8. Cấu trúc của luận văn
3.1.5. Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả, thiết thực
Hiệu quả giáo dục được tính trên cơ sở thực hiện các mục tiêu với lượng chi phí nhất định của các nguồn lực cho phép, sao cho với mức chi phí thấp nhất để đạt kết quả cao nhất. Ta biết rằng, giáo dục là một hoạt động đặc biệt, kết quả của nó là do cả một quá trình lao động lâu dài của quá trình đào tạo và giáo dục liên tục cụ thể và thiết thực tạo nên, điều đó đặt ra yêu cầu quản lý phải cụ thể thiết thực.
Chất lượng giáo dục và đào tạo phụ thuộc chủ yếu vào hiệu quả quản lý, khi người lãnh đạo đưa ra các quyết định cần tính đến hiệu quả của chúng và có đáp ứng được yêu cầu thực tiễn hay không, phải quan tâm đến hiệu quả đúng đắn, biết phân tích hiệu quả trong từng tình huống khác nhau, biết đặt lợi ích chung trên lợi ích cá nhân, từ đó lập kế hoạch, ra các quyết định tối ưu nhằm tạo ra được hiệu quả công việc có lợi nhất cho nhu cầu phát triển của nhà trường.
Để thực hiện nguyên tắc này đòi hỏi người quản lý khi đưa ra quyết định cần tính đến hiệu quả của chúng và đáp ứng được yêu cầu thực tiễn. Phải có quan điểm hiệu quả đúng đắn, biết phân tích hiệu quả trong từng tình huống khác nhau, biết đặt lợi ích chung lên trước và lên trên lợi ích cá nhân, từ đó lập kế hoạch, ra các quyết định tối ưu nhằm tạo ra được hiệu quả công việc có lợi nhất cho nhu cầu phát triển của đơn vị, của tổ chức.
3.2. Biện pháp quản lý công tác sinh viên ở trường đại học phạm văn đồng trong giai đoạn hiện nay
3.2.1. Nâng cao nhận thức tầm quan trọng của quản lý công tác SV cho toàn thể cán bộ, giảng viên, sinh viên