hƣớng bổ sung quy định về giải quyết tranh chấp về thẩm quyền giữa TAND cấp huyện với TAND cấp tỉnh
Nhƣ tác giả đã phân tích ở trên, việc các khoản 2, 3, 4 Điều 41 Bộ luật TTDS năm 2015 chỉ quy định về thẩm quyền giải quyết tranh chấp giữa các Tòa án nhân dân cấp huyện trong cùng một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng; tranh chấp về thẩm quyền giữa các Tòa án nhân dân cấp huyện thuộc các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng khác nhau hoặc giữa các Tòa án nhân dân cấp tỉnh thuộc thẩm quyền giải quyết theo lãnh thổ của Tòa án nhân dân cấp cao; tranh chấp về thẩm quyền giữa các Tòa án nhân dân cấp huyện thuộc các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng khác nhau hoặc giữa các Tòa án nhân dân cấp tỉnh thuộc thẩm quyền giải quyết theo lãnh thổ của các Tòa án nhân dân cấp cao khác nhau mà khơng có quy định giải quyết về tranh chấp thẩm quyền giữa Tòa án nhân dân cấp tỉnh với Tòa án nhân dân cấp huyện thuộc Tỉnh đó sẽ gây khó khăn cho TAND cấp huyện trong quá trình giải quyết vụ án dân sự.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3
Việc nghiên cứu thực tiễn áp dụng pháp luật về thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự của Tòa án nhân dân cấp huyện cho thấy bên cạnh những thành tựu đạt đƣợc vẫn còn tồn tại những khó khăn, vƣớng mắc nhất định. Các khó khăn, vƣớng mắc này do nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân từ sự vận động tất yếu của tình hình kinh tế - xã hội nhƣng cũng có cả nguyên nhân từ sự hạn chế của những quy định của pháp luật.
77
Đứng trƣớc tình hình đó, vấn đề hồn thiện các quy định của pháp luật hiện hành về thẩm quyền giải quyết sơ thẩm các vụ án dân sự của Tòa án nhân dân cấp huyện có một vai trị quan trọng, đặc biệt trong giai đoạn hiện nay khi Bộ luật tố tụng dân sự 2015 cũng đã bộc lộ nhiều bất cập, cần đƣợc tiếp tục sửa đổi theo định hƣớng về Chiến lƣợc cải cách tƣ pháp của Đảng, Hiến pháp năm 2013, bảo vệ tốt hơn nữa quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể trong tố tụng dân sự.
KẾT LUẬN
Việc xác định thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự của Tòa án nhân dân cấp huyện một cách chính xác, hợp lý sẽ tạo điều kiện cần thiết cho Tòa án giải quyết nhanh chóng, đúng đắn vụ việc, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho các đƣơng sự tham gia tố tụng bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp trƣớc Tòa án.
Nhận thức đƣợc tầm quan trọng của các quy định về thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự của Tòa án nhân dân cấp huyện đối với q trình hồn thiện pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam cũng nhƣ tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, có thể thấy việc nghiên cứu những quy định về vấn đề này là một đòi hỏi khách quan và tất yếu. Việc nghiên cứu chuyên sâu và có hệ thống khơng chỉ góp phần nâng cao hiệu quả trong cơng tác xét xử mà cịn từng bƣớc góp phần hồn thiện hơn những quy định của pháp luật hiện hành.
Bên cạnh những điểm hợp lý và tiến bộ của những quy định về thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự của Tòa án nhân dân cấp huyện tại các văn bản pháp luật hiện hành thì các quy định về vấn đề này cũng vẫn còn những bất cập nhất định khi áp dụng trên thực tế. Sự thiếu cụ thể, rõ ràng trong các quy
78
định của pháp luật khiến đƣơng sự lúng túng trong việc xác định Tòa án cấp nào mà họ có thể nộp đơn khởi kiện và trong thực tiễn xét xử, Tòa án cấp huyện cũng gặp khơng ít khó khăn, vƣớng mắc khi xác định một vụ án có thuộc thẩm quyền sơ thẩm dân sự của mình hay khơng.
Qua nghiên cứu cho thấy, việc sớm hoàn thiện các quy định của pháp luật về thẩm quyền dân sự của Tòa án nhân dân cấp huyện là việc làm cần thiết, đặc biệt trong thời điểm hiện nay khi Bộ luật tố tụng dân sự 2015 cũng đã bộc lộ nhiều bất cập, cần có những sửa đổi phù hợp với các quy định mới của Hiến pháp năm 2013 và Luật tổ chức tòa án nhân dân (sửa đổi) năm 2014. Việc hoàn thiện các quy định này sẽ là cơ sở để nâng cao hiệu quả giải quyết các vụ việc dân sự tại Tịa án nhân dân cấp huyện nói chung và hiệu quả giải quyết vụ án dân sự của Tồ án nhân dân huyện Ngọc Lặc nói riêng.
79