Giống lúa cao sản: OM 6976 và OM 4218.
Địa điểm trồng lúa: Lúa OM 6976 và OM 4218 được trồng vụ Đông Xuân 2011-2012 tại ruộng của ông Huỳnh Văn Sâm, ấp Vĩnh Bình, xã Vĩnh Thạnh Trung, huyện Châu Phú, tỉnh An Giang. Đất trồng lúa ở thí nghiệm ngoài đồng là loại sét pha thịt, độ pH 4,5, chất hữu cơ 3,8%, N tổng số 0,17%, Lân tổng số 0,6%, Kali trao đổi (0,33Cmol/kg).
Nhằm loại bỏ ảnh hưởng của đạm có sẵn trong đất, trước khi tiến hành thí nghiệm chủng vi khuẩn Azospirillum cho lúa. Lúa được trồng với công thức bón phân Đạm–Lân–Kali là 0N–60P2O5–30K2O để lượng đạm có trong đất được cây lúa hấp thu hết. Sau đó tiến hành thí nghiệm trồng lúa có chủng vi khuẩn Azospirillum.
Thí nghiệm gồm 5 nghiệm thức (NT), 4 lần lặp lại, bố trí theo thể thức khối hoàn toàn ngẫu nhiên và diện tích của mỗi lô thí nghiệm là 50m2.
- NT 1: Đối chứng (không chủng Azospirillum, không bón N).
- NT 2: Không chủng Azospirillum và bón 100N (theo cách của nông dân thường sử dụng).
- NT 3: Chủng kết hợp 02 dòng Azospirillum và không bón N. - NT 4: Chủng kết hợp 02 dòng Azospirillum và bón 50N. - NT 5: Chủng kết hợp 02 dòng Azospirillum và bón 25N.
3.2.5.2 Thu mẫu lúa và phân tích các chỉ tiêu nông học
- Xác định màu diệp lục tố lá lúa (màu lá lúa). - Xác định chiều cao cây lúa.
- Xác định chiều dài bông lúa. - Xác định số hạt/bông lúa. - Xác định trọng lượng 1.000 hạt. - Xác định trọng lượng khô thân lá lúa. - Phân tích đạm tổng số trong hạt lúa.
63
- Xác định độ hữu hiệu của vi khuẩn Azospirillum trên cây lúa. - Xác định năng suất lúa.
Số liệu thí nghiệm được xử lý và phân tích bằng phần mềm Microsoft Excel 2013 và Statgraphics Centurion XV.
64
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1 Phân lập vi khuẩn Azospirillum từ lúa cao sản và lúa hoang