Chính sách giải quyết xung đột môi trƣờng trong các làng nghề và cộng đồng

Một phần của tài liệu Trung tâm Thư viện và Tri thức số - Library and Digital Knowledge Center (Trang 41 - 47)

9. Kết cấu của Luận văn

1.3. Chính sách giải quyết xung đột môi trƣờng trong các làng nghề và cộng đồng

và cộng đồng dân cƣ

Có thể nói, trước vấn đề ô nhiễm môi trường, xung đột môi trường tại các làng nghề ở nước ta trong nhiều năm qua, các cấp, các ngành từ Trung ương đến địa phương đã đưa ra nhiều biện pháp ngăn ngừa, khắc phục, bảo vệ môi trường trước những tác động ngày càng nghiêm trọng từ sự phát triển của các làng nghề. Nhiều văn bản pháp luật, văn bản dưới luật, các chương trình, đề án liên quan đến phát triển làng nghề, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, xung đột môi trường tại các làng nghề đã được thực hiện. Thực tế đó cho thấy, từ cấp Trung ương tới các địa phương đã có nhiều chính sách nhằm giải quyết xung đột môi trường giữa làng nghề và cộng đồng dân cư.

Tại cấp Trung ƣơng, trong những năm qua, ở nước ta đã có nhiều văn bản luật, nhiều chính sách nhằm điều chỉnh, tác động đến vấn đề môi trường, ô nhiễm môi trường nói chung, ô nhiễm môi trường tại các làng nghề nói riêng. Mới đây nhất, Luật Bảo vệ môi trường 2014, có hiệu lực ngày 01 tháng 01 năm 2015 đã có nhiều điều khoản quy định liên quan đến môi trường làng nghề, trong đó tập trung nhất ở Điều 70. Bảo vệ môi trường làng nghề:

1. Làng nghề phải đáp ứng điều kiện về bảo vệ môi trường sau: a) Có phương án bảo vệ môi trường làng nghề; b) Có kết cấu hạ tầng bảo đảm thu

42

gom, phân loại, lưu giữ, xử lý, thải bỏ chất thải đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường; c) Có tổ chức tự quản về bảo vệ môi trường.

2. Cơ sở sản xuất thuộc ngành nghề được khuyến khích phát triển tại làng nghề do Chính phủ quy định phải đáp ứng các yêu cầu sau:

a) Xây dựng và thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật; b) Thực hiện các biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung, ánh sáng, bụi, nhiệt, khí thải, nước thải và xử lý ô nhiễm tại chỗ; thu gom, phân loại, lưu giữ, xử lý chất thải rắn theo quy định của pháp luật.

3. Cơ sở sản xuất không thuộc đối tượng quy định tại khoản 2 Điều này phải đáp ứng các yêu cầu sau: a) Tuân thủ quy định tại khoản 1 Điều 68 của Luật này; b) Tuân thủ kế hoạch di dời, chuyển đổi ngành nghề sản xuất theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

4. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp xã có làng nghề được quy định như sau: a) Lập, triển khai thực hiện phương án bảo vệ môi trường cho làng nghề trên địa bàn; b) Hướng dẫn hoạt động của tổ chức tự quản về bảo vệ môi trường làng nghề; c) Hằng năm báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện về công tác bảo vệ môi trường làng nghề.

5. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp huyện có làng nghề được quy định như sau: a) Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra công tác bảo vệ môi trường làng nghề trên địa bàn; b) Hằng năm báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về công tác bảo vệ môi trường làng nghề.

6. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có làng nghề được quy định như sau: a) Quy hoạch, xây dựng, cải tạo và phát triển làng nghề gắn với bảo vệ môi trường; b) Bố trí ngân sách cho các hoạt động bảo vệ môi trường làng nghề; c) Chỉ đạo, tổ chức đánh giá mức độ ô nhiễm và xử lý ô nhiễm môi trường làng nghề trên địa bàn; d) Chỉ đạo xây dựng hệ thống thu gom, xử lý nước thải; khu tập kết, xử lý chất thải rắn thông thường, chất thải nguy hại cho làng nghề; đ) Quy hoạch khu công nghiệp, cụm công nghiệp làng nghề;

43

có kế hoạch di dời cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng ra khỏi khu dân cư [23, điều 70].

Nhằm cụ thể hóa những quy định trong Luật Bảo vệ môi trường 2014, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 19/2015/NĐ-CP của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường, trong đó đề cập tất cả các nội dung liên quan đến bảo vệ môi trường nói chung, riêng vấn đề bảo vệ môi trường làng nghề được dành hẳn một chương, Chương IV. Bảo vệ môi trường làng nghề, trong đó quy định rất chi tiết các nội dung như: bảo vệ môi trường làng nghề, trách nhiệm bảo vệ môi trường của các cơ sở sản xuất, UBND các cấp và Bộ Tài Nguyên và Môi trường, chính sách khuyến khích làng nghề, cơ sở sản xuất thuộc ngành nghề được khuyến khích phát triển. Nghị định cũng đã quy định những điều khoản liên quan đến những chính sách công nghệ nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường từ sự phát triển của các làng nghề. Nghị định cũng đã nêu rõ, các cơ sở sản xuất bún dưới 01, tấn/ngày thuộc nhóm ngành nghề được khuyến khích phát triển tại làng nghề.

