Thực trạn gô nhiễm môi trường và xung đột môi trường

Một phần của tài liệu Trung tâm Thư viện và Tri thức số - Library and Digital Knowledge Center (Trang 31 - 34)

9. Kết cấu của Luận văn

1.2.1. Thực trạn gô nhiễm môi trường và xung đột môi trường

Làng nghề là một trong những đặc thù của nông thôn Việt Nam. Đa số làng nghề đã trải qua lịch sử hình thành và phát triển hàng trăm năm gắn liền với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Báo cáo Môi trường quốc gia năm 2008 – Môi trường làng nghề cho thấy ở nước ta, làng nghề phân bố tập trung chủ yếu tại đồng bằng sông Hồng (chiếm 60%), ở miền Trung (chiếm 30%) và miền Nam (chiến 10%). Dựa trên các yếu tố tương đồng về ngành sản xuất, sản phẩm, thị trường nguyên vật liệu và tiêu thụ sản phẩm, có thể chia hoạt động làng nghề nước ta ra thành 6 nhóm ngành chính gồm: thủ công mỹ nghệ; chế biến lương thực, thực phẩm; chăn nuôi, giết mổ; dệt nhuộm,

32

ươm tơ, thuộc da; vật liệu xây dựng, khai thác đá; tái chế phế liệu và các ngành nghề khác. Mỗi ngành chính có nhiều ngành nhỏ.

Từ khi nước ta thực hiện công cuộc đổi mới, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, kinh tế làng nghề phát triển mạnh, nhưng cơ bản vẫn mang tính tự phát, nhỏ lẻ; thiết bị thủ công, đơn giản; công nghệ lạc hậu, mặt bằng sản xuất nhỏ hẹp cộng thêm ý thức người dân làng nghề trong việc bảo vệ môi trường sinh thái và bảo vệ sức khoẻ con người còn hạn chế,... Những yếu kém và hạn chế nói trên đã tạo sức ép không nhỏ đến chất lượng môi trường sống của chính làng nghề và cộng đồng xung quanh, tạo nên những xung đột môi trường giữa làng nghề và cộng đồng dân cư.

Biểu hiện rõ nhất của vấn đề này là môi trường của không ít làng nghề đang bị suy thoái trầm trọng. Các chất thải phát sinh tại nhiều làng nghề đã và đang gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, tác động trực tiếp tới sức khỏe người dân và ngày càng trở thành vấn đề bức xúc. Theo báo cáo Môi trường quốc gia năm 2008 – môi trường làng nghề, ô nhiễm môi trường không khí tại các làng nghề có nguồn gốc chủ yếu từ đốt nhiên liệu và sử dụng các nguyên vật liệu, hóa chất trong dây chuyền sản xuất; ô nhiễm nước diễn ra đặc biệt nghiêm trọng do khối lượng nước thải của các làng nghề rất lớn, hầu hết lại chưa qua xử lý mà được xả thẳng ra hệ thống sông ngòi, kênh rạch. Ngoài ra, chất thải rắn ở hầu hết các làng nghề chưa được thu gom và xử lý triệt để gây tác động xấu tới cảnh quan môi trường, gây ô nhiễm môi trường không khí, nước và đất. Theo dự báo, ô nhiễm không khí, nước và đất ở các làng nghề sẽ còn diễn biến phức tạp nếu không kịp thời và cương quyết áp dụng các giải pháp quản lý và kỹ thuật.

Ô nhiễm môi trường làng nghề là nguyên nhân gây ra các dịch bệnh cho người dân đang lao động và sinh sống tại chính làng nghề. Tỷ lệ người mắc bệnh tại các làng nghề đang có xu hướng gia tăng trong những năm gần đây, tập trung vào một số bệnh, như: các bệnh ngoài da, bệnh đường hô hấp, tiêu hóa, thần kinh, bệnh phụ khoa và các bệnh về mắt… Đặc biệt, tỉ lệ người mắc bệnh ung thư tương đối cao ở một số làng nghề. Các kết quả nghiên cứu

33

cho thấy, tuổi thọ trung bình của người dân tại các làng nghề ngày càng giảm đi, thấp hơn 10 năm so với tuổi thọ trung bình toàn quốc và thấp hơn từ 5 đến 10 năm so với làng không làm nghề. Ô nhiễm môi trường làng nghề còn gây ảnh hưởng trực tiếp tới các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội của chính làng nghề đó, gây ra những tổn thất kinh tế không nhỏ và dẫn đến những xung đột môi trường trong cộng đồng. Điều đó sẽ dẫn đến những sự phát triển không bền vững của cộng đồng nói chung và của làng nghề nói riêng trong bối cảnh hiện nay.

Ô nhiễm môi trường làng nghề có đặc điểm là ô nhiễm phân tán trong phạm vi một khu vực (thôn, làng, xã...). Do quy mô sản xuất nhỏ, phân tán, đan xen với khu sinh hoạt nên đây là loại hình ô nhiễm khó quy hoạch và kiểm soát. Ô nhiễm môi trường làng nghề còn mang đậm nét của hoạt động sản xuất theo ngành nghề và loại hình sản phẩm, tác động trực tiếp tới môi trường nước, khí, đất trong khu vực. Tại khu vực sản xuất, ô nhiễm môi trường thường khá cao, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người lao động. Chất lượng môi trường tại hầu hết khu vực sản xuất trong các làng nghề đều không đạt tiêu chuẩn. Các nguy cơ mà người lao động tiếp xúc khá cao: 95% số người lao động tiếp xúc với bụi, 85% tiếp xúc với nhiệt, 59,6% tiếp xúc với hóa chất. Kết quả khảo sát 52 làng nghề điển hình trong cả nước vừa qua cho thấy, trong số đó có 46% làng nghề có môi trường bị ô nhiễm nặng (đối với không khí, nước, đất hoặc cả ba dạng), 27% ô nhiễm vừa và 27% ô nhiễm nhẹ3

.

Trước thực trạng trên, bảo vệ môi trường làng nghề, hạn chế xung đột môi trường tại các làng nghề là vấn đề được quan tâm của cả xã hội. Đảng, Quốc hội, Chính phủ và các Bộ đã ban hành nhiều văn bản trực tiếp điều chỉnh đến hoạt động của các làng nghề. Một số địa phương có làng nghề cũng đã chú ý đến việc ban hành các văn bản liên quan nhằm cụ thể hóa đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước ở địa phương mình. Một số làng nghề đã từng bước ứng dụng các công nghệ mới trong xử lý chất thải,

3 http/tapchicongsan.org.vn, Chu Thái Thành (2015), Làng nghề và bảo vệ môi trường làng nghề theo hướng phát triển bền vững, 13.4.2015.

34

giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Công tác xã hội hóa bảo vệ môi trường làng nghề của nhà nước đã bắt đầu được chú ý và đã huy động được sự tham gia tích cực của các tổ chức chính trị - xã hội ở địa phương và của chính người dân, người sản xuất.

Một phần của tài liệu Trung tâm Thư viện và Tri thức số - Library and Digital Knowledge Center (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)