Vai trò của làng nghề đối với sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương

Một phần của tài liệu Trung tâm Thư viện và Tri thức số - Library and Digital Knowledge Center (Trang 50 - 52)

9. Kết cấu của Luận văn

2.1.4. Vai trò của làng nghề đối với sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương

địa phương

Sự phát triển của làng nghề ở Việt Nam nói chung trong những năm qua đã và đang góp phần đáng kể góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở địa phương, cải thiện và nâng cao đời sống của người dân làng nghề. Tại nhiều làng nghề, trong cơ cấu kinh tế địa phương, tỷ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ đạt từ 60% - 80% và ngành nông nghiệp chỉ đạt 20% - 40 %.

Số liệu đề tài cấp viện: Hành vi sức khoẻ của cư dân nông thôn trong bối cảnh xung đột môi trường do TS. Trịnh Hoà Bình chủ trì cho thấy, làng nghề có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội của địa phương (xem biểu 2.1):

51

Biểu 2.1. Vai trò của làng nghề đối với sự phát triển kinh tế - văn hoá - xã hội của địa phƣơng

59.3 84 88 17.3 12.7 8.7 0 20 40 60 80 100 PT KTXH T¹o c«ng ¨n viÖc lµm

T¹o thu nhËp Gi¶m tÖ n¹n x· héi Gi÷ g×n truyÒn thèng Ph¸t triÓn du lÞch Đơn vị: %

(Nguồn: Viện Xã hội học, 2007)

Khi được hỏi: Vai trò của làng nghề đối với sự phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội địa phương? Phần lớn người dân trả lời làng nghề có vai trò “tạo thu nhập” chiếm đến 88%, tiếp đến là “tạo công ăn việc làm”. Ngoài ra, việc phát triển làng nghề không chỉ giúp cho địa phương phát triển về phương diện kinh tế - xã hội (KT - XH) mà còn giảm các tệ nạn xã hội, giữ gìn truyền thống văn hoá của địa phương, để địa phương dần trở thành điểm du lịch thu hút khách trong và ngoài nước [3, tr.15-16].

Những thông tin định tính thu được từ phỏng vấn sâu của đề tài luận văn cũng cho thấy sự phù hợp với các thông tin định lượng ở đề tài trên.

Có thể thấy rằng, từ các thông tin định lượng và định tính và các số liệu thống kê tình hình KT - XH thu được cho thấy vai trò quan trọng của hoạt động sản xuất thủ công đối với địa phương trong những năm qua. Điều này cũng giải thích sự gắn bó với nghề truyền thống của người dân cũng như nhiều chính sách quan trọng nhằm giữ gìn, phát triển làng nghề bún Phú Đô. Bên cạnh những thế mạnh, điều kiện tự nhiên, KT - XH, làng nghề hiện nay cũng đang đứng trước những thách thức lớn đó là: vấn đề ô nhiễm môi trường, vấn đề XĐMT, vấn đề thị trường tiêu thụ sản phẩm và làm thế nào để quy hoạch thực hiện thành công khu công nghiệp làng nghề, duy trì phát triển làng nghề bền vững v.v... Những vấn đề này đòi hỏi sự quan tâm của các cấp, ngành của các nhà nghiên cứu, hoạch định chính sách.

52

Một phần của tài liệu Trung tâm Thư viện và Tri thức số - Library and Digital Knowledge Center (Trang 50 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)