9. Kết cấu của Luận văn
2.3.5. Xung đột giữa người dân làng nghề với bộ máy quản lý môi trường phường,
trường phường, khu phố (trước đây là xã/thôn)
Loại xung đột này xảy ra khi cơ quan quản lý môi trường vận dụng các công cụ chính sách và pháp luật để điều chỉnh các hành vi vi phạm tiêu chuẩn môi trường và xử lý các XĐMT. Dạng xung đột này thường diễn ra giữa các hộ làm nghề với chính quyền xã/thôn. Xung đột giữa hai đương sự này thường là xung đột về mục tiêu. Nhóm hộ làm nghề với mục tiêu là tăng
5 Theo Sơn Lâm – Tuyết Mai, Giải bài toán ô nhiễm ở các làng nghề?, http://vov.vn/xa- hoi/giai-bai-toan-o-nhiem-o-cac-lang-nghe-122411.vov, cập nhật ngày 23.9.2013.
72
cường sản xuất để nâng cao thu nhập bất chấp gây ô nhiễm môi trường nên mâu thuẫn với mục tiêu của chính quyền là duy trì trật tự, giảm thiểu ô nhiễm và XĐMT. Kết quả khảo sát cho thấy, vẫn tồn tại những mâu thuẫn giữa những người làm công tác môi trường với người dân làng nghề. Tuy nhiên, những mâu thuẫn đó ít xẩy ra hơn mâu thuẫn giữa các nhóm xã hội khác trong làng nghề: chiếm 42.1% (xem thêm biểu 2.4). Nguyên nhân của những mâu thuẫn, xung đột này thường là do người dân bức xúc quá vì vấn đề mình đề xuất, kiến nghị không được giải quyết kịp thời hoặc bức xúc vì việc giải quyết mâu thuẫn mà mình đề xuất của cơ quan quản lý môi trường chưa hợp lý (xem thêm hộp 2.3).
Hộp 2.3: Mâu thuẫn giữa người dân làng nghề với bộ máy quản lý môi trường cấp xã/thôn
Cũng nhiều hộ bức xúc gửi đơn lên phường, chính quyền phường cũng không giải quyết dứt khoát được nên xẩy ra mâu thuẫn giữa người dân làng nghề với cán bộ phường (PVS, cán bộ phường, nam, 36 tuổi ).
“Có chứ mâu thuẫn giữa người dân với những người làm công tác môi trường, tổ trưởng dân phố, cán bộ địa chính phường. Nhiều người dân bức xúc lên tận phường để khiếu nại. Phường cũng khó khăn trong việc xử lý, công việc người ta phải vậy, vả lại cả làng, cả phường như vậy làm sao giải quyết được. Không giải quyết được thì người dân bức xúc, không hài lòng” (PVS, người dân làng nghề, nam, 46 tuổi).
Nguyên nhân dẫn tới tình trạng xung đột môi trường làng nghề
Như các mục trên đã phân tích, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến XĐMT làng nghề. Dưới đây, xin khái quát lại một số nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng XĐMT giữa các nhóm xã hội trong làng nghề bún Phú Đô như sau:
- Bức xúc về ô nhiễm môi trường do các hộ làm nghề gây ra là một trong những nguyên nhân quan trọng nhất dẫn tới XĐMT làng nghề. Theo kết quả khảo sát thu được có tới 63.9% người trả lời lựa chọn nguyên nhân này.
73
Có thể nói đây là nguyên nhân quan trọng, chính yếu, xuyên suốt trong các mâu thuẫn xảy ra ở làng nghề (xem thêm biểu 2.5).
- Nguyên nhân tiếp theo đó là thiếu sự tham gia đóng góp ý kiến của cộng đồng: 44.6%. Nguyên nhân này được người dân nhắc đến nhiều trong những thông tin định tính. Thiếu sự tham gia đóng góp ý kiến của cộng đồng vào các Quyết định liên quan đến hoạt động sản xuất nghề, các Quyết định phát triển làng nghề có thể gây ra những bất bình đẳng về lợi ích. Từ đó đã dẫn đến những mâu thuẫn, xung đột, bên cạnh đó không phát huy được những kiến thức bản địa của cộng đồng phục vụ cho phát triển làng nghề (xem thêm biểu 2.5).
- Cạnh tranh trong sản xuất cũng là một trong những nguyên nhân được người dân quan tâm, lưu ý đến. Có tới 34.6% lựa chọn phương án này. Như đã phân tích ở các mục trên, mâu thuẫn này chủ yếu nảy sinh trong hoạt động bán hàng, hiện tượng tranh chấp khách hàng của nhau (xem thêm biểu 2.5).
- Tiếp đến là nguyên nhân xung đột do sự bất đồng trong quan điểm sản xuất: 32.1%. Đây là một trong những khía cạnh nhỏ mà nguyên nhân sự khác biệt về suy nghĩ, mục tiêu giá trị, cách sống và hướng lựa chọn con đường phát triển giữa người làm nghề với nhau, giữa những người làm nghề với những người bị ảnh hưởng dẫn đến XĐMT. Người làm nghề cứ cố gắng sản xuất thật nhiều hàng hoá thu lợi nhuận, bất chấp gây ô nhiễm môi trường ảnh hưởng đến sức khoẻ của bản thân và sức khoẻ của những hộ gia đình không làm nghề để rồi gây ra những xung đột, bức xúc giữa các hộ làm nghề và các hộ không làm nghề (xem thêm biểu 2.5).
Biểu 2.5. Nguyên nhân dẫn tới xung đột môi trƣờng (đơn vị: %)
0 10 20 30 40 50 60 70 S1 S2 S3 S4 S5 34.6 32.1 63.9 44.6 0
74
Trong đó:
S1 Cạnh tranh trong sản xuất
S2 Bất đồng quan điểm trong sản suất
S3 Bức xúc về ô nhiễm môi trường do các hộ gây ra
S4 Thiếu sự tham gia đóng góp ý kiến của cộng đồng
S5 Khác
- Tuy nhiên, ở góc độ quản lý có thể nói, một trong những nguyên nhân quan trọng khác dẫn đến XĐMT như trên tại làng nghề Phú Đô đó là do thiếu sự quản lý chặt chẽ từ phía chính quyền các cấp. Một mặt, chưa có những chế tài đủ mạnh để hạn chế những tác động tiêu cực từ phía các hộ sản xuất đối với môi trường xung quanh. Mặt khác, chưa có những giải pháp về mặt chính sách nói chung và chính sách công nghệ nói riêng để hạn chế, quản lý những xung đột, giúp thay đổi nhận thức, thay đổi công nghệ sản xuất mới tại làng nghề. Điều đó có nhiều nguyên nhân, song nguyên nhân cơ bản đó là do những chính sách công nghệ phải kèm theo kinh phí rất lớn, điều đó đòi hỏi các cấp cần có những sự quan tâm thỏa đáng đối với các làng nghề nói chung và nghề Phú Đô nói riêng.
Ngoài ra, còn rất nhiều nguyên nhân khác như thiếu sự phối hợp chặt chẽ giữa các nhóm cộng đồng làm nghề và không làm nghề, thiếu kiểm tra và xử lý dứt điểm của hệ thống chính trị và cơ quan quản lý môi trường, ý thức môi trường của người dân v.v.. dẫn đến những mâu thuẫn, xung đột không đáng có.