4.09

6

Tổ chức triển khai giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức lối sống cho SV, tổ chức cho SV tham gia các hoạt động văn hóa, văn nghệ và các hoạt động ngoài giờ lên lớp khác

4.12 3.98

Qua bảng tổng hợp kết quả khảo sát cho thấy kết quả phản ánh như sau:

- Công tác theo dõi, đánh giá ý thức học tập, rèn luyện của SV được đánh giá cao (điểm TBC là 4.27 đối với ý kiến của CBQL, GV và 4.15 đối với SV). Trong những năm qua Ban giám hiệu nhà trường đã xác định rõ chất lượng đào tạo là yếu tố then chốt khẳng định nên thương hiệu nhà trường, chính vì thế trong công tác tổ chức, quản lý hoạt động học tập và rèn luyện của SV đã được nhà trường nghiêm ngặt và chặt chẽ. Vấn đề trước hết đối với học tập là một nội dung quan trọng hàng đầu và có tính bắt buộc đối với tất cả SV nên những nội dung này được SV và cán bộ, giáo viên đánh giá cao.

Công tác thi đua, khen thưởng cho tập thể và cá nhân SV đạt thành tích cao trong học tập, rèn luyện và xử lý kỷ luật SV trong nhà trường. Nội dung thi đua, khen thưởng đánh giá với tỉ lệ (điểm TBC là 4.15 đối với ý kiến của CBQL, GV và 4.08 đối với SV). Nội dung xử lý kỷ luật sinh viên vi phạm nội quy và quy chế nhà trường được đánh giá với tỉ lệ (điểm TBC là 4.14 đối với ý kiến của CBQL, GV và 4.11 đối với SV) . Kết quả này cho ta thấy thực tế trong công tác thi đua khen thưởng và xử lý kỹ luật chưa được nhà trường thực hiện một cách triệt để, chặc chẽ; cơ chế thi đua khen thưởng chưa thật sự động viên khuyến khích được tinh thần say xưa học hỏi và nghiên cứu khoa học trong SV, nguồn kinh phí dành cho công tác thi đua khen thưởng chưa được quan tâm đúng mức. Mặt khác việc xử lý các trường hợp SV vi phạm quy chế, nội quy chưa kịp thời dẫn đến tình trạng sinh viên liên tiếp tái phạm nội quy và bản thân SV không biết hình thức kỷ luật đối với bản thân nên gây tình trạng hoang mang ảnh hưởng đến chất lượng học tập và rèn luyện. Như vậy, nhà trường cần phải quan tâm hơn nữa và có một nguồn kinh phí phù hợp cho công tác thi đua khen thưởng

để động viên khích lệ tinh thần học tập và rèn luyện trong SV. Mặt khác, khi có SV vi phạm kỷ luật nhà trường nên tổ chức họp ngay hội đồng kỷ luật để đưa ra các hình thức kỷ luật kịp thời mangtính răng đe, giáo dục để SV không tái phạm.

Tổ chức “Tuần sinh hoạt công dân-HSSV” cho SV đầu khoá, đầu năm và cuối khóa học, nội dung này được cán bộ giáo viên và SV đánh giá tốt với tỉ lệ lệ (điểm TBC là 4.15 đối với ý kiến của CBQL, GV và 4.08 đối với SV). Kết quả này cho thấy Ban giám hiệu nhà trường rất quan tâm đến công tác này, chỉ đạo trực tiếp cho Phòng công tác SV xây dựng kế hoạch tổ chức, mời báo cáo viên với các nội dung thiết thực và hiệu quả, chất lượng bài thu hoạch đạt rất cao.

Tổ chứccác hoạt động nghiên cứu khoa học, thi SV giỏi, thi sáng tạo tài năng trẻ, Olympic các môn học và các hoạt động khuyến khích học tập khác được đánh giá tốt tỉ lệ (điểm TBC là 4.17 đối với ý kiến của CBQL, GV và 4.09 đối với SV). Kết quả cho thấy sự quan tâm của lãnh đạo nhà trường, chủ nhiệm các khoa trong việc tổ chức các hội nghị khoa học cấp khoa, cấp trường, các cuộc thi sáng kiến mô hình xây dựng cầu, olampic chính trị… qua đó khuyến khích SV tìm hiểu trong hoạt động nghiên cứu khoa học và dự các kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh và Bộ Giáo dục và đào tạo tổ chức.

Thực hiện giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức lối sống cho SV, tổ chức cho SV tham gia các hoạt động văn hóa, văn nghệ và các hoạt động ngoài giờ lên lớp được đánh giá khá tỉ lệ (điểm TBC là 4.12 đối với ý kiến của CBQL, GV và 3.98 đối với SV). Như vậy có thể thấy rằng công tác lập kế hoạch giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức đối với SV được đánh giá tương đối khá. Điều này có thể thấy rằng lãnh đạo phòng công tác SV chưa phối hợp tốt với các phòng, khoa trong công tác xây dựng kế hoạch giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức đối với SV. Việc phối hợp tốt với đoàn thanh niên, công đoàn trường để tổ chức các sân chơi văn hóa, văn nghệ và thể thao cho SV còn rất hạn chế.

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ CÔNG TÁC SINH VIÊN Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHẠM VĂN ĐỒNG TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY (Trang 60 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)