nghiệp cho tỉnh Hải Dương
Trên cơ sở kinh nghiệm của các địa phƣơng trên, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm cho quá trình CDCCKT nông nghiệp của tỉnh Hải Dƣơng nhƣ sau:
Trƣớc hết, nội dung và tầm quan trọng của CDCCKT nông nghiệp cần phải đƣợc nhận thức rõ ràng, cụ thể từ việc hoạch định chính sách đến việc thực thi. Kinh nghiệm từ các tỉnh cho thấy. các chính sách, đề án, chỉ đạo,… đƣa ra cần phải có tầm nhìn bao quát và sâu rộng. Chúng phải hƣớng tới trƣớc hết là những lĩnh vực cần
đƣợc ƣu tiên phát triển và hoạt động triển khai cụ thể; cần phải có sự nhìn nhận toàn diện từ mọi khía cạnh: kinh tế, chính trị, xã hội, môi trƣờng; phải có sự liên kết chặt chẽ giữa các vùng sản xuất, các lĩnh vực sản xuất với nhau.
Bên cạnh đó, việc thắt chặt cơ chế quản lý trong hoạt động sản xuất nông nghiệp là vô cùng thiết, nhất là trong vấn đề quy hoạch sử dụng đất đai.
Nhìn chung, các địa phƣơng đều đã có sự thúc đẩy CDCCKT nông nghiệp theo đúng hƣớng, song quá trình chuyển biến diễn ra còn chậm. Do đó, cần đẩy mạnh hơn nữa việc áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp. Tỉnh Thái Bình là một tiêu biểu cho việc đầu tƣ nghiên cứu, lai tạo các loại giống cây trồng, vật nuôi mới. Đồng thời cũng cần chú trọng công tác xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn, xây dựng nâng cấp hệ thống kênh mƣơng, tƣới tiêu, đẩy mạnh dồn điền đổi thửa, xây dựng các vùng chuyên canh,... Cùng với đó, cần có sự nhìn nhận đúng đắn về lợi thế cạnh tranh của vùng, chuyển đổi các giống cây, con kém hiệu quả sang các giống cây, con cho hiệu quả kinh tế cao hơn. Thái Bình, Hƣng Yên đều là những tiêu biểu cho phát triển lợi thế của vùng với các loại nông sản, vật nuôi có lợi thế cạnh tranh và có tiềm năng xuất khẩu.
Tìm “đầu ra” cho các sản phẩm nông nghiệp là một bài toán khó đối với không ít các địa phƣơng. Do đó, cần phải chú trọng làm tốt công tác thông tin thị trƣờng để đảm bảo “đầu ra” cho nông sản.
Chiến lƣợc phát triển nông nghiệp nói riêng và đẩy mạnh quá trình CDCCKT nông nghiệp nói riêng, bên cạnh xu hƣớng CNH - HĐH cũng cần hƣớng tới sự phát triển bền vững. Hiện nay, đi đôi với phát triển sản xuất ở nông thôn là vấn đề ô nhiễm môi trƣờng ở các làng nghề, sử dụng lãng phí và sử dụng chƣa hiệu quả các tài nguyên đất, nƣớc, chƣa đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm,… Điều đó gây ảnh hƣởng rất lớn tới phát triển kinh tế bền vững. Việc hình thành vùng chuyên canh rau, quả sạch đƣợc cấp chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm,… là một mô hình hiệu quả mà các địa phƣơng cần học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau.