Giải pháp về thị trường

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở tỉnh hải dương hiện nay (Trang 73 - 77)

- Đối với cây lâu năm:

3.2.6. Giải pháp về thị trường

Để phát triển, ổn định thị trƣờng, tạo đà thúc đẩy CDCCKT nông nghiệp tỉnh Hải Dƣơng theo hƣớng hiện đại, trong những năm tới tỉnh cần thực hiện đồng bộ một số giải pháp sau:

Một, tuyên truyền, phổ biến cơ chế, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nƣớc tới ngƣời dân, làm cho ngƣời dân hiểu rõ và thực hiện đúng chính sách, pháp luật về thƣơng mại trong quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.

Hai, đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trƣờng. Mục đích nhằm cung cấp đầy đủ những thông tin cần thiết, chính xác, kịp thời liên quan đến nhu cầu của thị trƣờng, xu hƣớng vận động của các yếu tố của thị trƣờng,… để hƣớng nền sản xuất của tỉnh phát triển đúng hƣớng, nắm bắt cơ hội và hạn chế rủi ro.

Bốn là, tiếp cận thị trƣờng, xúc tiến thƣơng mại, đa dạng hóa thị trƣờng. Cần đầu tƣ phát triển hệ thống chợ đầu mối, chợ bán buôn, bán lẻ, trao đổi nông sản giữa các địa phƣơng trong tỉnh và với các tỉnh khác, nhằm từng bƣớc xác lập mối liên kết, quan hệ lâu dài giữa sản xuất – lƣu thông – tiêu dùng, tạo sự ổn định cho thị trƣờng “đầu vào” và “đầu ra” cho nông sản địa phƣơng. Công tác nghiên cứu và phát triển thị trƣờng không chỉ hƣớng tới thị trƣờng nội địa, thị trƣờng truyền thống mà còn cần hƣớng tới những thị trƣờng mới, thị trƣờng ngoài nƣớc. Mở rộng thị trƣờng phải kết hợp với lựa chọn thị trƣờng. Theo đó, để có thể mở rộng thị trƣờng nông nghiệp tỉnh Hải Dƣơng trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, nông nghiệp Hải Dƣơng cần chú ý:

- Chú trọng hơn nữa trong công tác xây dựng thƣơng hiệu và bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ cho các đặc sản và sản phẩm nông nghiệp có tiềm năng phát triển của tỉnh. Tiếp tục rà soát, xây dựng và phối hợp với các ban ngành, các địa phƣơng để thực hiện tốt đề án “Phát triển tài sản trí tuệ của tỉnh Hải Dƣơng giai đoạn 2017 – 2020”.

- Xây dựng thƣơng hiệu sản phẩm phải gắn với nâng cao năng lực tự chủ về mọi mặt: xây dựng kế hoạch khai thác, phát triển thƣơng hiệu sản phẩm và phát triển thị trƣờng phù hợp với nhu cầu, thị hiếu ngƣời tiêu dùng, có biện pháp quản lý chặt chẽ và đảm bảo nguồn gốc, chất lƣợng sản phẩm đầu ra…

- Làm tốt công tác tiếp thị, quảng bá sản phẩm. Để tiêu thụ sản phẩm ở thị trƣờng nƣớc ngoài cần tăng cƣờng nghiên cứu hiểu biết về công ƣớc quốc tế, luật lệ, phong tục, tôn giáo, tín ngƣỡng của nƣớc nhập khẩu.

KẾT LUẬN

Nông nghiệp là một ngành kinh tế quan trọng, đóng vai trò to lớn trong sự nghiệp xây dựng đất nƣớc và phát triển kinh tế xã hội ở hầu hết các quốc gia, nhất là đối với những quốc gia đang phát triển nhƣ Việt Nam.

Xuất phát từ việc nghiên cứu những vấn đề lý luận, phân tích thực trạng CDCCKT nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Hải Dƣơng, cho thấy Hải Dƣơng là tỉnh có nhiều lợi thế về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế xã hội để phát triển nông nghiệp một cách toàn diện, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế địa phƣơng, góp phần đảm bảo an ninh lƣơng thực quốc gia và đáp ứng nhu cầu xuất khẩu.

CDCCKT nông nghiệp là một tất yếu khách quan. Với tỉnh Hải Dƣơng là một tỉnh có diện tích đất canh tác nông nghiệp lớn, ngƣời dân có truyền thống nuôi trồng nhiều sản phẩm nông nghiệp đặc thù có ý nghĩa kinh tế, thì chuyển dịch CCKT nông nghiệp theo hƣớng hiện đại lại có ý nghĩa quan trọng hơn bao giờ hết.

Trong tiến trình CNH – HĐH nông nghiệp nông thôn và trong quá trình đẩy mạnh CDCCKT nông nghiệp theo hƣớng hiện đại, tỉnh Hải Dƣơng đã đạt đƣợc một số thành tựu to lớn nhƣ: sản xuất nông nghiệp bƣớc đầu đã thoát khỏi tình trạng thuần nông, tự cung, tự cấp, tình trạng độc canh cây lúa nƣớc để tiến đến sản xuất hàng hóa quy mô lớn, cơ cấu nông – lâm – thủy sản đang có sự chuyển dịch theo hƣớng tích cực phù hợp với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế chung của cả nƣớc theo hƣớng giảm tỷ trọng nông nghiệp, tăng tỷ trọng chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản và các hoạt động dịch vụ;… Song bên cạnh đó, vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế đòi hỏi tỉnh cần tiến hành thực hiện đồng bộ các giải pháp chủ yếu: nâng cao hiệu lực quản lý của bộ máy Nhà nƣớc ở địa phƣơng, đồng thời xây dựng tổ chức Đảng cơ sở vững mạnh; tăng cƣờng đầu tƣ, xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội ở nông thôn; xây dựng, quy hoạch các vùng chuyên canh, vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi; tạo tiền đề vật chất cho đẩy mạnh sản xuất hàng hóa, thúc đẩy CDCCKT nông nghiệp bằng nhiều phƣơng thức huy động vốn kết hợp với

sử dụng hiệu quả nguồn vốn đó; mở rộng thị trƣờng, xúc tiến thƣơng mại…là những nhân tố quan trọng đảm bảo thúc đẩy CDCCKT nông nghiệp tỉnh Hải Dƣơng theo hƣớng hiện đại.

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở tỉnh hải dương hiện nay (Trang 73 - 77)