9. Kết cấu của Luận văn
2.4.1. Hệ thống quản lý môi trường làng nghề
Làng nghề bún Phú Đô được đặt dưới sự quản lý của UBND xã Mễ Trì trước đây (nay là phường Phú Đô), thuộc hệ thống quản lý Nhà nước. Hệ thống quản lý Nhà nước về môi trường ở nước ta hiện nay được chia làm bốn cấp, cơ quan chuyên môn về môi trường giúp việc Chính phủ ở Trung ương là Bộ Tài nguyên và Môi trường; cấp tỉnh/thành phố là Sở Tài nguyên và Môi
75
trường; cấp huyện/thị xã là Phòng Tài nguyên và Môi trường và cấp xã/phường có cán bộ địa chính giúp việc UBND xã thực hiện chức năng này.
Chức năng của Bộ Tài nguyên và Môi trường được quy định tại Luật Bảo vệ môi trường 2014 và Nghị định số 19/2015/NĐ-CP của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường.
Sở Tài nguyên và Môi trường là cơ quan giúp việc UBND tỉnh/thành phố quản lý Nhà nước về tài nguyên và môi trường, chức năng quản lý Nhà nước về tài nguyên và môi trường được quy định tại Thông tư số 01/2003/TLLT-BTNMT- BNV ngày 15/7/2003 của liên Bộ Tài nguyên và Môi trường và Bộ Nội vụ.
Phòng Tài nguyên và Môi trường là cơ quan tham mưu giúp việc UBND huyện/thị xã quản lý Nhà nước về tài nguyên và môi trường, chức năng, nhiệm vụ quản lý Nhà nước về môi trường được quy định tại Thông tư số 01/2003/TTLT- BTNMT-BNV ngày 15/7/2003 của liên bộ Tài nguyên và Môi trường và Bộ Nội vụ, Luật Bảo vệ môi trường 2014 và Nghị định số 19/2015/NĐ-CP.
Cán bộ phường giúp UBND phường thực hiện quản lý Nhà nước về tài nguyên và môi trường trên địa bàn, chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của phòng Tài nguyên và Môi trường quận và tham mưu cho UBND phường quản lý Nhà nước về tài nguyên và môi trường. Nhiệm vụ, quyền hạn của cán bộ địa chính xã được quy định tại Thông tư số 01/2003/TTLT-BTNMT-BNV ngày 15/7/2003 của liên Bộ Tài nguyên và Môi trường và Bộ Nội vụ về môi trường, Luật Bảo vệ môi trường 2014 và Nghị định số 19/2015/NĐ-CP cụ thể như sau:
- Tham gia hoà giải, giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về tài nguyên và môi trường theo quy định của pháp luật. Phát hiện những trường hợp vi phạm pháp luật về quản lý tài nguyên và môi trường, kiến nghị với UBND cấp xã và các cơ quan có thẩm quyền xử lý.
- Tuyên truyền, hướng dẫn thực hiện pháp luật về bảo vệ tài nguyên và môi trường, tổ chức các hoạt động vệ sinh môi trường trên địa bàn.
Chức năng, nhiệm vụ của chính quyền xã/phường cũng được Luật BVMT 2014 quy định, trong đó:
“UBND cấp xã có trách nhiệm thực hiện quản lý Nhà nước về BVMT tại địa phương theo quy định sau đây:
76
a) Chỉ đạo, xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện nhiệm vụ BVMT, giữ gìn vệ sinh môi trường trên địa bàn, khu vực dân cư thuộc phạm vi quản lý của mình; tổ chức vận động nhân dân xây dựng nội dung BVMT trong hương ước của cộng đồng dân cư; hướng dân việc đưa tiêu chí về BVMT vào trong việc đánh giá thôn, làng, ấp, bản, buôn, phun, sóc và gia đình văn hoá;
b) Kiểm tra việc chấp hành pháp luật về BVMT của hộ gia đình cá nhân; c) Phát hiện và xử lý theo thẩm quyền các phạm vi pháp luật về BVMT hoặc báo cáo cơ quan quản lý Nhà nước về BVMT cấp trên trực tiếp;
d) Hoà giải các tranh chấp về môi trường phát sinh trên địa bàn khảo sát theo quy định của pháp luật về hoà giải;
đ) Quản lý hoạt động của thôn, làng, ấp, bản, buôn, phun, sóc, tổ dân phố và tổ chức tự quản về giữ gìn vệ sinh môi trường, BVMT trên địa bàn” [23, điều 143].
