Hữu hiệu của vi khuẩn Azospirillum trên lúa cao sản trồng trong nhà

Một phần của tài liệu Phân lập, tuyển chọn và khảo nghiệm các dòng vi khuẩn Azospirillum nội sinh trên sinh trưởng và năng suất của lúa cao sản trồng trên đất phù sa ngọt tại tỉnh An Giang (Trang 94 - 122)

nhà lưới

4.4.1Độ hữu hiệu của vi khuẩn Azospirillum trên lúa OM 6976 trồng

trong nhà lưới

4.4.1.1 Chiều cao cây lúc 30 ngày và lúc thu hoạch

a) Chiều cao cây lúc 30 ngày: Cây lúa được chủng các dòng vi khuẩn

Azospirillum sp. 6T1, Azospirillum sp. T7, Azospirillum sp. 7R, Azospirillum

81

kê so với so với cây đối chứng không chủng vi khuẩn và không bón đạm. Do cây lúa ở giai đoạn 30 ngày sau khi trồng, vi khuẩn được chủng cho cây chưa phát huy tác dụng nên chiều cao cây ở những nghiệm thức có chủng vi khuẩn khác biệt không ý nghĩa thống kê so với đối chứng không. Mặt khác, ở các nghiệm thức không chủng vi khuẩn và bón 40N hoặc 60N có chiều cao cây khác biệt có ý nghĩa thống kê so với nghiệm thức đối chứng không chủng vi khuẩn và không bón đạm. Bên cạnh đó, các nghiệm thức có chủng các dòng vi khuẩn có chiều cao cây khác biệt không ý nghĩa thống kê so với so với nghiệm thức không chủng vi khuẩn và bón 20N hoặc 40N. Điều này cho thấy, vi khuẩn Azospirillum sp. có thể cố định lượng đạm tương đương 20-40N cho lúa (Bảng 4.10) Kết quả tương tự cũng được tìm thấy bởi Albreicht et al. (1981), Bashan và Levanony (1990).

b) Chiều cao cây lúa lúc thu hoạch (90 ngày): Ở nghiệm thức được chủng 04 dòng Azospirillum sp. 6T1, Azospirillum sp. T7, Azospirillum sp. 7R, Azospirillum sp. 25HR và không bón đạm có chiều cao cây khác biệt có ý nghĩa thống kê so với so với cây đối chứng không chủng vi khuẩn và không bón đạm. Bên cạnh đó, các nghiệm thức không chủng vi khuẩn và bón 40N, 60N và 120N có chiều cao cây tương tương và khác biệt không ý nghĩa thống kê so với các nghiệm thức được chủng 04 dòng vi khuẩn. Điều này cho thấy, vi khuẩn đã cố định lượng đạm cho cây tương đương 40-120N và giúp cây gia tăng chiều cao từ 24,5-34,6% so với đối chứng (Bảng 4.10). Kết quả tương tự được tìm thấy bởi Bashan et al. (2004), Albreicht et al. (1981).

Bảng 4.10: Chiều cao cây lúa lúc 30 ngày sau khi trồng và lúc thu hoạch.

TT Nghiệm thức Chiều cao

cây lúc 30 ngày (cm)

Chiều cao cây lúc thu

hoạch (cm)

1 Đối chứng (không chủng Azospirillum và không

bón N. 27,075a 51,0a 2 Không chủng Azospirillum và bón 20N. 37,675c 68,9c 3 Không chủng Azospirillum và bón 40N. 33,275bc 68,1bc 4 Không chủng Azospirillum và bón 60N. 31,85ab 68,15bc 5 Không chủng Azospirillum và bón 120N. 31,625ab 63,5b 6 Chủng Azospirillum sp. 6T1 và không bón N. 30,25ab 67,95bc 7 Chủng Azospirillum sp.T7 và không bón N. 29,175ab 68,5bc 8 Chủng Azospirillum sp.7R và không bón N. 29,45ab 68,625bc 9 Chủng Azospirillum sp.25HR và không bón N. 28,625ab 63,475b CV (%) 13,8 9,8

Chú thích: Các giá trị trung bình trong cùng một cột theo sau có cùng mẫu tự biểu thị sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê ở mức 5%.

