Chuyển dịch cơ cấu nội bộ ngành nông nghiệp

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở tỉnh hải dương hiện nay (Trang 41 - 45)

Hiện trạng sử dụng đất

2.2.2. Chuyển dịch cơ cấu nội bộ ngành nông nghiệp

2.2.2.1. Nông nghiệp:

Trong giai đoạn gần đây, nông nghiệp tỉnh Hải Dƣơng đã có những bƣớc tăng trƣởng khá vững chắc về giá trị sản xuất.

Bảng 2.3: Giá trị sản xuất và cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Hải Dương giai đoạn 2011 -2016 (giá so sánh 2010)

Năm Tổng số

(Triệu đồng)

Chia ra

Trồng trọt hăn nuôi Dịch vụ nông nghiệp 2011 13.724.381 9.539.107 3.655.427 529.847 2012 14.017.164 9.460.953 3.987.726 568.485 2013 13.985.469 9.305.348 4.118.675 561.446 2014 14.507.022 9.694.415 4.241.008 571.599 2015 15.319.001 9.847.857 4.808.349 662.795 2016 15.674.109 9.789.097 5.215.637 669.375 Năm Tổng số (%) Chia ra

Trồng trọt Chăn nuôi Dịch vụ nông nghiệp 2011 100 69.5 26.6 3.9 2012 100 67.5 28.4 4.1 2013 100 66.5 29.4 4.1 2014 100 66.8 29.2 3.9 2015 100 64.3 31.4 4.3 2016 100 62.5 33.3 4.2 Nguồn [7, tr.182] Thống kê trên cho thấy, giá trị sản xuất nông nghiệp (theo giá so sánh 2010) của tỉnh Hải Dƣơng giai đoạn 2011 – 2016 có xu hƣớng tăng: từ 13.724.381triệu đồng (2011) lên 15.674.109 triệu đồng (2016), tăng 1.949.728 triệu đồng, trung bình mỗi năm tăng 324.954,7 triệu đồng. Giá trị sản xuất ngành trồng trọt nhìn chung có xu hƣớng tăng, song cơ cấu trong ngành nông nghiệp lại có xu hƣớng giảm: từ 69,5% (2011) xuống còn 62,5% (2016). Ngƣợc lại, cơ cấu chăn nuôi và dịch vụ nông nghiệp

có xu hƣớng tăng dần: từ năm 2011 đến năm 2016, chăn nuôi tăng 6,7%, dịch vụ nông nghiệp tăng 0,3%, nhƣng tốc độ gia tăng còn chậm. Tuy nhiên, ngành trồng trọt vẫn luôn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh. Nhƣ vậy, sự chuyển dịch cơ cấu trong nội bộ ngành nông nghiệp là giảm dần tỉ trọng trồng trọt, tăng dần tỉ trọng chăn nuôi và dịch vụ nông nghiệp. Đây là chiều hƣớng chuyển dịch CCKT nông nghiệp theo hƣớng tiến bộ.

a. Trồng trọt:

Ngành trồng trọt chuyển dịch theo xu hướng đa dạng hóa cây trồng, tăng tỷ trọng các loại cây ăn quả, cây đặc sản, giảm tỷ trọng cây lương thực.

Cụ thể: trong nhóm cây hàng năm, giá trị sản xuất và cơ cấu cây rau, đậu, hoa, cây cảnh tăng trong khi cây lƣơng thực có xu hƣớng giảm. Ở nhóm cây lâu năm, cây ăn quả có xu hƣớng tăng bởi tính ổn định về hiệu quả kinh tế. Cây công nghiệp ít có sự thay đổi.

- Đối với cây hàng năm:

Tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm năm 2017 của tỉnh đạt 159.172 ha, giảm 0,8% (giảm 1.204 ha) so với năm 2016. Trong đó, diện tích vụ đông xuân năm 2017 giảm 0,7% (giảm 652 ha), vụ mùa giảm 0,8% (giảm 552 ha). Nguyên nhân giảm diện tích gieo trồng cây hàng năm chủ yếu là do các địa phƣơng thực hiện dồn điền đổi thửa, chỉnh trang đồng ruộng, một phần diện tích đất canh tác chuyển sang làm đƣờng nội đồng, làm kênh mƣơng dẫn nƣớc; cùng với việc chuyển mục đích sử dụng đất: chuyển sang trồng cây lâu năm, xây dựng đƣờng giao thông, quy hoạch khu công nghiệp,…[4]

+ Cây lƣơng thực có hạt, gồm lúa, ngô, là nhóm cây chủ lực của địa phƣơng, luôn chiếm vị trí lớn cả về diện tích và sản lƣợng trong cơ cấu cây trồng của tỉnh. Song nhìn chung, diện tích trồng cây lƣơng thực có hạt trên địa bàn tỉnh đang có xu hƣớng giảm.

