Quan điểm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của Việt Nam và tỉnh Hải Dương đến năm

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở tỉnh hải dương hiện nay (Trang 59 - 61)

- Đối với cây lâu năm:

3.1.1. Quan điểm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của Việt Nam và tỉnh Hải Dương đến năm

tỉnh Hải Dương đến năm 2020

3.1.1.1. Quan điểm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của Việt Nam

Việt Nam là một nƣớc đi lên chủ nghĩa xã hội từ một nền nông nghiệp lạc hậu, nhận thức sâu sắc về đặc điểm đó, trong quá trình lãnh đạo đất nƣớc, Đảng cộng sản Việt Nam luôn khẳng định tầm quan trọng của nông nghiệp, nông thôn. Trong đó, CNH – HĐH nông nghiệp nông thôn đƣợc xác định là bƣớc đi quan trọng trong chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội đất nƣớc: “Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của CNH, HĐH đất nƣớc” [15, tr.94]

Qua các kỳ Đại hội, Đảng từng bƣớc xây dung và khẳng định vững chắc quan điểm đó: “ Đẩy mạnh CNH, HĐH nông nghiệp và nông thôn, giải quyết đồng bộ các vấn đề nông nghiệp, nông thôn và nông dân”, đồng thời “…tăng cƣờng sự chỉ đạo và huy động các nguồn lực cần thiết để đẩy nhanh CNH, HĐH nông nghiệp và nông thôn” [14, tr.88].

Hội nghị Trung ƣơng 8 khóa XI nhấn mạnh: “Tiếp tục đẩy mạnh ba trọng tâm tái cơ cấu…”; “Triển khai có hiệu quả đề án cơ cấu nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới” ( Kết luận số 74-KL/TW, ngày 17-10-2013).

Đại hội Đảng lần thứ IX: “Tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn” [13, tr.85].

Bƣớc vào giai đoạn mới, Đảng khẳng định cần phải: “Xây dựng nền nông nghiệp theo hƣớng sản xuất hàng hóa lớn, ứng dụng công nghệ cao,… đẩy nhanh cơ cấu lại ngành nông nghiệp, xây dựng nền nông nghiệp sinh thái phát triển toàn diện cả về nông, lâm, ngƣ nghiệp theo hƣớng hiện đại, bền vững” [16, tr.92, tr.93].

3.1.1.2. Quan điểm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của tỉnh Hải Dương

Tỉnh Hải Dƣơng với vị trí địa lý thuận lợi, có thế mạnh về tài nguyên thiên nhiên, nguồn lực, khả năng tiếp cận và giao lƣu kinh tế với các khu vực khác,…do đó, trong tiến trình phát triển kinh tế xã hội nói chung và quá trình CNH – HĐH nông nghiệp nói riêng trong những năm tiếp theo, Hải Dƣơng cần phải phát huy tối đa vai trò của một tỉnh nằm trong vùng trọng điểm kinh tế Bắc Bộ, phát huy thế mạnh địa phƣơng vùng thủ đô.

Quá trình CDCCKT nông nghiệp của tỉnh Hải Dƣơng quy hoạch tổng thể đến năm 2030 phải phù hợp với chiến lƣợc phát triển kinh tế xã hội của đất nƣớc, phải đảm bảo đƣợc sự liên kết giữa các vùng, giữa các ngành kinh tế.

Đẩy mạnh CDCCKT theo hƣớng CNH – HĐH phải dựa trên cơ sở phát huy tối đa và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực về tài nguyên thiên nhiên, nguồn nhân lực, vốn, KH-CN,… để xây dựng một cơ cấu kinh tế xã hội hợp lý, nâng cao năng lực sản xuất của các ngành, lĩnh vực chủ yếu để góp phần đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hƣớng hiện đại.

Phát triển nông nghiệp theo hƣớng thâm canh, chuyên canh cao, khuyến khích tích tụ ruộng đất để có điều kiện đầu tƣ xây dựng các vùng sản xuất hàng hóa tập trung.

Dần tiến tới một nền sản xuất nông nghiệp công nghệ cao gắn với công nghiệp chế biến và thị trƣờng tiêu thụ, tăng vị thế và sức cạnh tranh cho nông sản địa phƣơng ở thị trƣờng nội địa và quốc tế. Trên cơ sở đó cần ƣu tiên phát triển nhóm các sản phẩm chủ lực của vùng trên cơ sở khai thác lợi thế của từng vùng sinh thái nông nghiệp, tạo thế mạnh trong cạnh tranh, giúp ổn định phát triển kinh tế của vùng và thỏa mãn nhu cầu thị trƣờng.

Chú trọng đào tạo, nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực. Phân công lại lao động xã hội ở nông thôn theo hƣớng tăng tỷ trọng lao động nông nghiệp trong chăn nuôi,

dịch vụ nông nghiệp. Xóa bỏ tình trạng độc canh cây lúa, cây lƣơng thực, tăng dần tỷ trọng ngành chăn nuôi và các loại cây khác nhƣ cây ăn quả, cây rau màu,…

Gắn liền với ứng dụng những thành tựu khoa học kỹ thuật là một trong những quan điểm của chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp. Ƣu tiên ứng dụng KH - CN, đặc biệt là công nghệ sinh học, công nghệ biến đổi gen. Áp dụng các loại giống mới nhằm nâng cao năng suất, chất lƣợng, hiệu quả của ngành nông nghiệp.

Đẩy mạnh CNH – HĐH nông nghiệp đi đôi với phát triển bền vững, gắn phát triển kinh tế với phát triển văn hóa – xã hội, thực hiện các chính sách an sinh xã hội, nâng cao mức sống vật chất và tinh thần của ngƣời dân, bảo vệ tài nguyên và môi trƣờng, xây dựng nông thôn mới theo hƣớng văn minh, hiện đại.

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở tỉnh hải dương hiện nay (Trang 59 - 61)