Xuất một số chính sách công nghệ nhằm giảm thiểu XĐMT tại làng nghề

Một phần của tài liệu Trung tâm Thư viện và Tri thức số - Library and Digital Knowledge Center (Trang 92 - 121)

9. Kết cấu của Luận văn

3.2.2. xuất một số chính sách công nghệ nhằm giảm thiểu XĐMT tại làng nghề

tại Làng nghề bún Phú Đô

Thứ nhất, thay đổi công nghệ sản xuất cũ bằng công nghệ sản xuất sạch hơn và tiết kiệm năng lượng hơn

Đây là một trong những giải pháp quan trọng nhằm hạn chế xung đột môi trường ở các làng nghề truyền thống nói chung và làng nghề bún Phú Đô nói riêng, đó là áp dụng các phương pháp SX mới dựa trên công nghệ tiên tiến, hiện đại, tiết kiệm năng lượng, thân thiện với môi trường. Cơ sở pháp lý quan trọng để các làng nghề có thể thực hiện các giải pháp công nghệ chính là các chính sách về khoa học công nghệ được cụ thể trong các văn bản như:

Nghị định 134/2004/NĐ-CP ngày 9/6/2004; Quyết định số 1831/2010/QĐ- TTg ngày 01/10/2010; Thông tư số 07/2011/TT-BKHCN ngày 27/6/2011 của Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn Chương trình hỗ trợ ứng dụng và chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội nông thôn và miền núi giai đoạn 2011-2015.

Có thể nói đó là những cơ sở pháp lý quan trọng để thành phố Hà Nội xây dựng các đề án phát triển và ứng dụng khoa học công nghệ vào SX trong các làng nghề, trong đó có làng nghề bún Phú Đô. Do vậy, Thành phố Hà Nội cần sớm ban hành những Quyết định nhằm khuyến khích việc thay đổi công nghệ theo hướng SX sạch hơn, tiết kiệm năng lượng hơn tại các làng nghề, trong đó có làng nghề Phú Đô. Khi được hỏi: “Trong quá trình phát triển làng nghề chính quyền địa phương đã có biện pháp xử lý ô nhiễm môi trường như thế nào?”, có tới 54,3% ý kiến cho rằng chính quyền chưa có giải pháp nào đáng kể. Và cũng bởi thực tế cho thấy, đối với các hộ SX tại làng bún Phú Đô, việc thay đổi công nghệ mới được tạo ra bởi chính sự thay đổi trong nhận thức của người SX và hiệu quả kinh tế mang lại với người SX, còn việc hỗ trợ đổi mới công nghệ ở đây khá yếu ớt, chưa có những giải pháp tín dụng đủ mạnh nhằm hỗ trợ các hộ SX. Mặc dù UBND Thành phố Hà Nội đã ban hành Quyết định số 31/2014/QĐ-UBND ngày 04/8/2014 Ban hành quy định về

93

sách sẽ hỗ trợ 100% kinh phí xây dựng công trình trạm xử lý nước thải đầu mối của khu thu gom xử lý nước thải tập trung nhưng phương thức hỗ trợ là sau đầu tư (khi công trình đã hoàn thành, bàn giao và đưa vào sử dụng). Tuy nhiên phương thức hỗ trợ kinh phí như vậy lại là một điểm khó trong quá trình thực thi chính sách này, bởi rất khó kêu gọi các nhà đầu tư. Do vậy Thành phố cần có những chính sách hỗ trợ khác, tạo hành lang tốt hơn cho việc áp dụng chính sách này như giải ngân theo tiến độ, các Sở, ngành cùng chung tay thực hiện… Tuy nhiên, trước mắt, làng nghề Phú Đô cũng như UBND Phường Phú Đô cần chủ động lập ra các tổ/ban để tập trung tận dụng các chính sách hiện có nhằm xây dựng các công trình xử lý nước thải cũng như các công việc khác tại làng nghề.