Trước đó, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 577/QĐ-TTg ngày 11 tháng 4 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án tổng thể bảo vệ môi trường làng nghề đến năm 2020 định hướng đến năm 2030. Đề án nhằm mục tiêu tăng cường mạnh mẽ công tác BVMT trong quản lý và phát triển làng nghề trên phạm vi toàn quốc, ngăn chặn việc phát sinh các làng nghề ô nhiễm môi trường mới; từng bước khắc phục, cải thiện tình trạng ô nhiễm môi trường tại các làng nghề, bảo vệ sức khỏe và nâng cao chất lượng cuộc sống dân cư, góp phần phát triển kinh tế - xã hội khu vực nông thôn một cách bền vững.

Ngày 26 tháng 12 năm 2011 Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành Thông tư số 46/2011/TT-BTNMT Quy định về bảo vệ môi trường làng nghề, trong đó quy định về nội dung bảo vệ môi trường làng nghề; trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, hộ sản xuất, cá nhân có liên quan trong công tác bảo vệ môi trường làng nghề. Thông tư cũng đã đề cập đến sử dụng công nghệ sạch hơn, công nghệ thân thiện với môi trường, một số chính sách bắt buộc và ưu

44

đãi của Nhà nước đối với hoạt động của các làng nghề nhằm giảm thiểu xung đột môi trường giữa làng nghề và cộng đồng dân cư.

Ngay từ khi áp dụng Luật Bảo vệ môi trường 2005, Chính phủ và các Bộ đã có nhiều Nghị định, Thông tư hướng dẫn thi hành, hỗ trợ, thực thi các chính sách liên quan đến bảo vệ môi trường, trong đó có môi trường làng nghề. Cụ thể như: Thông tư số 113/2006/TT-BTC ngày 28 tháng 12 năm 2006 của Bộ Tài chính hướng dẫn một số nội dung về ngân sách nhà nước hỗ trợ phát triển ngành nghề nông thôn theo Nghị định số 66/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 7 năm 2006 của Chính phủ và các quy định khác của pháp luật có liên quan; Nghị định số 04/2009/NĐ-CP ngày 14 tháng 01 năm 2009 của Chính phủ về ưu đãi, hỗ trợ hoạt động bảo vệ môi trường; Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2011 của Chính phủ quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường; Thông tư số 26/2011/TT-BTNMT ngày 18 tháng 7 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 29/2011/NĐ-CP…

Như vậy, tại cấp Trung ương cũng đã có rất nhiều chính sách, thể hiện qua các Luật, văn bản dưới Luật liên quan đến vấn đề bảo vệ môi trường, trong đó có môi trường làng nghề. Về cơ bản, những chính sách này đã đáp ứng được yêu cầu phát triển của làng nghề hiện nay, song trên thực tế thực thi các chính sách ấy vẫn còn đang gặp rất nhiều khó khăn.

Nhằm vận dụng cụ thể những chính sách của Chính phủ, các Bộ vào vấn đề phát triển làng nghề, bảo vệ môi trường làng nghề, trong những năm qua, trên cơ sở những chính sách đó và thực tiễn ở địa phương, thành phố Hà Nội cũng đã ban hành những quy định, những Đề án riêng để thực hiện. Ngày 04 tháng 8 năm 2014, UBND thành phố Hà Nội đã ban hành Quyết định số 31/2014/QĐ-UBND Ban hành quy định về chính sách khuyến khích phát triển làng nghề thành phố Hà Nội, tại đây, nhiều chính sách khuyến khích phát triển làng nghề đã được đưa ra như chính sách đào tạo nghề, truyền nghề, xúc tiến thương mại, xây dựng thương hiệu, xây dựng hạ tầng làng nghề, xử

45

lý ô nhiễm môi trường… Theo Quyết định này, nhiều làng nghề sẽ có điều kiện được hỗ trợ phát triển, xử lý ô nhiễm môi trường thông qua các chính sách hỗ trợ kinh phí, công nghệ cụ thể từ phía Thành phố.

