Các nhân tố kinh tế xã hộ

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở tỉnh hải dương hiện nay (Trang 35 - 39)

Hiện trạng sử dụng đất

2.1.3. Các nhân tố kinh tế xã hộ

Thứ nhất, dân cư và nguồn lao động

Theo số liệu thống kê năm 2016, dân số của tỉnh Hải Dƣơng là 1.785.818 ngƣời, với mật độ dân số là 1.071 ngƣời/km2. Hiện nay, dân số của tỉnh phần lớn tập trung ở nông thôn với 1.337.060 ngƣời, chiếm 74,9% dân số toàn tỉnh và chủ yếu là làm nghề

nông; ở thành thị có 448.758 ngƣời, chiếm 25,1% dân số toàn tỉnh[7]. Từ năm 2000 đến năm 2016, dân số ở thành thị có xu hƣớng gia tăng, dân số ở nông thôn có xu hƣơng giảm song còn chậm và chiếm tỉ lệ cao. Xu hƣớng này là phù hợp với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng hiện đại.

Dân số đông, ngƣời lao động cần cù, chịu khó, giàu kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp. Quy mô dân số lớn với cung nguồn lao động dồi dào là điều kiện thuận lợi để thúc đẩy phát triển kinh tế nói chung và ngành nông nghiệp của tỉnh nói riêng. Song, nó cũng đặt ra những thách thức trong giải quyết vấn đề việc làm cho ngƣời lao động.

Thứ hai, kết cấu hạ tầng - Hệ thống giao thông

Hệ thống giao thông của tỉnh gồm 3 loại hình chính: đƣờng bộ, đƣờng sắt và đƣờng thủy nội địa. Địa bàn tỉnh có nhiều đoạn quốc lộ chạy qua nhƣ: quốc lộ 5 Hà Nội – Hƣng Yên – Hải Dƣơng – Hải Phòng; quốc lộ 5, quốc lộ 18, quốc lộ 37, quốc lộ 38B,… tuyến đƣờng cao tốc từ Hà Nội tới Hải Phòng với 40 km đƣờng chạy qua tỉnh. Hải Dƣơng có 72 km đƣờng sắt đi qua, gồm tuyến Hà Nội – Hải Phòng có 46,3 km qua tỉnh; tuyến Kép – Bãi Cháy có 8,9 km qua tỉnh; tuyến Bến Tắm – Cổ Thành dài 16 km. Các tuyến đƣờng sắt đã tạo điều kiện thuận lợi cho lƣu chuyển giữa Hải Dƣơng và các tỉnh khác cũng nhƣ trao đổi hàng hóa xuất khẩu qua cảng Hải Phòng, Quảng Ninh. Tỉnh có nhiều sông lớn chảy qua tạo thành một mạng lƣới đƣờng thủy liên kết tỉnh với các tỉnh phía Bắc và hệ thống cảng biển quốc gia. Tổng chiều dài các tuyến sông đƣợc sử dụng vào mục đích vận tải khoảng 393,5 km.

Sự đa dạng của các loại hình giao thông là điều kiện thuận lợi cho tỉnh thúc đẩy giao lƣu, vận chuyển, trao đổi hàng hóa nông sản với địa phƣơng khác và cho xuất khẩu. Từ đó tạo điều kiện thúc đẩy nông nghiêp tỉnh Hải Dƣơng phát triển theo hƣớng sản xuất hàng hóa quy mô lớn.

- Hệ thống cấp điện: trên địa bàn tỉnh có nhà máy nhiệt điện Phả Lại thuộc địa phận thị xã Chí Linh với công suất 1.040MW. Hệ thống cung cấp điện của tỉnh đến năm 2014 đã có 11 trạm biến áp 110 kV, hơn 329 km đƣờng dây 110 kV,… cùng với nguồn điện bổ sung từ mạng lƣới điện quốc gia qua đƣờng dây 35 KV, lƣới điện 10, lƣới điện 6 KV. Đây là điều kiện thuận lợi cho ứng dụng tiến bộ khoa học – kỹ thuật, công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp.

- Thông tin và truyền thông: Đến nay toàn tỉnh có 46 bƣu cục hoạt động khá hiệu quả, đáp ứng cơ bản nhu cầu sử dụng bƣu chính của nhân dân và các cơ quan, tổ chức trên địa bàn huyện. Mạng thông tin di động cũng phát triển khá mạnh với nhiều loại hình, nhiều dịch vụ đa dạng, vừa góp phần nâng cao chất lƣợng lao động nông thôn, vừa tạo điều kiện kết nối thông tin, tuyên truyền hiệu quả các chính sách phát triển nông nghiệp.

