- Đối với cây lâu năm:
3.1.2. Mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của tỉnh Hải Dương đến năm 2020 và tầm nhìn
đến năm 2020 và tầm nhìn 2030
a. Mục tiêu chung
Phát triển nông nghiệp toàn diện, xây dựng một số mô hình, vùng sản xuất có công nghệ cao gắn với phát triển công nghiệp chế biến thực phẩm.
Phát triển chăn nuôi thành ngành sản xuất chính, phát triển đàn lợn, đàn gia cầm theo mô hình sản xuất, chế biến tập trung gắn với bảo vệ môi trƣờng
Đẩy mạnh nuôi trồng các giống thủy sản có năng suất, chất lƣợng cao, nhất là các giống con đặc sản.
Quản lý, bảo vệ diện tích rừng phòng hộ, rừng đặc dụng và rừng tự nhiên [41]. b. Mục tiêu cụ thể đến năm 2020
- Tiếp tục đẩy mạnh CDCCKT nông nghiệp theo hƣớng tăng tỉ trọng chăn nuôi – thủy sản, giảm tỉ trọng trồng trọt – lâm nghiệp. Phấn đầu đến năm 2020 tỉ trọng trồng trọt – lâm nghiệp là 49%, chăn nuôi – thủy sản là 45% và dịch vụ là 6%.
- Tăng trƣởng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp nhanh và bền vững, đạt tốc độ tăng trƣởng bình quân giai đoạn 2016 - 2020 đạt 2.0%/năm.
- Tốc độ tăng trƣởng kim ngạch xuất khẩu sản phẩm nông sản thực phẩm giai đoạn 2016 - 2020 đạt 10,4%/năm.
- Giá trị sản phẩm thu hoạch trên 1 ha đất trồng trọt và nuôi trồng thủy sản đạt 150 triệu đồng/ha vào năm 2020.
Trong trồng trọt: đến năm 2020, diện tích gieo trồng lúa đạt 58.000 ha với tổng sản lƣợng đạt 745.000 tấn; diện tích cây rau màu đạt 39.000 ha (diện tích cây vụ đông 21.000 ha).
Trong nuôi trồng thủy sản: phấn đấu đến năm 2020 sản lƣợng đạt 75.000 tấn. - Tỷ lệ che phủ rừng trên tổng diện tích đất rừng đạt 93%.