Một số chính sách công nghệ nhằm giải quyết xung đột và quản lý mô

Một phần của tài liệu Trung tâm Thư viện và Tri thức số - Library and Digital Knowledge Center (Trang 79)

9. Kết cấu của Luận văn

2.4.2. Một số chính sách công nghệ nhằm giải quyết xung đột và quản lý mô

quản lý môi trường làng nghề đã thực hiện tại làng nghề bún Phú Đô

Thứ nhất, xử lý nước thải làng nghề bằng công nghệ mới

Hiện nay, công tác xử lý nước thải làng nghề còn nhiều bất cập, khó khăn do đặc thù hoạt động sản xuất của các hộ sản xuất làng nghề nằm trong khu dân cư, cơ sở hạ tầng, hệ thống thu gom nước thải chưa được xây dựng, kinh phí đầu tư cho công tác xử lý nước thải gặp nhiều khó khăn. Sở Tài nguyên và Môi trường đang tích cực triển khai một số dự án xử lý nước thải làng nghề nhằm từng bước giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

Thành phố Hà Nội đã lập "Đề án xử lý môi trường làng nghề”. Năm 2013, Sở Tài nguyên và Môi trường đã tiến hành điều tra khảo sát tại 04 làng nghề (làng nghề sơn mài Hạ Thái – huyện Thường Tín, làng nghề bánh dày Thượng Đình – huyện Thường Tín, làng nghề cơ khí Liễu Nội – huyện Thường Tín và làng nghề bún Phú Đô – huyện Từ Liêm). Theo đó, đến năm 2015 sẽ xây dựng hệ thống xử lý môi trường cho khoảng 30 làng nghề đang ô nhiễm đặc biệt nghiêm trọng. Mới đây nhất, UBND Thành phố Hà Nội đã ban hành Quyết định số 31/2014/QĐ-UBND ngày 04 tháng 8 năm 2014 Quyết định ban hành quy định về chính sách khuyến khích phát triển làng nghề thành phố Hà Nội, theo đó ngân sách Thành phố sẽ hỗ trợ 100% kinh phí để xây dựng công trình trạm xử lý nước thải đầu mối của khu thu gom xử lý nước thải tập trung; khu tập kết chất thải rắn (phương thức hỗ trợ: sau khi đã hoàn thành, bàn giao và đưa vào sử dụng). Đây sẽ là những chính sách mang tính công nghệ có thể tạo ra những sự thay đổi trong quản lý, hạn chế XĐMT tại làng nghề Phú Đô.

80

Tuy nhiên, giải pháp công nghệ xử lý chất thải tập trung bằng công nghệ sinh học ở làng nghề Phú Đô đang gặp phải những khó khăn nhất định, do thiếu quỹ đất. Do vậy, nhiều giải pháp công nghệ khác đang được khuyến khích áp dụng như: Xử lý nước thải tại chỗ kết hợp chăn nuôi bằng hầm biogas theo quy mô hộ gia đình – giải pháp này được khuyến khích bởi nó mang lại nhiều lợi ích cho gia đình và cộng đồng; giải pháp xây dựng bể xử lý nước thải theo công nghệ sinh học ở quy mô nhóm hộ gia đình cũng đang được các cấp chính quyền và người dân quan tâm, bởi nó phù hợp với thực trạng làng nghề bún Phú Đô hiện nay.

Thứ hai, sử dụng năng lượng sạch và xử lý khí thải

Các khí gây ô nhiễm tại làng bún Phú Đô không phát sinh từ một nguồn tập trung mà từ nhiều nguồn phân tán. Mặc dù tình trạng ô nhiễm không khí chưa bằng ô nhiễm nguồn nước, nhưng nó đã ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe cộng đồng, vượt ngưỡng cho phép theo quy chuẩn. Tại làng Phú Đô ô nhiễm không khí chủ yếu do việc các hộ sử dụng than là chất đốt chính trong việc sản xuất bún, trong khi lượng than sử dụng lớn, lại không có ống khói theo đúng quy chuẩn. Tuy nhiên theo Quy định Chính sách khuyến khích phát triển làng nghề thành phố Hà Nội chưa có quy định cụ thể nào về vấn đề này. Việc xử lý khí thải, thay thế công nghệ sử dụng năng lượng sạch mới chỉ dừng lại ở việc khuyến khích, chưa mang tính bắt buộc. Tuy nhiên, do lợi ích trực tiếp của công nghệ mới – sử dụng năng lượng sạch, hiệu quả, nhiều hộ SX đã tự đầu tư công nghệ sản xuất bún mới – sạch hơn.

