Giải pháp về lao động

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở tỉnh hải dương hiện nay (Trang 67 - 68)

- Đối với cây lâu năm:

3.2.2. Giải pháp về lao động

Ngƣời lao động đóng vai trò quyết định đối với sự phát triển của các ngành kinh tế, trong đó có nông nghiệp. Do vậy cần có những giải pháp về sử dụng nguồn nhân lực trong phát triển nông nghiệp một cách hợp lý và hiệu quả.

Một, chƣơng trình giáo dục đào tạo ở nông thôn cần phải đƣợc đổi mới, vừa nâng cao chất lƣợng giáo dục về kiến thức, vừa đảm bảo giáo dục về văn hóa và định hƣớng nghề nghiệp. Chú trọng công tác đào tạo nghề cho lực lƣợng lao động trẻ, nhất là nghề nông. Thực hiện chính sách hỗ trợ tài năng trẻ, những học sinh giỏi sau khi học phổ thông, học đại học, đƣợc ƣu tiên về làm việc tại các cơ quan quản lý, các doanh nghiệp địa phƣơng.

Hai, tăng cƣờng đầu tƣ đào tạo nhân lực, kết hợp giữa thực hiện đào tạo lại cán bộ ở nông thôn để nâng cao trình độ và kỹ năng với tiến hành đào tạo mới nguồn lao động nông nghiệp có khả năng tiếp cận khoa học công nghệ cao, có trình độ quản lý sản xuất và kinh doanh. Đổi mới phƣơng thức và nâng cao hiệu quả đào tạo nghề cho nông dân; ƣu tiên đào tạo đội ngũ kỹ thuật viên của ngành, nhƣ cán bộ quản lý thủy

nông, thú y, khuyến nông, kiểm lâm, cán bộ hợp tác xã,… Theo đó, phải có chƣơng trình đào tạo riêng, phân cấp giữa các trình độ khác nhau với nhiều hình thức khác nhau cho từng nhóm đối tƣợng để đạt hiệu quả tối ƣu. Cụ thể:

- Đối với lao động đang sản xuất tại các trang trại, gia trại, doanh nghiệp, cần đƣợc huấn luyện những kiến thức cơ bản về kỹ thuật cây trồng, vật nuôi.

- Đối với các chủ trang trại, lực lƣợng hợp tác xã nông nghiệp cần đƣợc bồi dƣỡng cả về kỹ thuật và kỹ năng điều hành, quản lý. Cán bộ làm công tác quản lý cần phải tiến hành luân chuyển cán bộ, đƣa cán bộ chỉ đạo sản xuất thực tế sau đó quay về tiếp tục làm công tác quản lý.

- Đối với những cán bộ có trình độ khoa học kỹ thuật, cán bộ có trình độ đại học và sau đại học đƣợc phân bổ về công tác tại các phòng, ban cần đƣợc bố trí, sử dụng hợp lý. Tiếp tục tiến hành đào tạo và nâng cao năng lực chuyên môn sâu về: phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, chuyển giao KHCN vào sản xuất, nông nghiệp sạch – an toàn, nông nghiệp đáp ứng tiêu chuẩn VietGap, GlobalGap,…

Ba, thực hiện tốt việc thu hút nguồn lao động trẻ có trình độ, có kỹ năng chuyên môn về tham gia công tác tại địa phƣơng thông qua những chính sách khuyến khích, hỗ trợ hợp lý.

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở tỉnh hải dương hiện nay (Trang 67 - 68)