- Hệ thống thủy lợi:

Với hệ thống sông ngòi dày đặc, tính đến nay trên toàn tỉnh có 18 tuyến đê chính với chiều dài 368 km, trong đó có 212 km đê cấp ba trở lên (đê Trung ƣơng) và 156 km đê địa phƣơng ; 59 tuyến đê kè và 269 cống dƣới đê.

Tỉnh Hải Dƣơng còn nằm trong hệ thống thủy lợi Bắc Hải Hƣng (Hà Nội, Bắc Ninh, Hƣng Yên, Hải Dƣơng), là một hệ thống kênh, đập, trạm bơm, đê điều phục vụ tƣới tiêu và thoát úng. Hệ thống thủy lợi Bắc Hƣng Hải có nhiệm vụ cung cấp nƣớc tƣới cho 135.000ha và tiêu úng cho 185.000ha đất canh tác thuộc các tỉnh Hải Dƣơng, Hƣng Yên, Bắc Ninh và một phần của Hà Nội. Đồng thời cung cấp nƣớc sử dụng cho nhiều mục đích khác nhƣ cấp nƣớc sinh hoạt, công nghiệp, sản xuất của các làng nghề mà hệ thống thủy lợi đi ngang qua. Tuy nhiên hiện nay, hệ thống thủy lợi này đang gặp một số vấn đề nghiêm trọng nhƣ: tình trạng ô nhiễm, các trƣờng hợp vi phạm lƣu không hành lang của công trình nhƣ đào ao thả cá, đào đất, làm nhà, bến bãi vật liệu, đặc biệt là việc hút cát lòng kênh gây sạt lở bờ kênh tiềm ẩn nguy cơ sạt, vỡ bờ kênh trong mùa mƣa úng…

Thứ ba, thị trường tiêu thụ

Tỉnh Hải Dƣơng là địa phƣơng có nhiều tiềm năng, thế mạnh cho sản xuất nông nghiệp và tiêu thụ nông sản, đặc biệt là các nông sản chủ lực.

Với dân số khoảng 1,8 triệu ngƣời, đây không chỉ là một nguồn lực cho phát triển kinh tế mà còn là một thị trƣờng để tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp của địa phƣơng. Hải Dƣơng tiếp giáp với 3 đô thị lớn là Hà Nội, Hải Phòng, Hạ Long ( Quảng Ninh), là những thị trƣờng tiêu thụ rộng lớn. Hàng năm, ngoài những chợ đầu mối, đại lý,… tỉnh còn cung cấp cho hệ thống các siêu thị trên địa bàn Hà Nội ( Hapro, Fivimart, Big C…) lƣợng lớn hoa quả, thủy sản cùng nhiều sản phẩm thịt trâu bò, gà bản địa. Ƣớc tính mỗi năm toàn thị trƣờng Hà Nội tiêu thụ 1000 tấn thủy sản và thịt động vật. Các doanh nghiệp Hải Dƣơng còn ký kết thỏa thuận hợp tác tiêu thụ nông sản với các tỉnh phía Nam nhƣ Cần Thơ, Vĩnh Long,.. tiêu thụ đến 12.000 tấn quả vải mỗi năm.

Không chỉ phát triển thị trƣờng nội địa, Hải Dƣơng còn có nhiều mặt hàng nông sản để xuất khẩu, đặc biệt là các loại hoa quả và rau xanh. Các quốc gia nhƣ: Đài Loan, Nhật Bản, Trung Quốc, Nga, Hàn Quốc, Malayxia, Mỹ mỗi năm nhập khẩu lên tới hàng tấn rau củ các loại nhƣ: vải thiều, dƣa chuột, cà chua, bắp cải, măng tây,…

Thị trƣờng tiêu thụ rộng lớn trong nƣớc cùng với tiềm năng xuất khẩu nông sản ra thị trƣờng thế giới là động lực thúc đẩy phát triển nông nghiệp theo hƣớng sản xuất hàng hóa quy mô lớn để nâng cao năng suất, chất lƣợng và khẳng định thƣơng hiệu cho nông sản của tỉnh. Song bên cạnh đó, tuy đƣợc đánh giá là vựa nông sản của đồng bằng sông Hồng và cả nƣớc, nhƣng còn tồn tại một thực tế về thị trƣờng đầu ra của hàng hóa nông nghiệp tỉnh Hải Dƣơng: Con đƣờng từ ruộng vƣờn, chuồng trại đến tay ngƣời tiêu dùng của nông sản Hải Dƣơng đến nay còn nhiều vấn đề nan giải, cần đƣợc tháo gỡ triệt để nhằm nâng cao chất lƣợng nông sản, xây dựng thƣơng hiệu cho nông sản tỉnh Hải Dƣơng và mở rộng, chinh phục các thị trƣờng khó tính [32].

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở tỉnh hải dương hiện nay (Trang 35 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)