9. Kết cấu của Luận văn
1.2.4. Các biện pháp công cụ chủ yếu giải quyết xung đột môi trường
Mục tiêu của giải quyết XĐMT nhằm hướng tới phát triển bền vững là điều hoà những vị trí đối lập làm cho quản lý xung đột thành một bộ phận liên kết (không thể tách rời) của quản lý môi trường, liên kết tất cả những người tham gia, đối tác.
Trong các biện pháp quản lý XĐMT, tiếp cận xã hội học quan tâm tới mối quan hệ cộng tác giữa các nhóm, sự đồng thuận xã hội trong việc chia sẻ quyền lợi, tìm tiếng nói chung để ngăn chặn nguy cơ huỷ hoại môi trường.
Trong xã hội ngày nay, các biện pháp quản lý XĐMT có xu hướng chuyển từ đối đầu sang đối thoại và hợp tác. Dưới đây là mô hình mô hình nguyên tắc xử lý xung đột đã được nhiều người giới thiệu, áp dụng: Theo mô hình này có 5 cách giải quyết xung đột là: Cạnh tranh; hợp tác; lảng tránh; nhượng bộ; thoả hiệp (xem sơ đồ 1.1)
38
Sơ đồ 1.1: Nguyên tắc xử lý xung đột
Mỗi phương pháp có cách thức vài điều kiện để áp dụng:
- Phương pháp cạnh tranh: Thoả mãn nhu cầu của bạn là quan trọng;
thoả mãn nhu cầu của người khác là không quan trọng đối với bạn.
Áp dụng khi:
• Vấn đề cần được giải quyết nhanh chóng • Biết chắc mình đúng
• Vấn đề nảy sinh đột xuất không lâu dài • Bảo vệ nguyện vọng chính đáng
- Phương pháp hợp tác: Thoả mãn nhu cầu cả của bạn và cả của người
khác đều quan trọng như nhau.
Áp dụng khi:
• Cần tìm giải pháp phù hợp cho cả hai bên • Tạo dựng mối quan hệ lâu dài
• Mục tiêu là học hỏi, thử nghiệm • Tập hợp sự hiểu biết vào vấn đề • Tạo ra tâm huyết
- Phương pháp lảng tránh: Bạn không quan tâm về sự thoả mãn nhu
cầu của bạn hoặc của người khác: không có hành động.
Áp dụng khi:
39
• Vấn đề không liên quan đến quyền lợi của mình • Hậu quả giải quyết vấn đề lớn hơn lợi ích đem lại • Cần làm đối tác bình tĩnh lại
• Cần thu nhập thêm thông tin
• Người thứ 3 có thể giải quyết vấn đề tốt hơn
- Phương pháp nhượng bộ:
Điều đó không phải là vấn đề đối với bạn nhưng nó là vấn đề đối với người khác.
Áp dụng khi:
• Cảm thấy chưa chắc chắn đúng
• Vấn đề quan trọng với người khác hơn với mình • Cần mối quan hệ cho vấn đề sau quan trọng hơn • Tiếp tục đấu tranh sẽ có hại
• Vấn đề không thể bị loại bỏ
• Cần cho cấp dưới học thêm kinh nghiệm
- Phương pháp thoả hiệp: Thoả mãn nhu cầu cả của bạn và cả của
người khác đều tương đối quan trọng.
Áp dụng khi:
• Vấn đề tương đối quan trọng
• Hậu quả việc không nhượng bộ quan trọng hơn • Hai bên đều khăng khăng giữ mục tiêu của mình • Cần có giải pháp tạm thời
• Thời gian là quan trọng
• Đôi khi đây là giải pháp cuối cùng
Nguyên tắc chung
• Nên bắt đầu bằng phương pháp hợp tác • Không thể sử dụng tất cả các phương pháp • Áp dụng các phương pháp theo hoàn cảnh
40
Tổng kết chung:
Nguồn: http://my.opera.com/nnliinfor/info
Như vậy, để giải quyết xung đột trong làng nghề cần áp dụng linh hoạt các phương pháp nêu trên tuy nhiên, cần xác định phương pháp hiệu quả và nên sử dụng chủ yếu là phương pháp hợp tác, tiếp đến là phương pháp thoả hiệp, phương pháp cạnh tranh có thể sử dụng trong những hoàn cảnh, tình huống nhất định để thu được kết quả nhanh chóng.
Theo tài liệu của giáo sư E.Wertheim, có 5 phương thức giải quyết XĐMT, trong 5 phương thức này, không có phương thức nào gọi là “đúng”
hoặc “sai”. Phương châm cơ bản là: “Trong cuộc thương thuyết thành công, bên nào cũng thắng. Mục tiêu phải là sự thoả thuận chứ không phải là chiến thắng”. Và trong 5 giải pháp này, người ta thường quan tâm đến 2 loại giải pháp hay gặp nhất đó là: hợp tác (win-win) và cạnh tranh (win-lose).
41
Trong thời đại ngày nay, XĐMT luôn có những biến đổi nhanh chóng, khi những xung đột mới xuất hiện đòi hỏi các nhà quản lý cần tìm ra những giải pháp quản lý xung đột giữa nhu cầu phát triển với BVMT, giữa nhu cầu hiện tại và nhu cầu tương lai, giữa lợi ích cộng đồng, vị trí nghề nghiệp và những ưu tiên chính trị, giữa lợi ích cá nhân, gia đình cộng đồng với vấn đề ô nhiễm môi trường. Giải quyết XĐMT là mối quan tâm và đòi hỏi phải có sự tham gia của nhiều đối tượng: các nhà quản lý môi trường, môi trường học, sinh thái học, kinh tế học và các cơ quan Chính phủ liên quan. Giải quyết XĐMT nói chung và giải quyết XĐMT làng nghề nói riêng trở thành vấn đề cấp bách, là một thực tế đòi hỏi sự hợp tác của nhiều quốc gia trên thế giới, sự chung tay của cộng đồng.