Thứ ba, điều tra, đánh giá mức độ ô nhiễm môi trường làng nghề

Từ năm 2012 đến nay, trong khuôn khổ Chương trình mục tiêu quốc gia khắc phục ô nhiễm và cải thiện môi trường, thực hiện Quyết định số 577/QĐ-TTg ngày 11 tháng 4 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án tổng thể bảo vệ môi trường đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030, Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội đã chủ trì, phối hợp với UBND xã Mễ Trì, huyện Từ Liêm (nay là Phường Phú Đô - quận Nam Từ Liêm) triển khai thực hiện điều tra, đánh giá mức độ ô nhiễm môi trường tại một số

81

làng nghề trên địa bàn. Ngoài ra, định kỳ hàng năm, Sở Tài nguyên và Môi trường cũng tiến hành triển khai nhiệm vụ quan trắc, phân tích chất lượng môi trường tại các làng nghề trên địa bàn Thành phố với tần suất 2 đợt/năm [5, tr.3]. Đây là những biện pháp quan trọng để Thành phố ban hành các chính sách mới.

Thứ tư, tiến hành công tác thanh tra, kiểm tra, thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường, đề án bảo vệ môi trường đối với các cơ sở sản xuất trong làng nghề

Quyết định số 22/2008/QĐ-UBND ngày 02/5/2008 của UBND Thành phố Hà Nội ban hành “Quy định một số chính sách hỗ trợ phát triển nghề và làng nghề Hà Nội”, và theo Quyết định số 51/2008/QĐ-UBND ngày 16/12/2008 của UBND Thành phố Hà Nội về việc phân cấp quản lý nhà nước một số lĩnh vực kinh tế - xã hội trên địa bàn Thành phố Hà Nội giai đoạn 2009 - 2010, trong đó Phần III, mục 4 về phân cấp quản lý môi trường: Sở Tài nguyên và Môi trường là cơ quan tham mưu giúp UBND Thành phố thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường, kiểm tra giám sát việc thực hiện báo cáo đánh giá tác động môi trường; quận/huyện xác nhận đăng ký cam kết bảo vệ môi trường đối với các dự án (trong đó các cơ sở sản xuất kinh doanh tại các làng nghề phần lớn thuộc loại này), kiểm tra giám sát việc thực hiện cam kết bảo vệ môi trường.

Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội thường xuyên thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, đôn đốc các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trên địa bàn Thành phố (trong đó có các cơ sở sản xuất, kinh doanh trong khu vực làng nghề thuộc thẩm quyền của UBND Thành phố) thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường. Trong năm 2014, Thành phố Hà Nội đã thực hiện thanh tra, kiểm tra 1847 cơ sở sản xuất, kinh doanh và dịch vụ trong đó có khoảng 200 cơ sở sản xuất trong làng nghề. Tháng 11/2014, Sở Tài nguyên và Môi trường đã phối hợp với Tổng cục Môi trường tổ chức kiểm tra tại 05 làng nghề trên địa bàn các quận/huyện: Thanh Trì, Thanh Oai, Thạch Thất, Phú Xuyên và Nam Từ Liêm.

82

Định kỳ hàng năm Sở Tài nguyên và Môi trường đều có văn bản đề nghị UBND các quận/huyện/thị xã trên địa bàn thành phố thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra đối với các cơ sở trong làng nghề theo thẩm quyền và báo cáo Sở Tài nguyên và Môi trường. UBND các quận/huyện đã thường xuyên nhắc nhở, thông báo và hướng dẫn các cơ sở sản xuất trong làng nghề thực hiện lập bản cam kết, đề án bảo vệ môi trường đơn giản theo quy định nhưng phần lớn các hộ vẫn chưa thực hiện.

Qua trao đổi với chúng tôi, bà Nguyễn Thị Hường – Chủ tịch Phường Phú Đô (Phó Chủ tịch UBND xã Mễ Trì trước đây) cho biết, chi hội nghề nghiệp và tổ công tác chuyên trách của xã thường xuyên xuống kiểm tra, nhắc nhở các hộ sản xuất bún hạn chế xả nước thải trực tiếp xuống cống mà cho lại vào bể lắng lấy cặn (bún, gạo thừa) để đưa ra bên ngoài. Ngoài ra, thôn cũng thành lập Câu lạc bộ nghề bún để tự kiểm tra, hỗ trợ, nhắc nhở lẫn nhau sản xuất vệ sinh, an toàn, tiết kiệm nước và hạn chế tác động đến môi trường.

