án theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự
Thực chất đây là trƣờng hợp tranh chấp về quyền sở hữu, sử dụng đối với tài sản bị cƣỡng chế để thi hành án. Tranh chấp này có thể nảy sinh giữa ngƣời phải thi hành án với các đồng chủ sỡ hữu khác hoặc ngƣời thứ ba liên quan đến tài sản bị cƣỡng chế kê biên. Điều 75 Luật Thi hành án dân sự, sửa đổi, bổ sung năm 2014 quy định: “Trường hợp tài sản của người phải thi
hành án bị cưỡng chế để thi hành án mà có người khác tranh chấp thì Chấp hành viên thông báo cho đương sự, người có tranh chấp về quyền của họ được khởi kiện tại Tòa án hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền giải quyết. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày được thông báo hợp lệ mà đương sự, người có tranh chấp khởi kiện tại Tịa án hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền giải quyết thì việc xử lý tài sản được thực hiện theo quyết định của Tịa án hoặc cơ quan có thẩm quyền”. Ví dụ nhƣ sau: theo bản án của Tịa án thì A
phải trả B là 500 triệu đồng. Do A không tự nguyện thi hành án nên Cơ quan thi hành án thông báo cho A về việc cƣỡng chế quyền sử dụng đất là tài sản
44
của A. C và D cho rằng quyền sử dụng đất là tài sản chung của A, C và D nên khởi kiện yêu cầu Tòa án xác định phần sở hữu của C và D trong khối tài sản chung của A, C và D. Trong trƣờng hợp này, Tòa án căn cứ vào quy định tại khoản 1 Điều 74 của Luật thi hành án dân sự và khoản 12 Điều 26 của BLTTDS để thụ lý, giải quyết theo thủ tục chung. Hiện nay, loại tranh chấp này cũng khá phổ biến, việc bổ sung thẩm quyền của Tòa án cấp huyện giải quyết tranh chấp này là hợp lí, bảo đảm quyền sở hữu chung của các đồng sở hữu.