Thẩm quyền của Tòa án theo cấp

Một phần của tài liệu Thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự của toà án nhân dân cấp huyện qua thực tiễn tại toà án nhân dân huyện ngọc lặc, tỉnh thanh hoá (Trang 69 - 71)

Theo quy định của Luật Tổ chức Tòa án năm 2014 quy định về hệ thống tổ chức Tòa án thì TAND cấp huyện và TAND cấp tỉnh có thẩm quyền xét xử sơ thẩm đối với các vụ án dân sự. Do vậy, việc xác định đúng thẩm quyền của Tòa án theo cấp chỉnh là việc xác định xem đối với một vụ án dân sự cụ thể TAND cấp huyện hay TAND cấp tỉnh sẽ có thẩm quyền giải quyết. Việc xác định thẩm quyền của Tòa án theo cấp đƣợc quy định tại Điều 35, 37 BLTTDS năm 2015 dựa trên tính chất phức tạp của từng loại vụ việc, dựa vào điều kiện cơ sở vật chất, trình độ chun mơn nghiệp vụ thực tế của đội ngũ cán bộ Tòa án.

65

Theo đó, thẩm quyền của Tịa án cấp huyện hiện nay đƣợc quy định: (i) Tranh chấp về dân sự, hơn nhân và gia đình quy định tại Điều 26 và điều 28 của Bộ luật này, trừ tranh chấp quy định tại khoản 7 Điều 26 Bộ luật này; (ii) Tranh chấp về kinh doanh thƣơng mại quy định tại khoản 1 Điều 30 Bộ luật này; (iii) Tranh chấp về lao động quy định tại Điều 32 Bộ luật này; (iiii) Những tranh chấp trên mà có đƣơng sự hoặc tài sản ở nƣớc ngoài hoặc cần ủy tác tƣ pháp cho cơ quan đại diện của Việt Nam ở nƣớc ngồi, cho Tịa án nƣớc ngồi khơng thuộc thẩm quyền của Tịa án cấp huyện. Tuy nhiên, theo khoản 4 Điều 35 “Tòa án nhân dân cấp huyện nơi cƣ trú của công dân Việt Nam hủy việc kết hôn trái pháp luật, giải quyết việc ly hôn, các tranh chấp về quyền và nghĩa vụ của vợ chồng, cha mẹ và con,…”, trƣờng hợp này xuất hiện yếu tố đƣơng sự ở nƣớc ngoài nhƣng vẫn thuộc thẩm quyền của Tòa án cấp huyện. Thực chất, đây không phải vấn đề mới đƣợc đề cập đến trong BLTTDS năm 2015 mà khi xây dựng BLTTDS năm 2015 các nhà làm luật đã kế thừa quy định của khoản 2 Điều 7 Nghị quyết số 03/2012/NQ-HĐTP1 nhằm hoàn thiện quy định về các vụ việc dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết

của Tòa án.

Theo Điều 37 BLTTDS năm 2015, thì TAND cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp dân sự, hơn nhân và gia đình, kinh doanh thƣơng mại, lao động thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án theo loại việc trừ tranh chấp thuộc thẩm quyền giải quyết của TAND cấp huyện. Có thể nhận thấy thẩm quyền của Tịa án cấp huyện và cấp tỉnh đƣợc phân định rõ ràng, tránh tình trạng vƣợt cấp hay thụ lý nhầm. Các chủ thể khi khởi kiện cần nắm rõ những quy định này để xác định tranh chấp của mình là tranh chấp gì, thuộc thẩm quyền của Tịa án cấp nào nhƣ vậy mới có thể gửi đơn khởi kiện đến đúng

66

Tịa án đúng cấp có thẩm quyền giải quyết, từ đó giúp tiết kiệm thời gian, công sức trong việc đi kiện.

Một phần của tài liệu Thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự của toà án nhân dân cấp huyện qua thực tiễn tại toà án nhân dân huyện ngọc lặc, tỉnh thanh hoá (Trang 69 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)