Như vậy, có thể nói Nhà nước ta đã có những chính sách về tài chính, tín dụng, chính sách công nghệ, chế tài xử lý nhằm khuyến khích sử dụng công nghệ xanh, tiết kiệm năng lượng, xử lý chất thải trong hoạt động của các làng nghề, điều đó cho thấy sự quan tâm của nhà nước đối với sự nghiệp bảo vệ môi trường làng nghề. Nhìn chung, các chính sách ưu đãi đa dạng, từ việc đầu tư cơ sở hạ tầng, đất đai đến ưu đãi về vốn đầu tư, thuế, phí, hỗ trợ giá…, qua đó tạo ra một cơ chế khuyến khích tương đối hấp dẫn đối với các nhà đầu tư trong lĩnh vực bảo vệ môi trường nói chung và các doanh nghiệp sử dụng công nghệ xanh trong xử lý chất thải nói riêng.

Tuy nhiên nhiều văn bản còn mang tính chung chung, áp dụng cho nhiều làng nghề khác nhau, chưa có những văn bản áp dụng cho những ngành nghề, những làng nghề đặc thù. Chính sách hỗ trợ tín dụng, tài chính, thuế vẫn còn mang nặng tính “xin – cho”, việc hỗ trợ đối với các nhà khoa học, trung tâm ứng dụng khoa học còn những hạn chế, chưa tạo được cơ chế thông thoáng để họ tiếp cận các nguồn tài chính nhằm đẩy mạnh việc nghiên cứu và ứng dụng công nghệ mới tại các làng nghề. Các chế tài xử phạt đối với các hành vi gây ô nhiễm đã có, xong thực tế áp dụng thiếu triệt để, do vậy việc giảm thiểu ONMT tại các làng nghề vẫn còn nhiều hạn chế.

83

Tiểu kết Chƣơng 2

Như vậy, tại các làng nghề nói chung và thông qua thực tiễn nghiên cứu tại làng nghề bún Phú Đô nói riêng, có thể thấy XĐMT làng nghề diễn ra phổ biến ở hầu hết các nhóm xã hội trong làng nghề, song chủ yếu là các nhóm: Xung đột giữa nhóm làm nghề với nhóm không làm nghề; xung đột giữa nhóm làm nghề với nhau; xung đột giữa hoạt động sản xuất với mỹ quan, văn hoá làng nghề; xung đột giữa người dân làng nghề với bộ phận quản lý môi trường cấp thôn, xã. Hiện tượng XĐMT làng nghề diễn ra ở các thời điểm khác nhau, giữa các đương sự xung đột khác nhau thì tần suất và mức độ xung đột khác nhau. Song, tựu chung lại, XĐMT ngày càng diễn ra phổ biến và phức tạp theo sự phát triển của làng nghề và luôn tồn tại ở mức độ nghiêm trọng.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến XĐMT đã được xác định và trên thực tế đã có nhiều giải pháp được sử dụng để giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường, cũng như quản lý XĐMT làng nghề, song chưa có giải pháp nào thực sự hiệu quả. XĐMT trong làng nghề diễn ra rất phức tạp, do vậy xử lý nó là vấn đề hết sức khó khăn. Một điều đáng lưu ý nữa là xử lý xung đột giữa cộng đồng dân cư làng nghề với các doanh nghiệp làm nghề đã khó, song xử lý XĐMT trong nội bộ công đồng làng nghề còn khó khăn nhiều hơn. “Bởi vì, XĐMT giữa cộng đồng dân cư với các doanh nghiệp làm nghề là dạng xung đột giữa hai đương sự đối chọi trực tiếp với nhau về quyên lợi, còn xung đột trong nội bộ cư dân làng nghề thì không có “chiến tuyến” rõ ràng, bởi vì người bị hại môi trường với người gây hại có khi lại là một, hoặc người bị hại lại bị ràng buộc bởi những quan hệ kinh tế hoặc quan hệ huyết thống với người gây hại. Vì vậy, XĐMT luôn tiềm ẩn và sẽ bộc lộ một cách rất mạnh mẽ trong mộtq số tình huống đột biến nào đó. XĐMT trong làng nghề là một nội dung bao trùm trong các biện pháp quản lý môi trường” [12, tr.59]. Mặt khác, ở hầu hết các làng nghề, vấn đề lợi ích kinh tế vẫn được đặt lên trên vấn đề BVMT và sức khoẻ cộng đồng, điều này dẫn đến những mâu thuẫn và xung đột trong cộng đồng. Vấn đề đặt ra là: Làm thế nào để tránh ô nhiễm môi trường hay quản lý được XĐMT trong khi vẫn duy trì tốt sự tồn tại và phát triển của làng nghề. Điều đó sẽ được tiếp tục nghiên cứu ở Chương 3, trên cơ sở nguồn cứ liệu đã được phân tích ở Chương 2.

