9. Kết cấu của Luận văn
2.3.3. Xung đột môi trường giữa nhóm làm nghề với nhau
Trong làng nghề không chỉ tồn tại những xung đột giữa nhóm làm nghề với nhóm không làm nghề mà còn tồn tại xung đột trong nội bộ nhóm làm nghề với nhau. Có đến 64.6% người cho rằng có tồn tại dạng xung đột này.
Xung đột giữa những hộ làm nghề với nhau có nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó có hai nguyên nhân cơ bản là do ô nhiễm môi trường và do cạnh tranh thị trường
Hộp 2.2: XĐMT và nguyên nhân dẫn đến XĐMT giữa các hộ làm nghề “Nhìn chung mâu thuẫn giữa những người cùng làm nghề với nhau cũng vẫn tồn tại. Ông này tranh thị trường của ông kia hoặc ông này trả lương cho công nhân “phá giá” làm mất lao động của ông kia, hoặc ở hộ gia
70
đình này sản xuất nhiều, gia đình kia sản xuất ít...gây ra những xung đột” (PVS, người dân làm nghề, nam, 48 tuổi).
“Có nhiều mâu thuẫn chứ, kinh doanh làm ăn mà. Cạnh tranh thị trường, ô nhiễm môi trường, người sản xuất thải nhiều chất thải gây ô nhiễm, thế là cãi nhau” (PVS, người dân làm nghề, nữ, 28 tuổi)
Có thể thấy, người dân làng nghề đóng cả hai vai trò người làm hại môi trường và người bị hại. Trong nhiều trường hợp, người bị hại lại bị ràng buộc bởi những quan hệ kinh tế hoặc quan hệ huyết thống với người gây hại môi trường.
Tóm lại, XĐMT giữa hai đương sự này xảy ra nhiều hơn so với xung đột giữa nhóm làm nghề với nhóm không làm nghề. Tuy nhiên, mức độ nghiêm trọng, tính chất xung đột ở hai loại đương sự này ít hơn vì họ cùng chung mục tiêu sản xuất nghề. Họ không thể vì mục tiêu bảo vệ môi trường mà bỏ đi “cần câu cơm” của mình. Vì vậy, những mâu thuẫn này thường được giải quyết trên cơ sở hoà giải.