Những thành tựu và hạn chế trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp:

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở tỉnh hải dương hiện nay (Trang 53 - 59)

- Đối với cây lâu năm:

2.2.3. Những thành tựu và hạn chế trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp:

tế nông nghiệp:

2.2.3.1. Những thành tựu và nguyên nhân

a. Thành tựu

Trong giai đoạn từ năm 2011 đến nay, CCKT của tỉnh Hải Dƣơng chuyển dịch theo hƣớng tăng tỷ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ, giảm tỷ trọng ngành nông

nghiệp. Do vậy, tỷ trọng GDP ngành nông nghiệp của tỉnh trong GDP toàn tỉnh ngày một giảm. Tuy nhiên giá trị sản xuất toàn ngành nông nghiệp vẫn đạt tốc độ tăng trƣởng khá: giá trị sản xuất nông – lâm – thủy sản tăng bình quân 3,1%/năm. Sự chuyển dịch này là hợp lý, nhằm phát huy lợi thế của một số loại cây trồng, vật nuôi phù hợp với điều kiện phát triển của vùng.

CCKT nông nghiệp chuyển dịch theo hƣớng sản xuất hàng hóa, tập trung vào các loại cây, con mang lại hiệu quả kinh tế cao. CCKT nông nghiệp chuyển dịch theo hƣớng tích cực. Tỉ trọng ngành trồng trọt giảm đi trong khi tỉ trọng ngành chăn nuôi tăng lên.

Trong ngành trồng trọt, giảm những cây trồng có hiệu quả sản xuất thấp nhƣ trồng cây lƣơng thực, đi đôi với xây dựng mô hình “cánh đồng mẫu lớn’ trong canh tác cây lúa. Cây trồng hàng năm, hƣớng đến các loại rau sạch, rau an toàn thành những vùng chuyên canh quy mô lớn. Nhờ đó, năng suất các loại cây trồng qua các năm đều có xu hƣớng tăng. Đối với cây lâu năm, tỉnh tập trung phát triển lợi thế các loại cây ăn quả nhƣ: vải, ổi, na với diện tích lớn, hàng năm cho năng suất cao, mang lại hiệu quả kinh tế lớn.

Ngành chăn nuôi gia súc, gia cầm, nuôi thủy sản trên địa bàn tỉnh những năm qua đã phát triển với nhịp điệu khá ổn định. Xu hƣớng trong chăn nuôi của tỉnh hiện nay là phát triển các mô hình chăn nuôi gia trại, trang trại; thu hẹp chăn nuôi phân tán kém hiệu quả. Từ đó mà hình thành các vùng chăn nuôi tập trung (gia súc, gia cầm, chăn nuôi tổng hợp) ở các huyện Gia Lộc, Kim Thành, Bình Giang, Ninh Giang,…

Đến nay, tỉnh đã và đang từng bƣớc áp dụng tiến bộ của khoa học – công nghệ trong sản xuất nông nghiệp nhƣ: áp dụng tiêu chuẩn VietGap đối với nông sản giúp nâng cao năng suất, chất lƣợng sản phẩm, đạt tiêu chuẩn xuất khẩu; đẩy mạnh nghiên cứu và tiến hành nuôi trồng các giống cây – con mới cho hiệu quả kinh tế cao.

Cùng với đó, dịch vụ nông nghiệp cũng đang từng bƣớc phát triển, đóng góp vào sự phát triển chung của ngành.

b. Nguyên nhân

Trong công cuộc CNH – HĐH đất nƣớc, Đảng và Nhà nƣớc ta đã đề ra chủ trƣơng, đƣờng lối đúng đắn, định hƣớng phát triển nền sản xuất hàng hóa theo cơ chế thị trƣờng, định hƣớng xã hội chủ nghĩa; tạo điều kiện cho ngƣời nông dân giữ đất canh tác, thúc đẩy nông nghiệp theo hƣớng sản xuất hàng hóa; tạo môi trƣờng kinh tế vĩ mô ổn định; thực hiện tự do hóa thƣơng mại;…

Cùng với đó, sự quan tâm của các cấp Ủy, Đảng, các ban ngành đã tạo môi trƣờng thuận lợi cho ngƣời nông dân tham gia sản xuất thúc đẩy phát triển nông nghiệp, thông qua các chính sách đẩy manh: chuyển giao khoa học công nghệ; xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn; xây dựng nông thôn mới; chính sách vay vốn ƣu đãi cho ngƣời nông dân; chính sách xóa đói giảm nghèo; chính sách phòng chống thiên tai, dịch bệnh trong sản xuất nông nghiệp;… đã thúc đẩy quá trình chuyển dịch CCKT nông nghiệp diễn ra đúng hƣớng và bƣớc đầu đạt đƣợc những thành quả nhất định.

