- Đối với cây lâu năm:
3.2.4. Giải pháp về khoa học – công nghệ
Nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ là con đƣờng mang đến hiệu quả kinh tế tối ƣu nhất. Trong những năm tới, để phát triển và ứng dụng hiệu quả những tiến bộ KH - CN vào sản xuất nông nghiệp, tỉnh Hải Dƣơng cần thực hiện các giải pháp sau:
Một, cần coi trọng công tác KH -CN, xác định khoa học nông nghiệp là nhiệm vụ trọng tâm, trƣớc hết là tập trung vào các khâu trọng yếu, các chƣơng trình phát triển và ứng dụng KH-CN. Việc ứng dụng công nghệ và kỹ thuật hiện đại cần đƣợc thực hiện một cách đồng bộ. Các lĩnh vực KH - CN góp phần thúc đẩy CDCCKT nông nghiệp tỉnh Hải Dƣơng gồm: giống cây trồng vật nuôi, kỹ thuật canh tác, kỹ thuật chế biến, bảo quản và tiêu thụ nông phẩm.
- Trong những năm tiếp theo, cần đẩy mạnh nghiên cứu, áp dụng công nghệ sinh học lai tạo, tuyển chọn và tạo các giống cây – con mới có năng suất, chất lƣợng cao, phù hợp với thị trƣờng và thích ứng với sự biến đổi khí hậu.
- Đẩy mạnh quy hoạch các giống cây trồng chủ lực, vùng sản xuất hàng hóa tập trung. Áp dụng kỹ thuật thâm canh, canh tác cao, ứng dụng công nghệ cao trong đó tập trung đẩy mạnh ứng dụng công nghệ sinh học với cây rau và cây hoa; nuôi trồng thủy sản, phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm theo quy mô trang trại, gia trại.
- Cải tiến công nghệ sau thu hoạch với trang thiết bị, máy móc hiện đại để hỗ trợ thu hoạch, bảo quản, chê biến và phân phối nông sản phẩm.
- Tiếp tục thực hiện Chƣơng trình áp dụng tiến bộ KH - CN phát triển sản xuất nông sản hàng hóa góp phần xây dựng nông thôn mới, chú trọng đảm bảo an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trƣờng, sinh thái tạo nền móng phát triển nông nghiệp bền vững.
Hai, đẩy mạnh ứng dụng và chuyển giao các tiến bộ về KH - CN vào sản xuất nông nghiệp. Hiện nay, phƣơng thức chuyển giao KH - CN đến ngƣời nông dân đƣợc áp dụng phổ biến là tổ chức điều tra mô hình sản xuất có hiệu quả trên địa bàn tỉnh để
nhân rộng mô hình này. Đồng thời triển khai rộng rãi các kỹ thuật tiến bộ về giống, kỹ thuật,… đến ngƣời nông dân. Theo đó, cần thiết phải phấn đấu tăng đầu tƣ ngân sách, khuyến khích các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trên địa bàn đầu tƣ kinh phí cho hoạt động KH - CN nhất là việc đổi mới thiết bị, nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh. Huy động đầu tƣ kinh phí từ nhiều nguồn vốn; mở rộng hợp tác quốc tế để thu hút nguồn kinh phí từ các dự án ODA và nguồn kinh phí khác.
Ba, đẩy mạnh phát triển thị trƣờng thông tin khoa học và công nghệ, đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền để thông tin khoa học và công nghệ đến với đông đảo nhân dân áp dụng vào sản xuất và đời sống. Xây dựng thƣơng hiệu và thƣơng mại hóa sản phẩm, hoàn thiện kênh thông tin về KH – CN tỉnh Hải Dƣơng để kết nối cung – cầu cho các sản phẩm, hàng hóa, tạo đà cho việc hình thành thị trƣờng KH – CN tại địa phƣơng.
3.2.5.Giải pháp về kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội
Kết cấu hạ tầng là tiền đề cần thiết cho quá trình CNH – HĐH nông nghiệp, nông thôn và thúc đẩy CDCCKT. Do vậy, Hải Dƣơng cần xây dựng phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng ngang tầm với các tỉnh Vùng đồng bằng sông Hồng và phát huy thế mạnh địa phƣơng Vùng thủ đô.
Trong những năm tới, tỉnh Hải Dƣơng cần ƣu tiên hơn đầu tƣ hơn nữa về cơ sở hạ tầng phụ vụ sản xuất, nhất ở ở những vùng chuyên canh, vùng sản xuất hàng hóa tập trung, vùng áp dụng công nghệ cao. Hƣớng tới đầu tƣ phát triển kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp gắn với các nội dung, tiêu chí xây dựng nông thôn mới nhƣ: thủy lợi, giao thông, mạng lƣới điện.
Phát triển hệ thống thủy lợi theo hƣớng đa mục tiêu, nâng cao năng lực tƣới tiêu cho toàn bộ diện tích sản xuất nông nghiệp trên địa bàn. Sử dụng hiệu quả, hợp lý nguồn nƣớc. Củng cố, xây dựng, hoàn thiện hệ thống đê sông để đảm bảo an toàn cho đời sống và phục vụ sản xuất.
Tiếp tục phát triển hệ thống giao thông nông thôn nói chung và đƣờng giao thông nội đồng nói riêng, góp phần cơ giới hóa sản xuất nông nghiệp, giảm bớt sức lao động và tăng năng suất. Chú trọng phát triển các tuyến giao thông huyết mạch nối liền các vùng chuyên canh và với các khu công nghiệp, khu đô thị. Đảm bảo hệ thống giao thông có thể đáp ứng đƣợc nhu cầu vận chuyển và lƣu thông hàng hóa. Đồng thời cần có kế hoạch nâng cấp, tận dụng lợi thế về giao thông đƣờng thủy.