Tranh chấp về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng

Một phần của tài liệu Thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự của toà án nhân dân cấp huyện qua thực tiễn tại toà án nhân dân huyện ngọc lặc, tỉnh thanh hoá (Trang 42 - 44)

Bồi thƣờng thiệt hại ngoài hợp đồng là loại trách nhiệm dân sự phát sinh bên ngồi, khơng phụ thuộc hợp đồng mà chỉ cần tồn tại một hành vi vi phạm pháp luật dân sự, cố ý hay vô ý gây thiệt hại cho ngƣời khác và hành vi này cũng không liên quan đến bất cứ một hợp đồng nào có thể có giữa ngƣời gây

38

thiệt hại và ngƣời bị thiệt hại. Thiệt hại không chỉ là nền tảng cơ bản mà còn là điều kiện bắt buộc của trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại ngoài hợp đồng. Bồi thƣờng thiệt hại ngoài hợp đồng là trƣờng hợp bên bị vi phạm đƣợc quyền yêu cầu bên vi phạm bồi thƣờng những thiệt hại xảy ra không phải do vi phạm các nghĩa vụ trong hợp đồng. Theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2015 thì điều kiện xảy ra bồi thƣờng thiệt hại ngoài hợp đồng là:

+ Có thiệt hại thực tế xảy ra (thiệt hại trực tiếp và thiệt hại gián tiếp) + Hành vi gây thiệt hại là hành vi trái pháp luật (xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của ngƣời khác)

+ Có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại xảy ra Ngoài ra, khi xác định trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại cần quan tâm đến yếu tố lỗi các bên. Lỗi của ngƣời vi phạm là là một trong những điều kiện có thể làm phát sinh trách nhiệm bồi thƣờng thiệt thiệt hại chứ không phải là yếu tố bắt buộc. Theo Điều 584 Bộ luật dân sự 2015 thì căn cứ phát sinh trách

nhiệm bồi thƣờng thiệt hại gồm: “ 1. Người nào có hành vi xâm phạm tính

mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác; 2. Người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác; 3. Trường hợp tài sản gây thiệt hại thì chủ sở hữu, người chiếm hữu tài sản phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp thiệt hại phát sinh theo quy định tại khoản 2 Điều này.”

39

Nhƣ vậy, trong một số trƣờng hợp ngƣời chịu trách nhiệm bồi thƣờng phải bồi thƣờng thiệt hại xảy ra khơng phải do lỗi của mình, ví dụ trong một số trƣờng hợp phải bồi thƣờng thiệt hại do súc vật hoặc cây cối gây ra.

Một phần của tài liệu Thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự của toà án nhân dân cấp huyện qua thực tiễn tại toà án nhân dân huyện ngọc lặc, tỉnh thanh hoá (Trang 42 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)