Bảng 2.4: Diện tích trồng cây lương thực có hạt (ha)

Nguồn [7, tr.193] Giai đoạn 2011 – 2016, tổng diện tích trồng cây lƣơng thực có hạt giảm 6.366 ha. Trong đó, diện tích trồng lúa, ngô giai đoạn này cũng không đồng đều và có xu hƣớng giảm. Diện tích gieo trồng giảm khiến sản lƣợng thu hoạch cũng giảm. Năm 2011, tổng sản lƣợng cây lƣơng thực có hạt đạt 780.283 tấn, đến năm 2016 còn 748.989 tấn, giảm 31.294 tấn.

Cây lúa đƣợc phân bố khắp các huyện trong tỉnh, các huyện có diện tích gieo trồng cao, tiêu biểu nhƣ: Tứ Kỳ, Thanh Miện, Ninh Giang, Kinh Môn, Bình Giang. Đây là những vùng có đất phù sa màu mỡ, thuận lợi cho canh tác cây lúa. Huyện Thanh Hà là huyện có diện tích gieo trồng lúa giảm mạnh nhất trong những năm qua, do chuyển đổi một phần đất trồng lúa sang trông các loại cây ăn quả (vải thiều, chuối, ổi). Mặc dù, tổng diện tích trồng lúa của tỉnh qua các năm đến nay có xu hƣớng giảm, nhƣng tỷ lệ diện tích trồng lúa lai, lúa chất lƣợng cao (giống D.ƣu 527, Bắc thơm 7, Thiên ƣu 8, TBR225, RVT,…) đang ngày càng tăng [4]. Nhƣ vây, cơ cấu giống lúa của tỉnh đang có sự chuyển đổi tích cực.

Về năng suất lúa và ngô của tỉnh trong những năm gần đây đều có xu hƣớng tăng. Năng suất tăng do tỉnh đang đẩy mạnh việc áp dụng những tiến bộ khoa học, công nghệ vào gieo trồng, lai tạo giống có chất lƣợng tốt cho năng suất cao.Năm 2010, năng suất lúa cả năm của tỉnh đạt 59,45 tạ/ha, đến năm 2016 tăng 0,9 tạ/ha đạt

Năm 2011 2012 2013 2014 2015 2016 Tổng diện tích 130.904 130.020 130.097 129.023 126.692 124.538 Trong đó: ây lúa 126.673 126.410 125.907 124.910 122.653 120.346 ây ngô 4.231 3.610 4.190 4.113 4.039 4.192

mức 60,35 tạ/ha. Tuy nhiên, năm 2017 đƣợc đánh giá là năm mà mức sản lƣợng lúa của tỉnh đạt mức thấp nhất trong nhiều năm qua. Năng suất lúa bình quân cả năm sơ bộ đạt 55,60 tạ/ha, giảm tới 7,9% (tức giảm 4,75 tạ/ha) so với năm 2016. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng “mất mùa” là do gặp phải “đại dịch” bệnh bạc lá trên cây lúa, nạn chuột hoành hành dẫn đến thiệt hại nặng nề [4].

+ Nhóm cây rau đậu, hoa, cây cảnh: trong giai đoạn 2010 – 2016, diện tích gieo trồng đều có xu hƣớng tăng với sản lƣợng và năng suất khá ổn định. Diện tích trồng cây rau, đậu các loại năm 2010 là 28.807 ha, đến năm 2016 là 30.366 ha, tăng 1.559 ha, cho sản lƣợng trung bình hàng năm là 649.049,4 tấn/năm.

Năm 2017, sản lƣợng rau các loại sơ bộ đạt 764.924 tấn, tăng 2,5%. Hiện nay tỉnh đã hình thành đƣợc một số vùng sản xuất tập trung theo hƣớng hàng hoá nhƣ: hành, tỏi (Nam Sách, Kinh Môn); cà rốt (Cẩm Giàng, Nam Sách); rau bắp cải, súp lơ, su hào (Kim Thành, Gia Lộc, Tứ Kỳ, Thanh Miện); củ đậu (Kim Thành, Kinh Môn),…

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở tỉnh hải dương hiện nay (Trang 41 - 45)