4.4.1.2 Trọng lượng khô (TLK) thân lá và trọng lượng (TL) 1.000 hạt a) Trọng lượng khô (TLK) thân lá: Ở những cây lúa có chủng 04 dòng a) Trọng lượng khô (TLK) thân lá: Ở những cây lúa có chủng 04 dòng vi khuẩn Azospirillum sp. 6T1, Azospirillum sp. T7, Azospirillum sp. 7R,

82

Azospirillum sp. 25HRcó TLK thân lá khác biệt không có ý nghĩa thống kê so với cây đối chứng không chủng vi khuẩn và không bón đạm. Những nghiệm thức được chủng 04 dòng vi khuẩn và không bón đạm đã giúp cây gia tăng TLK thân lá từ 36,01% đến 146,41% so với nghiệm thức đối chứng không chủng vi khuẩn và và không bón đạm. Bên cạnh đó, cây lúa có chủng 04 dòng vi khuẩn và không bón đạm có TLK thân lá cao hơn cây không chủng vi khuẩn và bón 20-60N từ 28,57% đến 128,39%. Như vậy, những cây có chủng

Azospirillum sp. đã giúp cây gia tăng TLK thân lá từ 36,1-146,4% so với đối chứng (Bảng 4.11). Kết quả tương tự cũng được tìm thấy bởi Xie và Yokota, (2005); Peng et al. (2006).

b) Trọng lượng 1.000 hạt: Ở nghiệm thức có chủng 04 dòng vi khuẩn

Azospirillum sp. 6T1, Azospirillum sp. T7, Azospirillum sp. 7R, Azospirillum

sp. 25HR và không bón đạm có trọng lượng 1.000 hạt khác biệt không có ý nghĩa thống kê so với cây đối chứng không chủng vi khuẩn và không bón đạm. Mặt khác, các cây lúa được chủng 04 dòng vi khuẩn có trọng lượng 1.000 hạt khác biệt có ý nghĩa thống kê so với cây không chủng vi khuẩn và bón 20N, 40N, 60N hoặc 120N. Do đó, những cây lúa được chủng 04 dòng vi khuẩn

Azospirillum sp. đã giúp cây gia tăng trọng lượng 1.000 hạt từ 5,7-6,7% so với đôi chứng (Bảng 4.11). Kết quả tương tự cũng được Bashan et al. (2004), Yokota, (2005) và Peng et al. (2006) tìm thấy.

Bảng 4.11: Trọng lượng khô thân lá và trọng lượng 1.000 hạt lúc thu hoạch lúa.

TT Nghiệm thức TLK

thân lá(g)

TL

1.000 hạt (g)

1 Đối chứng (không chủng Azospirillum

không bón N.

12,5825ab 20,89a

2 Không chủng Azospirillum và bón 20N. 14,85abc 20,1575a

3 Không chủng Azospirillum và bón 40N. 13,53abc 20,3075a

4 Không chủng Azospirillum và bón 60N. 14,85abc 20,89ab

5 Không chủng Azospirillum và bón 120N. 10,5925ab 20,0175a

6 Chủng Azospirillum sp. 6T1 và không bón N. 19,5575abc 22,2425b

7 Chủng Azospirillum sp.T7 và không bón N. 17,125a 22,2925b

8 Chủng Azospirillum sp.7R và không bón N. 31,005a 22,1575b

9 Chủng Azospirillum sp.25HR và không bón N. 19,65ab 22,0825b

CV (%) 16,1 5,9

Chú thích: Các giá trị trung bình trong cùng một cột theo sau có cùng mẫu tự biểu thị sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê ở mức 5%.

4.4.1.3 Số hạt trên bông lúa và hàm lượng đạm trong hạt lúa

a) Số hạt/bông lúa: Ở các nghiệm thức có chủng 04 dòng Azospirillum

sp. 6T1, Azospirillum sp. T7, Azospirillum sp. 7R, Azospirillum sp. 25HR và không bón đạm có số hạt/bông lúa cao hơn và khác biệt có ý nghĩa thống kê so với cây lúa đối chứng không chủng vi khuẩn và không bón đạm. Mặt khác, khi

83

cây lúa được bón 20-120N có số hạt/bông cao hơn và khác biệt có ý nghĩa thống kê so với cây lúa đối chứng. Như vậy, đạm có ảnh hưởng lớn đến quá trình tạo hạt/bông lúa (Bảng 4.12). Mehnaz et al. (2007); Young et al. (2008) và Lin et al. (2009) cũng cho kết quả tương tự.

Bảng 4.12: Số hạt trên bông và hàm lượng đạm trong hạt lúa lúc thu hoạch.

TT Nghiệm thức Số hạt/bông (hạt) HL đạm trong hạt (%)

1 Đối chứng (không chủng Azospirillum

không bón N.