2.2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân

a. Hạn chế

Trong quá trình CDCCKT nông nghiệp, tỉnh Hải Dƣơng tuy đã đạt đƣợc một số thành tựu trong nâng cao hiệu quả nuôi trồng nhƣng vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế.

Cơ cấu nông, lâm, thủy sản có hƣớng chuyển biến tích cực song diễn ra còn chậm. Trong đó, ngành nông nghiệp còn chiếm tỉ trọng lớn, cơ cấu cây trồng vật nuôi chƣa thay đổi nhiều, tỉ trọng dịch vụ nông nghiệp còn khiêm tốn.

Việc áp dụng KH – CN vào sản xuất nông nghiệp còn hạn chế, quá trình chuyển dịch chƣa mang tính chất CHN – HĐH cao.

Các mô hình tổ chức sản xuất nông nghiệp còn chậm đƣợc đổi mới, quy mô sản xuất còn nhỏ, tính chất chuyên môn hóa chƣa rõ ràng. Năng suất chất lƣợng của một số sản phẩm nông nghiệp còn ở mức thấp làm hạn chế khả năng cạnh tranh trên thi trƣờng và không tạo đƣợc thƣơng hiệu cho sản phẩm. Một thực tế là việc xây dựng các mô hình sản xuất tập trung có quy mô lớn nhƣng không mang lại hiệu quả tối ƣu,

một số giống cây trồng cho năng suất tuy có xu hƣớng tăng song còn chậm và không ổn định: năng suất lúa năm 2010 là 59,45 tạ/ha, đến 2016 tăng lên 60,35 tạ/ha, nhƣng đến năm 2017 giảm còn 55,60 tạ/ha; các loại rau đậu trong giai đoạn này cũng giảm 3,11 tạ/ha [7, tr.201].

Chất lƣợng nguồn nhân lực còn yếu kém. Số lƣợng ngƣời lao động có năng lực, trình độ về phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, sản xuất nông nghiệp theo tiêu chuẩn VietGap còn ít. Cán bô có chuyên môn về giống, công nghệ sinh học,... cùng lực lƣợng công nhân kỹ thuật lành nghề để hỗ trợ chuyển giao khoa học công nghệ cho ngƣời nông dân, cho doanh nghiệp còn thiếu và yếu. Do đó, nhiều địa phƣơng trong huyện vẫn còn tình trạng thâm canh, sản xuất truyền thống lạc hậu... đã làm ảnh hƣởng đến phát triển mô hình sản xuất công nghệ cao (nhất là trong lĩnh vực trồng trọt).

Theo thống kê, tính đến năm 2017, tốc độ phát triển doanh nghiệp lĩnh vực nông nghiệp của tỉnh Hải Dƣơng còn thấp: chỉ đạt 2% trong khi tốc độ phát triển doanh nghiệp nói chung là 25%. Hiện trên toàn tỉnh chỉ có 1.600 doanh nghiệp đăng ký hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp trên tổng số 11.700 doanh nghiệp [27]. Cũng với đó, việc liên kết trong chuỗi giá trị, nhất là liên kết giữa ngƣời sản xuất và doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm thông qua hợp đồng còn ít. Điều này đã dẫn đến một thực tế là không ít các mặt hàng nông sản của tỉnh có giá cả bấp bênh, bị tƣ thƣơng ép giá,... gây nên tình trang không đủ để bù đắp chi phí, thiệt hại lớn cho ngƣời nông dân.