Cùng với đó, Thành phố cũng đang triển khai nhiều dự án, mô hình thay đổi công nghệ sản xuất, xử lý chất thải tại các làng nghề nhằm đưa ra những cơ sở khoa học và thực tiễn cho những quyết định sau này. Riêng tại làng bún Phú Đô trong thời gian qua, đã dần dần áp dụng rất nhiều các giải pháp nhằm hiện thực hóa chính sách công nghệ vào thực tiễn SX, mang lại hiệu quả kinh tế cao, hạn chế tình trạng ô nhiễm môi trường. Phú Đô hiện nay cung cấp 70% lượng bún tươi cho thủ đô Hà Nội nhưng sự phát triển của nghề hiện đang đi theo hướng thu hẹp dần về số lượng, phát triển theo chiều sâu về công nghệ và hình thức tổ chức sản xuất. Công nghệ làm bún của Phú Đô vẫn duy trì công nghệ cổ truyền ở một số khâu SX nhất định do không thể làm bằng máy móc nhưng những năm gần đây, toàn bộ các hộ làm nghề đã sử dụng các thiết bị, dụng cụ làm bằng thép không rỉ và cơ giới hoá các khâu xay bột, đánh bột, ép bún. Trưởng thôn Bùi Quang Cảnh dẫn tôi đi tham quan trực tiếp quá trình sản xuất bún của một số hộ dân. Gia đình anh Trần Ngọc Hạnh, một hộ làm bún với sản lượng 5 tạ bún/ngày, chia sẻ: “Gia đình tôi đầu tư gần 40 triệu để mua máy móc phục vụ cho việc làm bún. Bên cạnh việc làm ra những mẻ bún tươi ngon, chất lượng, tôi cũng chú trọng đến việc vệ sinh xưởng sản xuất và xử lí nước thải trước khi xả xuống cống ngầm”.

94

Để có cơ sở khoa học trong nghiên cứu, đề xuất các mô hình tiết kiệm năng lượng (TKNL), giảm ô nhiễm làng nghề, giảm phát thải khí nhà kính, từ năm 2006 - 2013, Viện Khoa học năng lượng thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã tiến hành điều tra kiểm toán năng lượng cho nhiều làng nghề, trong đó có làng nghề bún Phú Đô. Sau khi tiến hành điểu tra 516 hộ làm bún của làng nghề, kết quả cho thấy, bình quân mỗi hộ tiêu thụ 17,59 tấn gạo, sử dụng 2,93 lao động, sản xuất 41,87 tấn bún mỗi năm. Do điều kiện làm bún diễn ra chủ yếu vào ban đêm, thiết bị sản xuất bún chủ yếu dùng động cơ điện trong các khâu như xay, khuấy bột, bơm nước, quạt lò...nên rất tốn điện. Theo tính toán, trung bình mỗi hộ dùng 2,2 động cơ điện, công suất bình quân 3,7kw/hộ. Ngoài ra, vào các giờ cao điểm, các hộ sử dụng công tơ điện 3 pha để tăng phụ tải điện, hầu hết các động cơ điện đều cũ, vận hành không đúng với tham số kỹ thuật làm tăng tổn thất động cơ và lãng phí điện.

Bên cạnh đó, các hộ dân còn sử dụng lò than thủ công, hiệu suất nhiệt thấp để thực hiện các công đoạn luộc bún, trung bình mỗi hộ tiêu thụ 19 - 22 kg than, hiệu suất tiêu hao nhiệt là 618 mcal (mega calo- đơn vị tính nhiệt lượng)/1tấn bún. Tính trung bình mỗi năm làng nghề thải ra môi trường 1.586 tấn xỉ than; 6.158 tấn khí C02. Do không có ống thoát khói nên khói thải trực tiếp ra môi trường, không khí bị ô nhiễm, ảnh hưởng đến sức khỏe của người lao động và môi trường sống xung quanh.

Trước thực trạng trên, các chuyên gia của Viện Khoa học Năng lượng đã để xuất 3 mô hình TKNL cho làng nghề sản xuất bún, đây là những mô hình nếu được áp dụng rộng rãi chắc chắn sẽ mang lại hiệu quả tích cực cho phát triển làng nghề và BVMT tại làng bún Phú Đô:

Mô hình sản xuất phân tán: Có thể áp dụng tại các hộ làm bún riêng lẻ, với giải pháp đầu tư ít. Mỗi hộ dân mua một lò than cải tiến để sản xuất bún, lò có lắp ống thoát bụi, khí thải và hệ thống bảo ôn có thể tận dụng nhiệt thừa của khói thải để sấy nóng không khí cấp vào lò, hiệu suất đạt 30,75%, cao gấp đôi hiệu suất lò cổ truyền.

95

Ngoài ra, các hộ tự quản lý năng lượng bằng cách, theo dõi thường xuyên và duy trì định mức tiêu thụ năng lượng, tính toán lượng than vừa đủ cho mỗi buổi sản xuất bún, tận dụng nhiệt thừa của lò than vào việc đun nấu khác, phục vụ chăn nuôi. Bố trí sử dụng động cơ điện tránh các giờ cao điểm, trang bị các động cơ điện đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật, có công suất phù hợp, bảo dưỡng định kỳ động cơ, có thể trồng cây xanh quanh nhà và tận dụng ánh nắng mặt trời để chiếu sáng, vừa BVMT giảm mức tiêu thụ năng lượng.