81,25a 5,86abcd

2 Không chủng Azospirillum và bón 20N. 533,0c 6,82abcd

3 Không chủng Azospirillum và bón 40N. 500,75c 7,0575cd

4 Không chủng Azospirillum và bón 60N. 486,25c 6,925cde

5 Không chủng Azospirillum và bón 120N. 450,5c 7,4425d

6 Chủng Azospirillum sp. 6T1 và không bón N. 244,5b 5,885a

7 Chủng Azospirillum sp.T7 và không bón N. 242,0b 6,09abc

8 Chủng Azospirillum sp.7R và không bón N. 259,0b 6,005ab

9 Chủng Azospirillum sp.25HR và không bón N. 221,0b 6,0675abc

CV (%) 19,07 11,6

Chú thích: Các giá trị trung bình trong cùng một cột theo sau có cùng mẫu tự biểu thị sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê ở mức 5%.

b) Hàm lượng đạm trong hạt lúa: Khi chủng 04 dòng Azospirillum sp.

6T1, Azospirillum sp. T7, Azospirillum sp. 7R, Azospirillum sp. 25HR và không bón đạm có hàm lượng đạm trong hạt lúa khác biệt không có ý nghĩa thống kê so với cây lúa đối chứng không chủng vi khuẩn và không bón đạm. Tuy nhiên, khi cây lúa được chủng 04 dòng vi khuẩn đã giúp cây gia tăng hàm lượng đạm trong hạt từ 2,5% đến 3,9% so cây lúa đối chứng. Mặt khác khi cây lúa được bón từ 20-120N có hàm lượng đạm trong hạt lúa tăng từ 20,4% đến 27,0%. Như vậy, các nghiệm thức khi được chủng Azospirillum sp. sẽ giúp cây lúa gia tăng hàm lượng đạm trong hạt (Bảng 4.12). Kết quả tương tự cũng được tìm thấy bởi Mehnaz et al. (2007); Young et al. (2008) và Lin et al. (2009).

4.4.1.4 Độ hữu hiệu của vi khuẩn Azospirillum: Khi chủng 04 dòng vi khuẩn

Azospirillum sp. 6T1, Azospirillum sp. T7, Azospirillum sp. 7R, Azospirillum

sp. 25HR và không bón đạm cho cây lúa nhận thấy dòng vi khuẩn có độ hữu hiệu cao nhất là Azospirillum sp. 25HR (156,17%) và dòng Azospirillum sp. 6T1 có độ hữu hiệu thấp nhất (55,43%) trong tổng số 04 dòng vi khuẩn đã chủng cho cây lúa. Độ hữu hiệu trung bình của 04 dòng vi khuẩn là 98,5%. Điều này cho thấy 04 dòng Azospirillum sp. đều có độ hữu hiệu khi chủng cho lúa cao sản OM 6976 (Hình 4.8, Hình 4.9 và Bảng 4.13). Mehnaz et al.

84

Chú thích: Từ trước ra sau trong cùng một hàng là các nghiệm thức từ NT1 đến NT9, từ trái sang phải là các lần lặp lại từ 1 đến 4.

Hình 4.8: Đặc điểm sinh trưởng của các cây lúa OM 6976 ở 9 nghiệm thức lúc 60 ngày sau khi trồng trong nhà lưới.

A B

C D E

Chú thích: A-Đối chứng (không chủng Azospirillum và không bón N); B-Chủng Azospirillum sp. 6T1 và không bón N; C-Chủng Azospirillum sp. T7 và không bón N; D-Chủng Azospirillum sp. 7R và không bón N; E-Chủng Azospirillum sp. 25HR và không bón N.

Hình 4.9: Màu lá, chiều cao cây lúa OM 6976 có chủng Azospirillum (B, C, D và E) và đối chứng (A) lúc 60 ngày khi trồng trong nhà lưới.

85

Bảng 4.13: Độ hữu hiệu của vi khuẩn Azospirillum khi chủng cho lúa OM 6976.

TT Nghiệm thức Độ hữu hiệu

E (%)

1 Đối chứng (không chủng Azospirillum và không bón N).

