Đất trồng lúa được thu hoạch từ các ruộng trồng lúa cao sản tại tỉnh An Giang, sau đó đập nhỏ, phơi khô để khử các mầm bệnh trong đất. Cân 05 kg đất vào mỗi chậu, sau đó trồng lúa (một tép) của các giống lúa cao sản. Tất cả các chậu trồng cây được bón lót phân theo công thức Đạm–Lân–Kali là 0N– 60P2O5–30K2O.
Đất trồng được lấy từ đất nông nghiệp tại huyện Châu Phú và Thoại Sơn thuộc tỉnh An Giang. Giống lúa cao sản OM 6976 và OM 4218 được dùng trong thí nghiệm nhà lưới.
Thí nghiệm gồm 9 nghiệm thức (NT), 4 lần lặp lại và bố trí theo thể thức hoàn toàn ngẫu nhiên.
- NT 1: Đối chứng (không chủng Azospirillum và không bón N). - NT 2: Đối chứng không chủng Azospirillum và bón 20N. - NT 3: Đối chứng không chủng Azospirillum và bón 40N. - NT 4: Đối chứng không chủng Azospirillum và bón 60N. - NT 5: Đối chứng không chủng Azospirillum và bón 120N. - NT 6: Chủng Azospirillum và không bón N.
- NT 7: Chủng Azospirillum và không bón N. - NT 8: Chủng Azospirillum và không bón N. - NT 9: Chủng Azospirillum và không bón N.
3.2.4.2 Thu mẫu lúa và phân tích các chỉ tiêu nông học
Trong suốt thời gian lúa tăng trưởng và phát triển, các mẫu lúa được tiến hành lấy mẫu và phân tích các chỉ tiêu cho đến khi thu hoạch như sau:
- Xác định màu diệp lục tố lá lúa (màu lá lúa). - Xác định chiều cao cây lúa.
- Xác định trọng lượng khô thân lá lúa. - Xác định trọng lượng 1.000 hạt. - Xác định số hạt/bông lúa.
- Phân tích đạm tổng số trong hạt lúa.
62
Cách tính độ hữu hiệu: Độ hữu hiệu của vi khuẩn Azospirillum sp. dựa trên TLK thân lá và được tính theo công thức:
E (%) = (TLKTL cây chủng vi khuẩn - TLKTL cây không chủng vi khuẩn) x 100% TLKTL cây không chủng vi khuẩn
E (Effectiveness): Độ hữu hiệu; TLKTL: Trọng lượng khô thân, lá. Số liệu thí nghiệm được xử lý và phân tích bằng phần mềm Microsoft Excel 2013 và Statgraphics Centurion XV.