Tranh chấp về kinh doanh thƣơng mại thuộc thẩm quyền sơ thẩm dân sự của Tòa án nhân dân cấp huyện

Một phần của tài liệu Thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự của toà án nhân dân cấp huyện qua thực tiễn tại toà án nhân dân huyện ngọc lặc, tỉnh thanh hoá (Trang 54 - 55)

thẩm dân sự của Tòa án nhân dân cấp huyện

Hoạt động kinh doanh, thƣơng mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, đầu tƣ, xúc tiến tƣơng mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác quy định tại khoản 1 Điều 3 Luật thƣơng mại. Điều 3 Luật thƣơng mại năm 2005 quy định: Hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lời khác. Hoạt động kinh doanh thương mại không chỉ là hoạt động trực tiếp theo đăng kí kinh doanh, thương mại mà cịn bao gồm cả hoạt động khác phục vụ thúc đẩy, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, thương mại. Nhƣ vậy, có thể hiểu, tranh chấp kinh doanh, thƣơng mại là những bất

đồng, xung đột chủ yếu về lợi ích kinh tế giữa các chủ thể có liên quan đến lĩnh vực hợp đồng thƣơng mại hoặc các hoạt động kinh tế khác đƣợc pháp luật quy định là tranh chấp kinh tế, thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan tài phán kinh tế.

Theo quy định tại Điều 30 BLTTDS thì tranh chấp kinh doanh thƣơng mại thuộc thẩm quyền giải quyết của Tịa án bao gồm 5 nhóm: (1) Tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh, thương mại giữa cá nhân, tổ chức đăng ký kinh doanh với nhau và đều có mục đích lợi nhuận; (2) Tranh chấp về

quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao cơng nghệ giữa cá nhân, tổ chức với nhau và đều có mục đích lợi nhuận (có thể tất cả hoặc một trong các bên có đăng ký

50

kinh doanh hoặc các bên đều khơng có đăng ký kinh doanh) đƣợc quy định tại khoản 2 Điều 30; (3) Tranh chấp giữa ngƣời chƣa phải là thành viên công ty nhƣng có giao dịch về chuyển nhƣợng phần vốn góp với cơng ty, thành viên công ty; (4)Tranh chấp giữa công ty với các thành viên của công ty, tranh chấp giữa công ty với ngƣời quản lý trong công ty TNHH hoặc thành viên Hội đồng quản trị, giám đốc, tổng giám đốc trong công ty cổ phần, giữa các thành viên của công ty với nhau liên quan đến việc thành lập, hoạt động, giải thể, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, bàn giao tài sản của cơng ty, chuyển đổi hình thức tổ chức của công ty; (5) các tranh chấp khác về kinh doanh, thƣơng mại

mà pháp luật có quy định đƣợc.

Một phần của tài liệu Thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự của toà án nhân dân cấp huyện qua thực tiễn tại toà án nhân dân huyện ngọc lặc, tỉnh thanh hoá (Trang 54 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)