- Đối với cây lâu năm:
3.1.3. Định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tỉnh Hải Dương đến năm 2020 và tầm nhìn
đến năm 2020 và tầm nhìn 2030
Để thực hiện những mục tiêu đề ra, trong những năm tới, quá trình CDCCKT nông nghiệp của tỉnh tiếp tục chuyển dịch theo hƣớng tích cực, sao cho ngành chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản phải có tốc độ tăng trƣởng cao hơn các ngành khác. Trong nội bộ ngành nông nghiệp cũng phải chuyển dịch cơ cấu làm cho giá trị sản phẩm các ngành gia tăng thông qua đẩy mạnh sản xuất theo mô hình chuyên canh, trang trại, gia trại gắn với sử dụng giống cây – con mới, các sản phẩm sản xuất ra phải gắn với nhu cầu thị trƣờng trong nƣớc và xuất khẩu. Từng bƣớc đầu tƣ, nâng cấp, hiện đại hóa hệ thống thủy lợi, khâu chế biến nông – lâm – thủy sản. Thực hiện tốt công tác phòng chống thiên tai, dịch bệnh trong sản xuất nông nghiệp [41].
Cụ thể:
a. Đối với ngành trồng trọt
Tiếp tục chuyển đổi cơ cấu cây trồng để phát triển theo hƣớng thâm canh, chuyên canh, sản xuất hàng hóa tập trung. Phát huy lợi thế các cây trồng chủ lực của vùng, ƣu tiên sản xuất nâng cao tỉ trọng các nông sản hàng hóa chất lƣợng cao, đảm bảo phát triển nhanh, ổn định và bền vững [38].
Định hƣớng phát triển ngành trồng trọt với tốc độ tăng trƣởng là 0,8%/năm; hƣớng trọng tâm vào việc bố trí sản xuất 2 nhóm cây trồng chính là lúa và cây thực phẩm (rau, củ, quả các loại).
- Phát triển vùng sản xuất lúa, tăng tỉ lệ diện tích gieo cấy lúa lai từ 6%/năm lên 10%/năm, lúa chất lƣợng cao từ 52% lên 60%/năm; đến năm 2030 tỷ lệ lúa lai đạt 12% và lúa chất lƣợng cao đạt 68%. Duy trì ổn định diện tích canh tác lúa khoảng 58.000 ha, tổng sản lƣợng khoảng 745.000 tấn vào năm 2020.
- Nghiên cứu chuyển đổi và sử dụng linh hoạt khoảng 3000 – 5000 ha đất trồng lúa sang trồng cây rau màu, cây hàng năm khác và các mô hình canh tác kết hợp có hiệu quả kinh tế cao hơn trồng lúa (nhƣng vẫn đảm báo trồng lúa trở lại khi cần thiết) để tăng diện tích rau màu lên 39.500 ha vào năm 2020, tổng sản lƣợng đạt 700.000 tấn. Đến năm 2030, diện tích rau màu đạt 40.000 ha, tổng sản lƣợng đạt 750.000 tấn. Tập trung sản xuất chủ yếu tại các huyện: Gia Lộc, Kim Thành, Cẩm Giàng, Nam Sách, Thanh Miện, Kinh Môn.
Cùng với đó, kết hợp duy trì vùng sản xuất tập trung cây rau màu truyền thống với việc mở rộng diện tích rau sản xuất an toàn và rau hữu cơ phục vụ xuất khẩu; phát triển mô hình liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm.
- Tiếp tục xây dựng và quy hoạch vùng trồng cây ăn quả hàng hóa tập trung có giá trị kinh tế cao nhƣ vải thiều, nhãn, ổi, na, đu đủ, chuối tại Thanh Hà, Gia Lộc, Chí Linh. Đến năm 2020 diện tích khoảng 22.000 ha; sản lƣợng khoảng 220.000 tấn/năm. Đến năm 2030 giữ nguyên 22.000 ha cây ăn quả, sản lƣợng khoảng 250.000 tấn (do áp dụng các biện pháp kỹ thuật tiên tiến để tăng năng suất).
b. Đối với ngành chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản
Quán triệt mục tiêu đƣa ngành chăn nuôi trở thành ngành kinh tế chính trong nông nghiệp, tích cực chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp theo hƣớng giảm tỉ trọng ngành trồng trọt, tăng tỉ trọng ngành chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản, để đến năm 2020 và tầm nhìn năm 2030, ngành chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản đạt 45% trong cơ cấu
nông nghiệp của tỉnh Hải Dƣơng. Phát triển chăn nuôi trang trại, nuôi lợn hƣớng nạc, gà siêu thịt, siêu trứng, bò lấy sữa, bò thịt và nuôi trồng thủy sản tập trung có giá trị kinh tế cao.
- Chăn nuôi
Phấn đấu đến năm 2020, tổng giá trị sản xuất của ngành chăn nuôi tỉnh Hải Dƣơng đạt 1.500 tỉ đồng, đảm bảo mức tăng giá trị ngành chăn nuôi bình quân 4,6%/năm.
Chú trọng phát triển chăn nuôi đàn lợn, đàn bò, đàn gia cầm chất lƣợng cao. Phấn đấu đến năm 2020, tổng đàn lợn đạt 600.000 con, đến năm 2030 đạt 900.000 con, chất lƣợng con giống cải thiện, tăng trọng lƣợng xuất chuồng. Phát triển lợn thịt giống ngoại và lai trên 75% máu ngoại nuôi công nghiệp, nuôi theo phƣơng thức gia trại, trang trại đạt trên 50%. Đàn bò đạt 22.000 con vào năm 2020, tập trung nâng cao chất lƣợng giống bằng công tác thụ tinh nhân tạo, để tỉ lệ bò lai chiếm 90%. Phát triển chăn nuôi gia cầm theo hƣớng tập trung, đến năm 2020 tổng đàn gia cầm đạt khoảng 13 triệu con, sản lƣợng thịt đạt khoảng 30.000 tấn.
- Thủy sản
Đến năm 2020 sản xuất 48 – 50 triệu con cấ giống chủ lực và giống thủy sản truyền thống với chất lƣợng tốt, sạch bệnh; duy trì ổn định diện tích mặt nƣớc nuôi thủy sản khoảng 10.300 ha, đến năm 2030 tăng lên 10.500 ha.
Phát triển hình thức nuôi cá lồng trên sông một cách hợp lý, hiệu quả để đảm bảo an toàn dịch bệnh thủy sản và vệ sinh môi trƣờng, đến năm 2020 đạt 300 – 350 lồng cá nuôi với sản lƣợng cá lồng đạt 3000 tấn.
c. Đối với ngành lâm nghiệp
Ngành lâm nghiệp của tỉnh trong giai đoạn tới phát triển theo hƣớng toàn diện: khai thác, chế biến lâm sản đi đôi với bảo vệ, quản lý, trồng và cải tạo rừng. Phấn đấu đến năm 2020, giá trị sản xuất lâm nghiệp ( theo giá thực tế ) đạt 60 tỷ đồng; tỷ trọng ngành lâm nghiệp trong cơ cấu nông – lâm – thủy sản duy trì ở mức 4%.
Tổng diện tích đất lâm nghiệp của tỉnh đến năm 2020, đạt khoảng 10.141,2 ha. Mỗi năm phấn đấu trồng đƣợc 1 triệu cây phân tán, tỷ lệ che phủ rừng/ diện tích đất rừng đạt 93%, đến năm 2030 tăng lên 95%.