- Đối với cây lâu năm:
3.2.1. Chính sách của địa phương
Cần hoàn thiện, đổi mới cơ chế, chính sách để tạo động lực thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp.
Trong những năm qua, để thúc đẩy quá trình phát triển nông nghiệp theo hƣớng hiện đại, tỉnh đã xây dựng và ban hành các chƣơng trình, đề án nhƣ: Phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2006 – 2010; chính sách hỗ trợ vùng sản xuất hàng hóa tập trung gắn với bao tiêu sản phẩm giai đoạn 2016 – 2020; đề án tái cơ cấu nông nghiệp tỉnh Hải Dƣơng theo hƣớng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững của tỉnh Hải Dƣơng đến năm 2020; Quy hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp tỉnh Hải Dƣơng đến năm 2020, định hƣớng đến năm 2030;…
Các chính sách trên đã góp phần thúc đẩy CDCCKT nông nghiệp của tỉnh theo hƣớng tích cực. Song trên thực tế một số chính sách còn có nhiều hạn chế, cùng với sự biến đổi vận động không ngừng của các nhân tố kinh tế - xã hội, đòi hỏi cần phải tiến hành rà soát, điều chỉnh, bổ sung các chính sách đã ban hành và tiến hành một số chính sách mới nhằm thúc đẩy mạnh mẽ hơn quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nhƣ: chính sách khuyến khích, thu hút đầu tƣ vào nông nghiệp, nông thôn; chính sách hỗ trợ, tạo dựng thƣơng hiệu cho nông sản; chính sách bao tiêu nông sản; chính sách hỗ trợ chứng nhận quy trình sản xuất nông sản theo tiêu chuẩn Vietgap, GlobalGap…
* Chính sách đất đai
Đất đai là tƣ liệu sản xuất đặc biệt quan trọng trong nông nghiệp, do vậy xây dựng và hoàn thiện chính sách đất đai là vô cùng cần thiết để thúc đẩy sản xuất nông
nghiệp và đẩy mạnh CDCCKT nông nghiệp theo hƣớng hiện đại. Hiện nay trên đại bàn tỉnh, việc thu hồi đất mà phần lớn là đất nông nghiệp để xây dựng các khu công nghiệp, khu đô thị và hệ thống cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội đã dẫn đến tình trạng một bộ phận ngƣời nông dân không có đất để canh tác.
Cùng với đó, phong trào thực hiện Cánh đồng mẫu lớn trên địa bàn tỉnh cũng gặp phải một số khó khăn. Tỉnh bắt đầu triển khai mô hình từ năm 2012 ở những vùng sản xuất lúa trọng điểm nhƣ Thanh Miện, Kinh Môn, Ninh Giang,…Qua 5 năm thực hiện cho thấy, việc áp dụng tiến bộ KH - KT vào sản xuất một cách đồng bộ trên một diện tích lớn đã mô hình này đã làm tăng năng suất, chất lƣợng lúa, góp phần làm giảm chi phí, tăng giá trị kinh tế, tăng thu nhập cho ngƣời nông dân.Tuy nhiên, đến nay việc thực hiện Cánh đồng mẫu lớn của tỉnh vẫn còn nhiều bất cập nhƣ: công tác quy hoạch tại một số địa phƣơng chƣa đƣợc tốt; đất đai nhiều vùng còn manh mún, hạ tầng phục vụ sản xuất còn yếu khiến máy móc đi vào đồng ruộng rất khó khăn; cách thức sản xuất chƣa đảm bảo các tiêu chí của mô hình Cánh đồng mẫu lớn mà còn mang tính tự phát, phân tán, manh mún; có nhiều doanh nghiệp tham gia cung cấp đầu vào nhƣng thiếu những doanh nghiệp liên kết để tiêu thụ sản phẩm, tình trạng doanh nghiệp phá vỡ hợp đồng,…[10]
Do vậy, để thực hiện có hiệu quả vấn đề quy hoạch và sử dụng đất, đồng thời phát huy tính ƣu việt của mô hình Cánh đồng mẫu lớn trên địa bàn tỉnh trong những năm tiếp theo, cần áp dụng những giải pháp cơ bản sau:
- Một, phải có sự gắn kết giữa chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội, phát triển các khu công nghiệp, khu đô thị,... với quy hoạch sử dụng đất, giải quyết việc làm và đào tạo nghề cho ngƣời nông dân. Thực hiện chuyển đổi hợp lý cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp. Việc chuyển một phần diện tích đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp phải có quy hoạch rõ ràng. Xây dựng quy hoạch sử dụng đất chi tiết cho từng xã, phƣờng mà trƣớc hết là các xã thuộc địa bàn phát triển nông sản chủ lực. Chính sách quy hoạch cần phù hợp với điều kiện thực tế của từng vùng để tạo động lực phát
triển. Với vấn đề thu hồi đất nông nghiệp cần phải công khai trình tự, thủ tục thu hồi đất trên địa bàn tỉnh và ban hành khung giá đất theo thời gian và địa điểm cụ thế, qua đó áp dụng và bồi thƣờng cho ngƣời dân.
- Hai, các cấp chính quyền địa phƣơng cần thực hiện nhanh chóng, hiệu quả việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các hộ nông dân; đồng thời tạo điều kiện thuận lợi về thủ tục cho nông dân khi có nhu cầu chuyển nhƣợng cho các doanh nghiệp thuê đất sản xuất để nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên đất.
- Ba, khuyến khích các hộ nông dân, các doanh nghiệp tích tụ ruộng đất bằng cách tự chuyển nhƣợng, trao đổi, cho thuê hoặc cùng hợp tác để xây dựng các vùng sản xuất có quy mô lớn, tạo thuận lợi cho đầu tƣ, thâm canh, áp dụng tiến bộ kỹ thuật và đƣa cơ giới vào sản xuất, từ đó nâng cao sản lƣơng, chất lƣợng, tăng sức cạnh tranh cho nông sản của vùng.