Nhằm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia khắc phục ô nhiễm và cải thiện môi trường, thực hiện Quyết định số 577/QĐ-TTg ngày 11 tháng 4 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Tổng thể bảo vệ môi trường đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030, Thành phố Hà Nội đã lập "Đề án xử lý môi trường làng nghề”, Sở Tài nguyên và Môi trường đã lập danh sách 35 làng nghề đang ô nhiễm đặc biệt nghiêm trọng, cần xử lý ô nhiễm môi trường giai đoạn 2011 – 2015, trong đó có làng bún Phú Đô; cùng với đó, năm 2013 tiến hành điều tra khảo sát tại 04 làng nghề (làng nghề sơn mài Hạ Thái – huyện Thường Tín, làng nghề bánh dày Thượng Đình – huyện Thường Tín, làng nghề cơ khí Liễu Nội – huyện Thường Tín và làng nghề bún Phú Đô – huyện Từ Liêm). Mới đây nhất, UBND thành phố Hà Nội đã ban hành Quyết định số 31/2014/QĐ-UBND ngày 04 tháng 8 năm 2014

Quyết định ban hành quy định về chính sách khuyến khích phát triển làng nghề thành phố Hà Nội, theo đó ngân sách Thành phố sẽ hỗ trợ 100% kinh phí để xây dựng công trình trạm xử lý nước thải đầu mối của khu thu gom xử lý nước thải tập trung; khu tập kết chất thải rắn (phương thức hỗ trợ: sau khi đã hoàn thành, bàn giao và đưa vào sử dụng).

Trước đó, UBND thành phố Hà Nội cũng đã ban hành nhiều quyết định liên quan đến bảo vệ môi trường làng nghề, phát triển làng nghề, như Quyết định số 22/2008/QĐ-UBND ngày 02/5/2008 Quy định một số chính sách hỗ trợ phát triển nghề và làng nghề Hà Nội; Quyết định số 51/2008/QĐ-UBND ngày 16/12/2008 về việc phân cấp quản lý nhà nước một số lĩnh vực kinh tế - xã hội trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2009 - 2010, trong đó Phần III, mục 4 về phân cấp quản lý môi trường: Sở Tài nguyên và Môi trường là cơ quan tham mưu giúp UBND thành phố thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường, kiểm tra giám sát việc thực hiện báo cáo đánh giá tác động môi trường; quận/huyện xác nhận đăng ký cam kết bảo vệ môi trường đối với

46

các dự án (trong đó các cơ sở sản xuất kinh doanh tại các làng nghề phần lớn thuộc loại này), kiểm tra giám sát việc thực hiện cam kết bảo vệ môi trường...

Như vậy, có thể nói, ở cấp Trung ương và thành phố Hà Nội đã có nhiều chính sách được cụ thể hóa bằng luật, Quyết định, Thông tư khác nhau nhằm đưa ra những biện pháp phát triển làng nghề, giảm thiểu ô nhiễm môi trường tại các làng nghề. Trong đó có những giải pháp mang tính công nghệ nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường, hạn chế xung đột môi trường tại các làng nghề nói chung và riêng thành phố Hà Nội cũng đã có những chính sách tác động trực tiếp tới Làng nghề truyền thống bún Phú Đô. Đây sẽ là những chính sách mang tính công nghệ có thể tạo ra những sự thay đổi trong quản lý nhằm hạn chế XĐMT tại Làng nghề Phú Đô.

Tiểu kết chƣơng 1

Trong chương 1 của luận văn đã đưa ra và phân tích cơ sở lý luận về xung đột môi trường và chính sách giải quyết xung đột môi trường. Trong đó đã nêu lên các khái niệm liên quan như: môi trường, ô nhiễm môi trường, xung đột, xung đột môi trường, đặc điểm của xung đột môi trường, làng nghề, cộng đồng dân cư, chính sách và chính sách công nghệ. Tiếp đó, luận văn phân tích vấn đề ô nhiễm môi trường và xung đột môi trường trong cộng đồng dân cư. Luận văn cũng đi sâu phân tích các dạng, các đương sự, các nguyên nhân và các biện pháp công cụ giải quyết xung đột môi trường ở trên góc độ lý thuyết chung nhất. Trên cơ sở lý thuyết đó, luận văn dần tiếp cận đến những chính sách giải quyết xung đột môi trường trong các làng nghề và cộng đồng dân cư ở nước ta hiện nay trên bình diện nhìn nhận khái quát chung. Những phân tích cơ sở lý luận ở Chương 1 đã góp phần tạo nền tảng cho những phần nhận diện xung đột môi trường trên thực tế (qua nghiên cứu trực tiếp tại Làng Phú Đô) cũng như đánh giá, phân tích thực trạng chính sách nói chung, chính sách công nghệ nói riêng trong giải quyết ô nhiễm môi trường, xung đột môi trường tại các Làng nghề ở nước ta hiện nay.

47

Chƣơng 2

NHẬN DIỆN XUNG ĐỘT MÔI TRƢỜNG TẠI LÀNG NGHỀ PHÚ ĐÔ VÀ NHỮNG BẤT CẬP CỦA CHÍNH SÁCH TRONG GIẢI QUYẾT

XUNG ĐỘT MÔI TRƢỜNG Ở NƢỚC TA

Một phần của tài liệu Trung tâm Thư viện và Tri thức số - Library and Digital Knowledge Center (Trang 41 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)