84

Chƣơng 3

ĐỀ XUẤT CHÍNH SÁCH CÔNG NGHỆ ÁP DỤNG CHO

LÀNG NGHỀ PHÚ ĐÔ NHẰM GIẢM THIỂU XUNG ĐỘT MÔI TRƢỜNG 3.1. Định hƣớng chính sách công nghệ nhằm giảm thiểu xung đột môi trƣờng

Để đề xuất và thực hiện tốt các giải pháp công nghệ nhằm giảm thiểu XĐMT cần xác định đúng đắn quan điểm trong quản lý, giảm thiểu XĐMT nói chung và trong xác định các giải pháp công nghệ nói riêng. Trên cơ sở quan điểm phát triển làng nghề bền vững, việc đề xuất các chính sách công nghệ nói riêng cần chú ý một số điểm sau:

Thứ nhất, về chính sách công nghệ nhằm giảm thiểu xung đột môi trường tại các Làng nghề

Quản lý, giảm thiểu XĐMT làng nghề nhằm mục đích nâng cao hiệu quả công tác quản lý Nhà nước về môi trường, duy trì phát triển bền vững. Do vậy, giảm thiểu XĐMT trong điều kiện hiện nay cần tập trung vào những giải pháp công nghệ hướng đến công nghệ hiện đại, công nghệ xanh, thân thiện với môi trường. Cụ thể:

- Trong quá trình phát triển, luôn chú trọng khai thác hợp lý, tiết kiệm có hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên, giữ gìn, tái tạo cảnh quan môi trường, đa dạng sinh học của làng nghề, kết hợp với bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa của làng nghề.

- Tăng cường việc áp dụng các giải pháp sản xuất sạch vào sản xuất và xử lý chất thải, đó chính là những chính sách công nghệ. Theo đó, tích cực tìm kiếm, nghiên cứu và áp dụng những công nghệ xử lý ONMT mới có hiệu quả và kinh tế để có thể áp dụng cho các hộ làm nghề. Tiếp tục thực hiện và đưa ra các chính sách công nghệ (công nghệ sạch, công nghệ xử lý chất thải, hỗ trợ đổi mới công nghệ, sản xuất tập trung, xử lý nước thải tập trung...) áp dụng tại các làng nghề, trong đó có các làng nghề tại Hà Nội. Tiếp tục có những chính sách hỗ trợ về tín dụng, đào tạo nhân lực và hướng dẫn thực hiện

85

chính sách liên quan đến hỗ trợ, bắt buộc đổi mới công nghệ, xử lý chất thải, cải tạo môi trường... nhằm tạo ra sự thay đổi trong cả nhận thức và hành động của các cơ sở SX và cả bộ máy QLMT. Tăng cường kiểm tra, xử phạt theo quy định đối với những cơ sở gây ONMT nhưng không chịu đổi mới, cải tiến công nghệ theo hướng sạch hơn, tiết kiệm năng lượng hơn.

- Công tác quản lý, giảm thiểu XĐMT lấy phương châm phòng ngừa là chủ đạo, chủ động, ngăn chặn và giảm thiểu ô nhiễm, suy thoái, sự cố môi trường trong làng nghề. Kịp thời phát hiện, ngăn chặn các vi phạm về môi trường, bảo vệ cảnh quan thiên nhiên, đa dạng sinh học, góp phần cải thiện và nâng cao điều kiện sống, chất lượng sống của dân cư, xây dựng nếp sống văn minh, tiến bộ trong làng nghề.

- Nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý môi trường và hoàn thiện hệ thống quản lý Nhà nước về BVMT trong làng nghề, đảm bảo đủ năng lực đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội nói chung, làng nghề nói riêng, quản lý tốt các XĐMT trong quá trình phát triển làng nghề.

- Nâng cao nhận thức, năng lực của cộng đồng, của các hộ sản xuất kinh doanh trong làng nghề, chính quyền, các tổ chức chính trị xã hội, đoàn thể tham gia vào công tác BVMT theo hướng các quy định, thể chế về BVMT đều có sự tham gia của cộng đồng. Mục tiêu này nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm và năng lực tự quản lý môi trường của người dân và cộng đồng làng nghề, xã hội hoá công tác quản lý môi trường và hình thành các thể chế quản lý môi trường làng nghề có tính cộng đồng.

Thứ hai, về chính sách quản lý, giảm thiểu XĐMT

- Quản lý XĐMT làng nghề là một nội dung tất yếu của quản lý Nhà nước về BVMT, muốn thực hiện tốt cần phải nâng cao hiệu lực công tác quản lý Nhà nước đối với BVMT. Để công tác bảo vệ, quản lý và giảm thiểu XĐMT triển khai có hiệu quả nhằm duy trì và phát triển làng nghề bền vững

Một phần của tài liệu Trung tâm Thư viện và Tri thức số - Library and Digital Knowledge Center (Trang 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)