Kinh nghiệm chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành kinh tế nông nghiệp ở một số địa phương

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở tỉnh hải dương hiện nay (Trang 26 - 29)

một số địa phương

1.3.1.1. Kinh nghiệm của tỉnh Hưng Yên

Hƣng Yên là một tỉnh nằm ở trung tâm đồng bằng sông Hồng, có diện tích 926,0

; dân số hơn 1,3 triệu ngƣời; với địa hình hoàn toàn là đồng bằng, không có rừng núi, không giáp biển, độ cao đất đai gần nhƣ đồng đều, địa hình rất thuận lợi.

Trong CDCCKT nông nghiệp, tỉnh xác định: phát triển nông nghiệp hàng hóa hiệu quả cao, gắn với xây dựng nông thôn mới, tập trung công tác chuyển từ trồng lúa

năng suất hiệu quả thấp, sang trồng cây hàng năm, kết hợp với chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản có giá trị và hiệu quả kinh tế cao [2]. Trong giai đoạn 2013-2015, tốc độ tăng trƣởng nông nghiệp tỉnh Hƣng Yên bình quân đạt 2,2%/năm; năm 2016 đạt 2,56%.

Ngành trồng trọt của tỉnh đang chuyển đổi mạnh cơ cấu cây trồng, mùa vụ, áp dụng tiến bộ kỹ thuật về giống, công nghệ cao. Năm 2017, tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm đạt 97.843 ha; diện tích trồng lúa 70.372 ha, giảm 5,11% so với năm 2016 (giảm 2.789 ha) do chuyển đổi từ trồng lúa hiệu quả thấp sang trồng các loại cây có giá trị kinh tế cao. Các loại nông sản có lợi thế cạnh tranh của vùng nhƣ: chuối, cam, nhãn,bƣởi,… đều đạt mức sản lƣợng cao. Trong năm, tỉnh còn tiến hành chuyển đổi và hình thành 1.032ha vùng chuyên canh, cánh đồng mẫu lớn,…[13]

Ngành chăn nuôi của tỉnh phát triển theo hƣớng chăn nuôi tập trung, quy mô công nghiệp và an toàn sinh học. Cơ cấu giống đàn gia súc, gia cầm của tỉnh chuyển dịch theo hƣớng tăng năng suất, chất lƣợng, hiệu quả và bền vững gắn với an toàn dịch bệnh với các loại: lợn, trâu, bò (trong đó có bò sữa, bò lai 3 máu,…), gà (gà Đông Tảo và Đông Tảo lai).

Nuôi trồng thủy sản phát triển ổn định, diện tích nuôi trồng năm 2017 ƣớc đạt 5.650 ha, tăng 18 ha so với năm 2016, diện tích nuôi trồng thuỷ sản đều là nuôi thâm canh và bán thâm canh.

Nhƣ vậy, trong những năm qua, tỉnh Hƣng Yên đã đạt đƣợc những thành tựu khá toàn diện về phát triển CCNKT nông nghiệp, cơ cấu nội bộ ngành nông nghiệp chuyển dịch theo hƣớng tích cực. Có đƣợc kết quả đó là do: tỉnh đã xác định và phát huy đƣợc thế mạnh của vùng là một tỉnh giáp Thủ đô Hà Nội để phát triển kinh tế nông nghiệp theo hƣớng đô thị, đa dạng các giống cây trồng, vật nuôi theo hƣớng sản xuất hàng hóa; chú trọng đầu tƣ mở rộng hệ thống đƣờng giao thông phục vụ sản xuất và đời sống, thúc đẩy phát triển mô hình sản xuất nông nghiệp quy mô lớn.

Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn tồn tại một số hạn chế, yếu kém: quá trình CDCCNKT nông nghiệp dù có sự chuyển dịch đúng hƣớng nhƣng diễn ra còn chậm;

tái cơ cấu ngành nông nghiệp, liên kết trong sản xuất nông nghiệp gắn với bảo quản, chế biến, tiêu thụ sản phẩm chƣa đáp ứng yêu cầu; tình trạng ngƣời dân tự ý chuyển đổi đất lúa không theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất,… gây ra nhiều khó khăn, thách thức.

1.3.1.2. Kinh nghiệm của tỉnh Thái Bình

Tỉnh Thái Bình nằm ở phía đông nam đồng bằng châu thổ sông Hồng, cách Thủ đô Hà Nội 110km về phía đông nam. Thái Bình là tỉnh có nhiều tiềm năng trong phát triển nông nghiệp, là một trọng điểm lúa nƣớc nằm trong vựa lúa của đồng bằng Bắc Bộ và cả nƣớc.

