Chuyển dịch cơ cấu toàn ngành nông nghiệp

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở tỉnh hải dương hiện nay (Trang 39 - 41)

Hiện trạng sử dụng đất

2.2.1. Chuyển dịch cơ cấu toàn ngành nông nghiệp

Chuyển dịch cơ cấu toàn ngành nông nghiệp là sự thay đổi cơ cấu giữa ba phân ngành: nông nghiệp – lâm nghiệp – thủy sản. Cơ cấu nông nghiệp – lâm nghiệp – thủy sản của tỉnh hiện nay chuyển dịch theo hƣớng giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp và lâm nghiệp, tăng tỷ trọng ngành thủy sản

* Về tăng trưởng giá trị sản xuất:

Từ năm 2010 đến nay, tỉnh Hải Dƣơng đã và đang từng bƣớc thúc đẩy phát triển nông nghiệp theo hƣớng sản xuất hàng hóa, giá trị và hiệu quả cao, trên cơ sở đẩy mạnh công tác dồn điền đổi thửa, thực hiện đột phá về sản xuất nông nghiệp, áp dụng cơ giới hóa sản xuất để nâng cao năng suất lao động, nâng cao tỷ trọng ngành chăn nuôi và thủy sản. Quá trình này đang có những tác động rõ nét vào sản xuất nông nghiệp tỉnh Hải Dƣơng làm thay đổi giá trị sản xuất nông nghiệp qua các năm theo hƣớng tích cực.

Bảng2.1: Giá trị sản xuất nông – lâm –thủy sản tỉnh Hải Dương giai đoạn 2010 – 2016 (theo giá 2010)

Năm iá trị sản xuất chung (triệu đồng) Nông nghiệp Lâm nghiệp Thủy sản Tổng Trồng trọt hăn nuôi 2010 14.139.731 12.663.688 8.738.636 3.399.396 40.324 1.435.719 2011 15.231.864 13.724.381 9.539.107 3.655.427 34.320 1.473.163 2012 15.663.707 14.017.164 9.460.953 3.987.726 26.404 1.620.139 2013 15.723.366 13.985.469 9.305.348 4.118.675 28.028 1.709.869 2014 16.390.542 14.507.022 9.694.415 4.241.008 30.284 1.853.236 2015 17.255.840 15.319.001 9.847.857 4.808.349 31.424 1.905.415 2016 17.686.985 15.674.109 9.789.097 5.215.637 36.046 1.976.780 Nguồn [7]

Ta nhận thấy, giá trị sản xuất chung của toàn ngành từ năm 2010 đến năm 2016 đã tăng từ 14.139.731 triệu đồng lên 17.686.985 triệu đồng, tăng 3.547.251 triệu đồng. Trong đó, lĩnh vực nông nghiệp bao gồm trồng trọt và chăn nuôi thì: ngành trồng trọt đạt giá trị lớn hơn so với ngành chăn nuôi, song tốc độ tăng ngành chăn nuôi lại cao hơn tốc độ tăng ngành trồng trọt. Cụ thể: giá trị ngành trồng trọt đạt 9.789.097 vào năm 2016, tăng 1.050.461 triệu đồng; còn giá trị ngành chăn nuôi đạt 5.215.637 vào năm 2016, tăng 1.816.241 triệu đồng. Về lâm nghiệp, giá trị sản xuất có xu hƣớng giảm và không đồng đều qua các năm, giảm từ 40.324 triệu đồng (2010) xuống còn 36.046 triệu đồng (2016). Ngành thủy sản, giá trị sản xuất có sự gia tăng khá đồng đều qua các năm, năm 2016 đạt mức 1.976.780 triệu đồng.

* Về chuyển dịch cơ cấu nông – lâm – thủy sản

Cơ cấu nông – lâm – thủy sản có sự chuyển dịch theo hƣớng giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp và lâm nghiệp, tăng tỷ trọng ngành thủy sản.

Năm 2010, ngành nông nghiệp chiếm tỷ trọng 89,56%, lâm nghiệp chiếm 0,28% và thủy sản chiếm 10,16%. Đến năm 2016, cơ cấu này có sự thay đổi: ngành nông nghiệp chiếm 88,62%, lâm nghiệp chiếm 0,20%, ngành thủy sản chiếm 11,18%.

Bảng 2.2: Cơ cấu nông – lâm – thủy sản tỉnh Hải Dương giai đoạn 2010 - 2016

Năm Tổng số Nông nghiệp Lâm nghiệp Ngƣ nghiệp

2010 100 89,56 0,28 10,16 2011 100 90,1 0,22 9,68 2012 100 89,49 0,17 10,34 2013 100 94,99 0,18 4,83 2014 100 88,51 0,18 11,31 2015 100 88,77 0,18 11,05 2016 100 88,62 0,20 11,18 Nguồn[7] Trong giai đoạn gần đây, cơ cấu kinh tế của tỉnh đang chuyển dịch theo hƣớng tăng quy mô của tất cả các ngành, tăng dần tỷ trọng ngành chăn nuôi và ngành dịch vụ

và các hoạt động khác, giảm dần tỷ trọng ngành trồng trọt trong cơ cấu GDP. Trong đó, tỷ trọng nhóm ngành nông – lâm – thủy sản có xu hƣớng giảm trong GDP của tỉnh (từ 19,8% năm 2011, giảm còn 15,7% năm 2016), nhƣng giá trị sản xuất không ngừng tăng lên .

Trong cơ cấu nông – lâm – thủy sản, ngành nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng chủ yếu. Cơ cấu nông nghiệp có xu hƣớng giảm tỷ trọng xuất phát từ việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, cây lƣơng thực ngày càng giảm vì đƣợc thay thế bằng cây công nghiệp mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn. Tỷ trọng ngành lâm nghiệp có giảm nhƣng còn chậm và chiếm tỷ trọng nhỏ. Tỷ trọng ngành thủy sản có xu hƣớng tăng và tăng nhanh nhất do việc chuyển đổi một phần diện tích đất trồng trọt sang làm mặt nƣớc nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh đang trở nên phổ biến. Các trang trại nuôi trồng thủy sản ngày càng phát triển ở các huyện phía đông và đông nam tỉnh Hải Dƣơng nhƣ Thanh Hà, Tứ Kỳ, Ninh Giang,…

Nhƣ vây, nhìn chung sự chuyển dịch này là theo hƣớng tích cực, tiến bộ, là xu hƣớng cho các năm tiếp theo để khai thác tối đa tiềm năng đất đai, lợi thế của tỉnh và bắt kịp với xu hƣớng chuyển dịch CCKT nông nghiệp theo hƣớng hiện đại của đất nƣớc.

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở tỉnh hải dương hiện nay (Trang 39 - 41)