2 Chủng Azospirillum sp. 6T1 và không bón N. 55,43

3 Chủng Azospirillum sp.T7 và không bón N. 36,11

4 Chủng Azospirillum sp.7R và không bón N. 146,41

5 Chủng Azospirillum sp.25HR và không bón N. 156,17

4.4.2Độ hữu hiệu của vi khuẩn Azospirillum trên lúa OM 4218 trồng

trong nhà lưới

4.4.2.1 Màu lá và trọng lượng khô (TLK) thân lá

a) Màu lá: Các nghiệm thức khi được chủng dòng Azospirillum sp. 6T1,

Azospirillum sp. T7, Azospirillum sp. 7R, Azospirillum sp. 25HR và không bón đạm đều cho màu lá có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê so với cây lúa đối chứng không chủng vi khuẩn, không bón đạm. Ở nghiệm thức không chủng vi khuẩn và bón 60N hoặc 120N thì lá có màu sắc xanh tốt, biểu thị không thiếu đạm tương đương và khác biệt không có ý nghĩa thống kê so với những cây lúa được chủng 04 dòng vi khuẩn nêu trên. Kết quả cho thấy, khi chủng vi khuẩn và không bón đạm có thể cố định lượng đạm cho lúa tương đương ít nhất là 60 kgN/ha (Bảng 4.14, Hình 4.10 và Hình 4.11). Kết quả tương tự cũng được Mehnaz et al. (2007); Young et al. (2008) và Lin et al. (2009) thực hiện trước đây. Điều này cho thấy vi khuẩn đã cố định đạm cho lúa giúp lá lúa có màu xanh tốt so với không chủng vi khuẩn Azospirillum.

Bảng 4.14: Màu lá và trọng lượng khô thân lá.

TT Nghiệm thức Màu lá TLK thân lá(g)

1 Đối chứng (không chủng Azospirillum

không bón N. 3,0a 12,7a 2 Không chủng Azospirillum và bón 20N. 3,2a 14,2b 3 Không chủng Azospirillum và bón 40N. 3,4b 15,8c 4 Không chủng Azospirillum và bón 60N. 3,8bc 17,7c 5 Không chủng Azospirillum và bón 120N. 4,2c 19,9cd 6 Chủng Azospirillum sp. 6T1 và không bón N. 4,0c 23,3d 7 Chủng Azospirillum sp.T7 và không bón N. 4,0c 24,2d 8 Chủng Azospirillum sp.7R và không bón N. 4,0c 24,5d 9 Chủng Azospirillum sp.25HR và không bón N. 4,0c 24,3d CV (%) 10,8 11,5

Chú thích: Các trị số ở cột Màu lá thể hiện mức độ thiếu và thừa đạm khi bón cho lúa. Các giá trị trung bìng trong cùng một cột theo sau có cùng mẫu tự biểu thị sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê ở mức 5%.

b) Trọng lượng khô (TLK) thân lá: Các nghiệm thức được chủng 04 dòng Azospirillum sp. 6T1, Azospirillum sp. T7, Azospirillum sp. 7R,

86

thống kê so với cây lúa đối chứng không chủng vi khuẩn, không bón đạm. Cây không được chủng 04 dòng vi khuẩn và bón 20N, 40N, 60N hoặc120N có TLK thân lá khác biệt có ý nghĩa thống kê so với cây lúa đối chứng. Mặt khác, cây lúa chủng vi khuẩn và không bón đạm có TLK thân lá tương đương và khác biệt có ý nghĩa thống kê so với cây lúa không chủng vi khuẩn và bón 120N . Kết quả này cho thấy, những cây được chủng Azospirillum sp. thì vi khuẩn đã giúp cây gia tăng TLK thân lá từ 83,5-92,9% so với đối chứng (Bảng 4.14). Kết quả tương tự cũng được tìm thấy bởi Bashan và Levanony (1990), Albreicht et al. (1981).

4.4.2.2 Chiều cao cây lúc 30 ngày và lúc thu hoạch

a) Chiều cao cây lúc 30 ngày: Các cây được chủng 04 dòng

Azospirillum sp. 6T1, Azospirillum sp. T7, Azospirillum sp. 7R, Azospirillum

sp.25HR và không bón đạm có chiều cao cây khác biệt có ý nghĩa thống kê so với so với nghiệm thức đối chứng. Ở nghiệm thức được chủng Azospirillum

sp. 6T1 có chiều cao cây cao nhất (39,5cm), cây lúa được chủng Azospirillum

sp. 25HR. có chiều cao cây thấp nhất (39,5cm). Mặt khác, ở cây lúa không chủng vi khuẩn và bón 40N có chiều cao cây tương tương và khác biệt không ý nghĩa thống kê so với các nghiệm thức được chủng vi khuẩn. Điều này cho thấy vi khuẩn đã cố định lượng đạm cho cây tương đương 40N và giúp cây gia tăng chiều cao (Bảng 4.15) Albreicht et al. (1981), Bashan và Levanony (1990).

b) Chiều cao cây lúc thu hoạch (90 ngày): Ở những cây lúa được chủng 04 dòng Azospirillum sp. 6T1, Azospirillum sp. T7, Azospirillum sp. 7R, Azospirillum sp. 25HR và không bón đạm có chiều cao cây khác biệt có ý nghĩa thống kê so với so với cây lúa đối chứng không chủng vi khuẩn và không bón đạm (58,6cm). Những cây lúa được chủng Azospirillum sp. 6T1 có chiều cao cây cao nhất (71,3cm), nghiệm thức được chủng Azospirillum sp.