Trong những năm gần đây, nông nghiệp tỉnh Thái Bình luôn đạt đƣợc những thành tựu hàng đầu cả nƣớc. Công tác chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi đƣợc các địa phƣơng tích cực triển khai: năm 2017 diện tích giống lúa ngắn ngày gia tăng, giống lúa chất lƣợng cao chiếm khoảng 23% diện tích, giống lúa đạt năng suất cao chiếm 75% diện tích gieo cấy. Sản lƣợng lúa cả năm 2017 đạt 945.856 tấn.

Hiện nay, tỉnh đang đẩy mạnh nghiên cứu, lai tạo nhiều giống mới chất lƣợng cao, tiến tới thực hiện công nghiệp hóa ngành giống, với 10 giống lúa đƣợc công nhận là giống chuẩn quốc gia nhƣ BC15, TBR225,… và trở thành tỉnh chiếm trên 10% thị phần giống của cả nƣớc. Tỉnh cũng đang tập trung xây dựng những mô hình sản xuất liên kết an toàn theo chuỗi, dựa trên xây dựng gần 130 cánh đồng mẫu gồm cả lúa và cây màu, đẩy mạnh ký kết hợp đồng bao tiêu nông sản với các công ty, nhà máy chế biến. Điều kiện tự nhiên thuận lợi, cơ sở hạ tầng phục vụ nông nghiệp khá đồng bộ, cùng với giống tốt là điều kiện để Thái Bình vƣơn lên trở thành một trong những tỉnh dẫn đầu cả nƣớc về năng suất lúa [25].

Đối với ngành chăn nuôi, cơ cấu giá trị sản xuất chiếm tỉ trọng lớn là gia súc (78,11%) và gia cầm (14,03%). Ngƣ nghiệp của tỉnh cũng đạt đƣợc nhiều kết quả tốt. Toàn tỉnh với 1.210 phƣơng tiện khai thác hải sản (trong đó có 280 phƣơng tiện khai

thác xa bờ), cho sản lƣợng khai thác thủy sản hàng năm đạt khoảng 70.000 tấn. Tổng sản lƣợng thủy sản năm 2017 ƣớc đạt 212.453 tấn.

Là một tỉnh có nền kinh tế nông nghiệp thuần nông, mà sản xuất trồng trọt là chủ yếu, chiếm tỉ trọng lớn trong lĩnh vực nông nghiệp của Thái Bình. Trong những năm vừa qua, ngành nông nghiệp đã đạt đƣợc tốc độ phát triển khá, cơ cấu chuyển dịch dần theo hƣớng tiến bộ. Đạt đƣợc kết quả đó là nhờ: tỉnh luôn nhận đƣợc sự quan tâm, giúp đỡ, chỉ đạo của Nhà nƣớc, tạo điều kiện về cơ sở vật chất và các chính sách phát triển nông nghiệp (chính sách đầu tƣ cơ sở hạ tầng, các chính sách khuyến nông, trợ giá gốc, bảo vệ thực vật, cho vay với lãi suất ƣu đãi,…). Cùng với đó, tỉnh Thái Bình đã rất chú trọng đến công tác thu hút vốn đầu tƣ vào phát triển nông nghiệp công nghệ cao với rất nhiều các dự án lớn (đến đầu năm 2017, toàn tỉnh có 91 dự án với tổng kinh phí gần 3000 tỷ đồng) thông qua cách làm rất sáng tạo trong việc đẩy mạnh tích tụ đất đai để vừa không vi phạm pháp luật, vừa đáp ứng đƣợc yêu cầu của các nhà đầu tƣ và ngƣời dân. Cụ thể, tỉnh vận động ngƣời dân tự nguyện ủy quyền quản lý sử dụng đất nông nghiệp cho chính quyền xã, xã sẽ đứng ra kí hợp đồng cho thuê đất với thời hạn từ 20 đến trên 30 năm để các doanh nghiệp đầu tƣ [8].

Là một tỉnh thuộc vùng Đồng bằng sông Hồng, đồng thời gần vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, do đó CCKT của tỉnh trong giai đoạn tới cần có sự chuyển dịch mạnh mẽ hơn và nhanh hơn để phù hợp với xu thế của vùng.

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở tỉnh hải dương hiện nay (Trang 26 - 29)