Giải pháp về vốn

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở tỉnh hải dương hiện nay (Trang 68 - 71)

- Đối với cây lâu năm:

3.2.3.Giải pháp về vốn

Nguồn vốn là yếu tố đặc biệt quan trọng trong việc đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp song hiện nay nguồn vốn đầu tƣ cho phát triển nông nghiệp của tỉnh Hải Dƣơng còn hạn chế. Do vậy, để thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tỉnh Hải Dƣơng theo hƣớng hiện đại, cần có những giải pháp đồng bộ về nguồn vốn: nâng cao hiệu quả sử dụng vốn là giải pháp quan trọng để tăng vốn đầu tƣ cho phát triển kinh tế của tỉnh nói chung và cho CDCCKT nông nghiệp nói riêng.

Một là, phải xây dựng một môi trƣờng hấp dẫn đầu tƣ. Trong những năm qua, Đảng bộ và Nhân dân tỉnh Hải Dƣơng luôn đặt quyết tâm cao trong phát triển kinh tế,

duy trì tăng trƣởng kinh tế ở mức cao và xây dựng một môi trƣờng đầu tƣ kinh doanh thông thoáng. Tuy nhiên, tính đến hết năm 2017, tốc độ phát triển doanh nghiệp lĩnh vực nông nghiệp của tỉnh Hải Dƣơng vẫn còn rất thấp. Hiện chỉ có khoảng 1.600 doanh nghiệp đăng ký các ngành nghề thuộc lĩnh vực nông nghiệp, trong đó chỉ có khoảng 300 doanh nghiệp trong nƣớc hoạt động thực sự và 18 doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài hoạt động lĩnh vực này. Điều này cho thấy, đầu tƣ vào nông nghiệp ở Hải Dƣơng chƣa thực sự hấp dẫn do những ƣu đãi chƣa hấp dẫn, lãi suất ngân hàng còn cao, giá thành sản xuất cao, giá bán sản phẩm thấp... Nhƣ vậy, trong những năm tới, để thu hút đầu tƣ vào nông nghiệp, cần phải có những đột phá về chính sách, có những cơ chế ƣu đãi đủ sức hấp dẫn để mời gọi đƣợc nhiều doanh nghiệp về đầu tƣ; đƣa công nghệ vào sản xuất nông nghiệp sẽ giúp thay đổi bức tranh nền nông nghiệp lạc hậu và lối tƣ duy cũ,…[27, tr.91]

Hai là, cần có chính sách huy động vốn và sử dụng vốn đầu tƣ một cách hiệu quả. Có nhiều kênh huy động vốn cho phát triển sản xuất nông nghiệp : nguồn vốn ở trong nƣớc đến từ nguồn tài trợ của Chính phủ, các cá nhân, doanh nghiệp,… và nguồn vốn nƣớc ngoài.Thực hiện đa dạng các nguồn lực đầu tƣ vốn sẽ đáp ứng đƣợc nhu cầu vốn ngày càng tăng trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Tuy nhiên cần coi trọng nguồn vốn từ nội lực ngành nông nghiệp và nông dân vì đây là hƣớng đi cơ bản, lâu dài để phát triển nông nghiệp bền vững.

- Huy động vốn trong nƣớc

Nhà nƣớc cần tăng nguồn vốn đầu tƣ trực tiếp cho phát triển nông nghiệp theo hƣớng ƣu tiên nâng cao năng lực, ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất nhằm tạo động lực mạnh mẽ để phát triển nông nghiệp theo hƣớng hiện đại, bền vững.

Nhà nƣớc cần quan tâm dành nguồn vốn ngân sách để hỗ trợ đầu tƣ xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội trong tỉnh, hỗ trợ về giống cây trồng – vật nuôi, công nghệ mới, hoạt động khuyến nông, hỗ trợ công tác phòng chống thiên tai dịch bệnh, xúc tiến thƣơng mại,… Đồng thời đẩy mạnh phát triển mạng lƣới tín dụng nông thôn trên

địa bàn tỉnh, tiếp tục dành nguồn vốn tín dụng ƣu đãi đầu tƣ cho nông nghiệp, khuyến khích các ngân hàng , tổ chức tín dụng cho vay vốn với cơ chế ƣu đãi đối với nông nghiệp, nông thôn. Bên cạnh đó, cần tăng cƣờng công tác quản lý, tránh đầu tƣ dàn trải, thất thoát, lãng phí, để nguồn vốn ngân sách đƣợc sử dụng sao cho hiệu quả nhất. Nguồn vốn thu hút từ các doanh nghiệp và ngƣời dân trong tỉnh đến nay còn rất hạn chế, song cần chú trọng và có chính sách khuyến khích đầu tƣ từ nguồn vốn này bởi trong thời gian tới nó sẽ tăng nhanh và giữ vai trò quan trọng trong cơ cấu vốn đầu tƣ của tỉnh. Cần có chính sách ƣu đãi đối với những lĩnh vực chậm phát triển, những ngành mà doanh nghiệp tƣ nhân không có lợi thế hoặc không muốn đầu tƣ. Để thu hút đƣợc nguồn vốn này, trƣớc hết cần tạo đƣợc một môi trƣờng thông thoáng, chính sách thuận lợi để hấp dẫn đầu tƣ của các tổ chức, cá nhân và tập thể. Khuyến khích đầu tƣ thông qua các chính sách ƣu đãi nhƣ: miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp; tiếp tục thực hiện miễn tiền thuê đất trong thời gian xây dựng cơ bản, đối trừ tiền thuê đất đối với các dự án đầu tƣ đã ứng vốn để bồi thƣờng giải phòng mặt bằng; vay vốn ƣu đãi từ quỹ đầu tƣ phát triển, các tổ chức tín dụng,… Mở rộng các hình thức đầu tƣ để thu hút vốn từ các doanh nghiệp, khai thác tối đa nguồn vốn nội lực của nông hộ để đầu tƣ cho sản xuất.

Việc thu hút đầu tƣ nhiều là cần thiết, song cần có sự chọn lọc kỹ, ƣu tiên thu hút các dự án công nghệ cao, thân thiện với môi trƣờng.

- Huy động vốn nƣớc ngoài

Vốn nƣớc ngoài vào Việt Nam đến từ 2 nguồn chính: vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài (FDI). Để thực hiện thành công việc thu hút nguồn vốn nƣớc ngoài đầu tƣ vào lĩnh vực nông nghiệp, tỉnh Hải Dƣơng cần phải tạo thuận lợi về cơ chế, chính sách, cải thiện môi trƣờng đầu tƣ để hấp dẫn các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài vào Hải Dƣơng phát triển sản xuất kinh doanh. Tỉnh cần chủ động nắm bắt nhu cầu của các nhà đầu tƣ lớn, đề nghị Thủ tƣớng Chính phủ có cơ chế ƣu đãi đặc thù đối với loại dự án này để thu hút về đầu tƣ tại Hải Dƣơng.

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở tỉnh hải dương hiện nay (Trang 68 - 71)