7R. có chiều cao cây thấp nhất (70,3cm). Bên cạnh đó, những cây lúa không chủng vi khuẩn và bón 60N và 120N có chiều cao cây tương tương và khác biệt không ý nghĩa thống kê so với các nghiệm thức được chủng 04 dòng vi khuẩn nêu trên. Từ kết quả này cho thấy, vi khuẩn Azospirillum sp. đã cố định lượng đạm cho cây tương đương 60-120N và giúp cây gia tăng chiều cao từ 20,0-21,7% so với đối chứng (Bảng 4.15). Kết quả tương tự do Bashan và Levanony (1990), Albreicht et al. (1981) phát hiện.

87

Chú thích: Từ trước ra sau trong cùng một hàng là các nghiệm thức từ NT1 đến NT9, từ phải sang trái là các lần lặp lại từ 1 đến 4.

Hình 4.10: Đặc điểm sinh trưởng của các cây lúa OM 4218 ở 9 nghiệm thức lúc 60 ngày sau khi trồng trong nhà lưới.

A B

C D E

Chú thích: F-Đối chứng (không chủng Azospirillum và không bón N); G-Chủng Azospirillum sp. 6T1 và không bón N; H-Chủng Azospirillum sp. T7 và không bón N; I-Chủng Azospirillum sp. 7R và không bón N; K-Chủng Azospirillum sp. 25HR và không bón N.

Hình 4.11: Màu lá, chiều cao cây lúa OM 4218 có chủng Azospirillum (B, C, D và E) và đối chứng (A) lúc 60 ngày khi trồng trong nhà lưới.

88

Bảng 4.15: Chiều cao cây lúc 30 ngày sau khi trồng và lúc thu hoạch (cm).

TT Nghiệm thức Chiều cao

cây lúc 30 ngày

Chiều cao cây lúc thu hoạch

1 Đối chứng (không chủng Azospirillum và không bón N. 32,1a 58,6a 2 Không chủng Azospirillum và bón 20N. 36,2b 65,5b 3 Không chủng Azospirillum và bón 40N. 38,7cd 66,8b 4 Không chủng Azospirillum và bón 60N. 38,5c 68,3bc 5 Không chủng Azospirillum và bón 120N. 38,3c 68,9bc 6 Chủng Azospirillum sp. 6T1 và không bón N. 39,5d 71,3c 7 Chủng Azospirillum sp.T7 và không bón N. 39,2d 70,8c 8 Chủng Azospirillum sp.7R và không bón N. 39,4d 70,3c 9 Chủng Azospirillum sp.25HR và không bón N. 39,0d 70,6c CV (%) 3,5 5,8

Chú thích: Các giá trị trung bình trong cùng một cột theo sau có cùng mẫu tự biểu thị sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê ở mức 5%.

4.4.2.3 Số hạt/bông lúa và trọng lượng 1.000 hạt

a) Số hạt/bông lúa: Những cây lúa được chủng 04 dòng Azospirillum sp.

6T1, Azospirillum sp. T7, Azospirillum sp. 7R, Azospirillum sp. 25HR và không bón đạmcó số hạt/bông lúa khác biệt có ý nghĩa thống kê so với cây lúa đối chứng không chủng vi khuẩn và không bón đạm. Mặt khác, cây được chủng vi khuẩn có số hạt/bông lúa khác biệt không có có ý nghĩa thống kê so với cây lúa không chủng vi khuẩn và bón 60N, 120N. Bên cạnh đó, cây lúa không chủng vi khuẩn và bón 20N, 40N, 60N hoặc 120N có số hạt/bông lúa khác biệt có ý nghĩa thống kê so với cây lúa đối chứng không chủng vi khuẩn và không bón đạm. Như vậy, khi chủng vi khuẩn cho cây lúa đã giúp cây gia

Một phần của tài liệu Phân lập, tuyển chọn và khảo nghiệm các dòng vi khuẩn Azospirillum nội sinh trên sinh trưởng và năng suất của lúa cao sản trồng trên đất phù sa ngọt tại tỉnh An Giang (Trang 94 - 122)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)