Tình trạng đất nông nghiệp bị bỏ hoang đang diễn ra gây lãng phí tài nguyên đất. Năm 2017, trên địa bàn tỉnh có 486,3 ha đất nông nghiệp bị bỏ hoang (tăng 66,2 ha so với năm 2016) , tập trung ở các huyện nhƣ: Tứ Kỳ, Cẩm Giàng, Gia Lộc, thị xã Chí Linh... Đây chủ yếu là những chân ruộng trũng thấp, điều kiện canh tác khó khăn, gần những khu công nghiệp bị ô nhiễm môi trƣờng, ảnh hƣởng nguồn nƣớc tƣới...

b. Nguyên nhân

Do những hiện tƣợng thời tiết bất thƣờng hàng năm xảy ra trên địa bàn tỉnh nhƣ: mƣa bão, dông lốc, gió mùa, nắng nóng,… gây tổn thất lớn cho nông sản đại phƣơng, hệ thống đê điều, kênh mƣơng hƣ hỏng, sạt lở,… Các loại dịch bệnh do thời tiết, khí hậu đã gây nhiều rủi ro cho trồng trọt và chăn nuôi, làm ảnh hƣởng đến sự phát triển nông nghiệp và thu nhập của ngƣời nông dân.

Do năng lực tổ chức thực hiện các chính sách phát triển nông nghiệp ở tỉnh Hải Dƣơng còn hạn chế. Kết quả của các chính sách nhƣ: chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi; chính sách xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn; chính sách bảo vệ rừng;… đƣợc đánh giá chỉ đang dừng lại ở mức trung bình.

Do đầu tƣ cho phát triển nông nghiệp còn hạn chế. Có rất nhiều chính sách đƣợc ban hành với nông nghiệp, nông thôn và nông dân tỉnh Hải Dƣơng, trong khi đầu tƣ cho phát triển nông nghiệp chƣa tƣơng xứng, mức đầu tƣ còn hạn chế do chƣa tìm kiếm đƣợc nguồn đầu tƣ lâu dài và hiệu quả.

Việc sử dụng các nguồn lực cho phát triển kinh tế nói chung và phát triển nông nghiệp của tỉnh nói riêng còn hạn chế. Các nguồn lực gắn liền với sản xuất nông nghiệp bao gồm: đất đai, lao động, vốn, khoa học công nghệ và tài nguyên thiên nhiên. Một thực tế trong sản xuất nông nghiệp tỉnh Hải Dƣơng đó là, đất đai sản xuất không đổi, dân số gia tăng nhƣng những tiến bộ kỹ thuật áp dụng trong sản xuất còn kém dẫn đến năng suất chƣa thực sự đƣợc nâng cao. Cùng với đó, sự đầu tƣ cho các phƣơng tiện vận chuyển, máy kéo, máy sấy, bảo quản nông sản… còn ở mức thấp, trình độ cơ khí hóa và áp dụng công nghệ vào sản xuất giữa các huyện trên địa bàn tỉnh có sự chênh lệch tạo ra sự phát triển không đồng đều. Điều đó cho thấy nền nông nghiệp của tỉnh chƣa hoàn toàn hòa nhập với định hƣớng phát triển theo hƣớng sản xuất nông nghiệp hiện đại.

Do trình độ đại bộ phận ngƣời nông dân có trình độ hạn chế trong sử dụng các loại sản phẩm thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật; trong áp dụng khoa học kỹ thuật và chƣa mạnh dạn tiến hành sản xuất các giống cây trồng vật nuôi mới do tâm lý lạc

hậu, bảo thủ, sợ rủi ro, thiếu vốn,.. Điều này dẫn đến tình trạng ngƣời nông dân chạy theo lợi nhuận, sản xuất nông sản không đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, ảnh hƣởng đến sức khỏe ngƣời tiêu dùng. Bởi vậy, không ít mặt hàng nông sản không có khả năng cạnh tranh trên thị trƣờng, đặc biệt là những thị trƣờng lớn khó tính. Đây là cũng là nguyên nhân kìm hãm sự phát triển nông nghiệp theo hƣớng hiện đại và bền vững.

Một số địa phƣơng của tỉnh chƣa thực sự quan tâm để giải quyết triệt để những bức xúc về vấn đề ô nhiễm môi trƣờng, lấn chiếm đất đai, tai tệ nạn xã hội… để giúp ngƣời dân yên tâm yên tâm sản xuất.

ƢƠN 3: QU N ỂM V Ả P P Ủ YẾU NHẰM ẨY M N QU TRÌN U ỂN DỊ Ơ ẤU KINH TẾ NÔN N ỆP Ở

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở tỉnh hải dương hiện nay (Trang 53 - 59)