9. Kết cấu của Luận văn
1.2.2. Các dạng xung đột môi trường
Có nhiều cách phân loại XĐMT khác nhau tuy theo cách tiếp cận và mục tiêu nghiên cứu. Trong đề tài luận văn này, tác giả lựa chọn cách tiếp cận của Vũ Cao Đàm4. Theo ông, căn cứ theo nguyên nhân xung đột, những nghiên cứu về xã hội học môi trường cho thấy, có thể tồn tại những dạng xung đột sau:
Thứ nhất là xung đột nhận thức: dạng xung đột đơn giản nhất, có căn nguyên từ sự hiểu biết khác nhau trong hành động của các nhóm, dẫn tới phá hoại môi trường.
Thứ hai là xung đột mục tiêu: mục tiêu hoạt động của các nhóm dẫn đến xung đột. Ví dụ: Người trồng rau phun thuốc trừ sâu để đạt mục tiêu bảo vệ cây trồng, dẫn đến xung đột với mục tiêu bảo vệ sức khỏe của người tiêu dùng.
Thứ ba là xung đột lợi ích: xuất hiện khi các nhóm tranh giành lợi thế sử dụng tài nguyên. Ví dụ: cơ sở sản xuất xả chất thải xuống sông, vào ruộng của nông dân, xâm phạm lợi ích của nông dân, phá hoại môi trường.
Thứ tư là xung đột quyền lực: nhóm có quyền lực mạnh hơn lấn át nhóm khác, chiếm dụng lợi thế của các nhóm khác, dẫn đến ô nhiễm môi trường.
Trên thực tế, mỗi sự kiện XĐMT có thể chỉ xuất phát từ một loại xung đột, song thường tồn tại một số loại, và cuối cùng cái đọng lại lớn nhất là xung đột lợi ích: vì lợi ích vị kỷ của một nhóm hoặc vì sự thoả hiệp lợi ích giữa các nhóm, môi trường bị huỷ hoại, nhờ sự cam kết chuẩn mực môi trường hoặc sự đấu tranh giữa các nhóm mà môi trường được bảo vệ.