Mô hình sản xuất theo từng nhóm hộ gia đình: Gom 3 hộ thành 1 nhóm để sản xuất bún, mỗi nhóm trang bị chung một nồi hơi, với áp suất (2,5 ata), sản lượng hơi (l00kg/h) cung cấp cho 3 dây chuyền sản xuất bún liên hoàn với năng suất 200kg/h, có chỉ báo điều chỉnh nhiệt độ phù hợp, có hướng dẫn chế độ vận hành, giảm sự cố. Mô hình này có ưu điểm, tận dụng diện tích xưởng nhỏ để sản xuất bún, tiết kiệm năng lượng và cải thiện môi trường sản xuất. Thêm vào đó, việc gom nhóm gia đình sản xuất giúp việc phối hợp sản xuất bún với chăn nuôi lợn, xây dựng hầm biogas cấp điện, nhiệt cho sản xuất dễ dàng hơn. Thiết kế mẫu lò cải tiến dựa trên mô hình mẫu lò cũ và tập quán sản xuất hiện tại của làng nghề Phú Đô: Có ống thoát khói bụi, thiết bị bảo ôn, và các bộ phận tận dụng nhiệt thừa của khói thải sấy nóng không khí cấp vào lò, điều này sẽ làm tăng hiệu suất lò lên rất nhiều lần. Đặc biệt, nếu 1 dây chuyền bị sự cố, 2 dây chuyền còn lại sẽ hỗ trợ, đáp ứng đủ lượng sản phẩm cho khách hàng. Theo kết quả tính toán của các chuyên gia, áp dụng mô hình này, các nhóm chỉ sản xuất 5 tiếng/ngày, tiết kiệm 71% lượng than so với sản xuất thủ công; thời gian hoàn vốn đầu tư ban đẩu chỉ mất 1 năm. Ngoài ra, mỗi năm làng nghề sẽ tiết kiệm được 1.300 tấn than, giảm phát thải 2.000 tấn C02. Đây thực sự là giải pháp công nghệ tốt áp dụng tại làng nghề. Tuy nhiên, để giải pháp này phát huy hiệu quả, cần sự hỗ trợ về tín dụng, chuyển giao công nghệ từ Thành phố Hà Nội.

96

Mô hình đưa làng nghề vào khu sản xuất tập trung: Chính quyền các cấp ở Thành phố Hà Nội đã triển khai giải pháp này tại các làng nghề, trong đó tại làng nghề Phú Đô cũng đã đề xuất nghiên cứu áp dụng mô hình đưa làng nghề vào khu sản xuất tập trung kết hợp với sử dụng công nghệ hiện đại,

Hình minh họa 3.1. Công nghệ sản xuất bún sạch hơn đang đƣợc áp

dụng tại một số hộ gia đình

(Những mẻ bột đang được ép tại xưởng bún nhà anh Nguyễn Đình Mến tại làng Phú Đô)

97

tiết kiệm năng lượng. Trên thực tế, để thực hiện mô hình này, chính quyền địa phương phải cấp một diện tích đất đủ lớn để xây dựng nhà xưởng sản xuất bún. Trang bị hệ thống điện, nước và máy móc, các lò hơi hiện đại để cấp nhiệt, phân thành các khu sản xuất như xay bột, quấy bột và chứa nguyên liệu, khu xử lý nước thải... Mô hình có ưu điểm tận dụng được hết lượng nhiệt thừa và nước thải được xử lý không gây nguy hại cho môi trường. Tuy nhiên mô hình này khó triển khai, quy mô đầu tư lớn và sẽ làm mất đi tính cổ truyền của làng nghề.

Như vậy, các mô hình TKNL của Viện Khoa học năng lượng sẽ mang lại hiệu quả cao trong việc giảm mức tiêu thụ năng lượng của làng nghề, đồng thời tăng thu nhập của người dân, giảm giá thành sản phẩm, cải thiện điều kiện lao động, nâng cao đời sống cho người dân và góp phần BVMT. Các địa phương có làng nghề, trong đó có Quận Nam Từ Liêm, Phường Phú Đô nên xem xét điều kiện thực tế của làng nghề để lựa chọn mô hình phù hợp, đồng thời cần tuyên truyền cho người dân nâng cao nhận thức về sử dụng hiệu quả TKNL, từ đó nhân rộng mô hình ra các địa phương khác trên cả nước để phát triển làng nghề bển vững.

