Tranh chấp đất đai theo quy định của pháp luật về đất đai; tranh chấp về quyền sở hữu, quyền sử dụng rừng theo quy định của Luật

Một phần của tài liệu Thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự của toà án nhân dân cấp huyện qua thực tiễn tại toà án nhân dân huyện ngọc lặc, tỉnh thanh hoá (Trang 45 - 47)

tranh chấp về quyền sở hữu, quyền sử dụng rừng theo quy định của Luật bảo vệ và phát triển rừng.

Luật đất đai 1993, Luật Đất đai 2003 đều đã có quy định phân định thẩm quyền giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất giữa TAND và UBND trên tiêu chí Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ), tài sản trên đất và bản chất của quan hệ có tranh chấp là quan hệ sử dụng đất hay giao dịch khác về quyền sử dụng đất. Kế thừa hai văn bản pháp luật trên, Luật Đất đai 2013 tiếp tục phân định thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai giữa Tòa án nhân dân và ủy ban nhân dân. Luật đất đai 2013 không sử dụng thuật ngữ “ tranh chấp về quyền sử dụng đất”mà sử dụng thuật ngữ “tranh chấp đất đai”. Theo đó, “tranh chấp đất đai mà đương sự có giấy chứng nhận hoặc có một

trong các loại giấy tờ quy định tại các khoản 1, 2, 3 Điều 100 của Luật này và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do TAND giải quyết”. Nhận thấy,

pháp luật đất đai khơng có quy định cụ thể về các loại tranh chấp QSDĐ thuộc thầm quyền dân sự của Tịa án mà chỉ có những quy định khái qt có tính phân định giữa thầm quyền dân sự của Tòa án và UBND trên cơ sở dấu hiệu có giấy chứng nhận hoặc giấy tờ hợp pháp khác về QSDĐ có tranh chấp để

41

khẳng định đó là tranh chấp liên quan đến một quyền dân sự (hay quyền tài sản) đã đƣợc pháp luật thừa nhận. Việc xác định các tranh chấp QSDD cụ thể thuộc thẩm quyền dân sự của Tòa án phải dựa vào các quy định của BLTTDS, các hƣớng dẫn liên ngành trƣớc đây, thực tiễn tố tụng tại Tòa án để xác định đó là tranh chấp về việc ai là ngƣời có QSDĐ, tranh chấp hợp đồng chuyển đổi, chuyển nhƣợng, cho thuê, cho thuê lại QSDD, thế chấp hoặc bảo lãnh, gố vốn bằng QSDĐ hay tranh chấp về thừa kế QSDĐ… Cũng theo điều 203 LĐĐ năm 2013, đối với trƣờng hợp tranh chấp quyền sử dụng đất mà đƣơng sự khơng có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc khơng có một trong các loại giấy tờ đƣợc quy định thì việc phân định thẩm quyền tranh chấp QSDĐ giữa Tòa án theo thủ tục tố tụng dân sự và cơ quan hành chính là UBND là theo quyền tự định đoạt và ý chí của đƣơng sự. Có thể thấy, quy định này theo hƣớng khôi phục lại các quy định hợp lý trƣớc đây của Tòa án đối với tranh chấp QSDĐ mà đƣơng sự khơng có giấy chứng nhận hoặc khơng có một trong các loại giấy tờ đƣợc quy định là cần thiết và phù hợp với lí luận và khắc phục đƣợc hiện tƣợng xâm lấn thẩm quyền của Tòa án theo thủ tục tố tụng dân sự và thủ tục tố tụng hành chính.

Thêm nữa, BLTTDS sửa đổi, bổ sung sửa khoản 7 Điều 25 “Tranh

chấp về quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất theo quy định của pháp luật về đất đai” thành “Tranh chấp về quyền sử dụng đất, về tài sản gắn liền với đất theo quy định của pháp luật về đất đai”. Thiết nghĩ, sửa đổi này là cần

thiết, đáp ứng yêu cầu của thực tiễn xét xử, tránh cách hiểu và áp dụng máy móc điều luật, bởii có những trƣờng hợp đƣơng sự chỉ tranh chấp về quyền sử dụng đất, nhƣng cũng có những trƣờng hợp đƣơng sự lại chỉ tranh chấp về tài sản gắn liền với đất theo quy định của pháp luật về đất đai.

42

Một phần của tài liệu Thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự của toà án nhân dân cấp huyện qua thực tiễn tại toà án nhân dân huyện ngọc lặc, tỉnh thanh hoá (Trang 45 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)