Thứ hai, xử lý nước thải tại chỗ, kết hợp làm hầm biogas và lập khu xử lý nước thải tập trung

Có thể thấy, một chính sách lớn của Chính phủ là yêu cầu di dời các hộ SX trong làng vào các cụm công nghiệp tập trung, nằm tách rời khu dân cư nhằm giảm thiểu ô nhiễm. Tại Hà Nội, để hạn chế tình trạng ô nhiễm MT ở các làng nghề, thành phố đã kiểm tra và ký cam kết với cơ sở SX thực hiện bảo đảm MT sạch. Thành phố đã xác định có 83 cơ sở gây ô nhiễm và không phù hợp với quy hoạch, đồng thời lên danh mục những ngành nghề phải di chuyển ra khỏi nội thành để đảm bảo an toàn cho MT. Hiện thành phố đã xây dựng 18 khu, cụm công nghiệp tập trung, bố trí quỹ đất để dịch chuyển các làng nghề vào SX. Tuy nhiên chính sách thành lập cụm công nghiệp tập trung của Chính phủ còn gặp nhiều khó khăn. Riêng trong vấn đề tìm mặt bằng đã

98

rất khó khăn, bởi các hộ gia đình phải di dời đòi bồi thường đất với giá cao, gây khó khăn về mặt tài chính cho cơ quan quản lý.

Hiện nay, nước thải sản xuất bún tại làng nghề Phú Đô đã và đang gây ô nhiễm nghiêm trọng đối với môi trường nước. Theo đó, việc đầu tiên là các hộ gia đình kinh doanh, sản xuất trong các làng nghề phải đầu tư xây dựng hệ thống nước thải của gia đình mình bằng gạch láng xi măng trước khi đổ ra mương, cống thoát chung của các ngõ, xóm. Lượng nước thải từ các làng nghề trên bắt buộc phải qua các công trình xử lý cục bộ trước khi đổ vào nguồn hoặc cống thoát nước chung. Hoặc áp dụng mô hình đang được nhiều nơi sử dụng hiệu quả, đó là tạo hầm biogas để xử lý nước thải, chất thải trong quá trình SX và chăn nuôi, vừa xử lý được vấn đề ONMT, vừa có nguồn năng lượng sạch phục vụ SX và đời sống. Tuy nhiên, để thực hiện được mô hình này cần có sự hỗ trợ tín dụng từ phía chính quyền, hỗ trợ khoa học công nghệ, cũng như có những chế tài phù hợp đối với các hộ làm nghề gây ô nhiễm. Có như vậy mới hạn chế tình trạng ô nhiễm môi trường ở làng nghề này.

Để loại bỏ các chất ô nhiễm trong nước thải sản xuất bún, một công nghệ tiến hành xử lý bằng phương pháp sinh học lọc kị khí kết hợp đĩa quay sinh học đã được nghiên cứu và áp dụng. Theo công nghệ mới này, kết quả xử lý nước thải sản xuất bún sau 24h tại bể lọc kị khí với tốc độ dòng tối ưu là 1 lít/h và 32h tại bể hiếu khí RBC, hiệu suất xử lý đạt lớn nhất đối với các thông số COD, SS và NH4+ lần lượt là 97.48; 91.35 và 92.33%. Đây là kết quả hết sức khả quan.

99

Cùng với đó, một giải pháp đang được thực hiện, đó là Sở Xây dựng Hà Nội đã trình bày dự án đầu tư xây dựng một số nhà máy xử lý nước thải cho Hà Nội, trong đó có Nhà máy xử lý nước thải Phú Đô với diện tích 6 ha nằm tại thôn Phú Đô, xã Mễ Trì, huyện Từ Liêm (Nay là phường Phú Đô, quận Nam Từ Liêm). Theo đó, nước thải ở làng bún Phú Đô và một số làng nghề trong khu vực sẽ được tập trung về nhà máy để xử lý, sau đó mới xả ra sông, hồ. Người dân trong làng bún Phú Đô nói riêng và các làng nghề của thành phố Hà Nội nói chung đang mong đợi các nhà máy xử lý nước thải đó nhanh chóng được đầu tư xây dựng. Tuy nhiên, như đã đề cập, đây không phải là một biện pháp dễ thực hiện, mặc dù trong Quyết định 31/2014/QĐ- UBND đã đề cập kinh phí, cách thức thực hiện cụ thể. Điều đó đòi hỏi các cấp chính quyền, trực tiếp đặc biệt là cấp Quận cần có quyết tâm đề xây dựng được khu xử lý nước thải tập trung tại làng nghề.

Ngoài biện pháp khuyến khích các cơ sở SX áp dụng công nghệ sản xuất mới tiên tiến, xử lý nước thải, khí thải thì các cơ quan, ban ngành cũng cần đa dạng hóa các nguồn đầu tư và khuyến khích sự tham gia của cộng đồng trong bảo vệ MT làng nghề bún Phú Đô. Mặt khác, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong làng nghề là vấn đề có tính then chốt. Các hoạt động

Một phần của tài liệu Trung tâm Thư viện và Tri thức số - Library and Digital Knowledge Center (Trang 92 - 121)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)