Sơ đồ 2.1. Sơ đồ 2.4. Hệ thống các cơ quan quản lý môi trường
Chính phủ Bộ Tài nguyên Ngành khác Các bộ, và Môi trường - Sở TNMT - Phòng môi trường UBND tỉnh ngành khác Các sở, UBND huyện Phòng TNMT UBND xã Làng nghề
77
Từ năm 2003, chức năng quản lý Nhà nước về BVMT được giao cho Bộ Tài nguyên và Môi trường, ở các tỉnh/thành phố là Sở Tài nguyên và Môi trường. Điểm đổi mới cơ bản của hệ thống tổ chức quản lý BVMT sau khi thành lập Bộ Tài nguyên và Môi trường là hệ thống chân rết ở cấp huyện, thị xã có phòng Tài nguyên và Môi trường, ở xã/phường/thị trấn có cán bộ địa chính xã giúp UBND cấp xã thực hiện quản lý Nhà nước về lĩnh vực môi trường (xem sơ đồ 2.4). Trước khi thành lập ngành Tài nguyên và Môi trường, chức năng quản lý Nhà nước về BVMT được giao cho Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường, hệ thống chân rết được hình thành đến cấp huyện, tuy nhiên không ổn định do không có hướng dẫn thống nhất nên ở cấp huyện lúc thì giao cho Phòng Xây dựng, lúc thì giao cho Phòng Kinh tế kế hoạch v.v... còn ở cấp xã thì chưa giao cho cán bộ nào. Chính vì vậy, công tác quản lý Nhà nước về BVMT cấp cơ sở làng xã còn nhiều bất cập, quản lý xung đột môi trường chưa được thực hiện tốt.
Tại xã Mễ Trì trước đây, nay là phường Phú Đô chưa có cán bộ chuyên trách về các vấn đề môi trường. Tuy nhiên, phường cũng đã thành lập được bộ phận kiêm nhiệm gồm những thành phần: Đồng chí Phó chủ tịch UBND phụ trách môi trường - đô thị, Ban Văn hoá phường thực hiện công tác tuyên truyền tại địa phương đặc biệt quan tâm đến vấn đề MT và BVMT, trạm y tế phường phụ trách vấn đề vệ sinh phòng dịch, chăm sóc sức khoẻ, cán bộ địa chính phụ trách vấn đề liên quan đến đất đai, môi trường; bộ phận này tham mưu cho UBND phường giải quyết các vấn đề về môi trường phát sinh trong các làng nghề. Cán bộ phụ trách môi trường nắm thông tin tình hình công tác thực hiện BVMT trên địa bàn; quản lý thông tin và hiệu quả về hoạt động thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải tại các làng nghề; theo dõi các chương trình, dự án nhà nước về cải thiện môi trường tại địa phương. Dưới cấp thôn (tổ dân phố), các vấn đề về môi trường do các tổ trưởng dân phố trực tiếp tổ chức, điều hành. Riêng hoạt động thu gom chất thải rắn tại làng nghề đã được Công ty Môi trường đô thị thực hiện. Tuy nhiên, do tất cả các vị trí là kiêm nhiệm
78
nên hoạt động của bộ phận này trong vấn đề BVMT, quản lý XĐMT chưa thực sự hiệu quả.
Như vậy, tại Phường Phú Đô, nơi có Làng nghề bún Phú Đô chưa có cán bộ chuyên trách về vấn đề môi trường, mặc dù đã có có một Phó Chủ tịch UBND phường phụ trách về MT và các bộ phận, cá nhân liên quan, song cũng chỉ là kiêm nhiệm, chưa có quy chế hoạt động cụ thể và chặt chẽ về BVMT, sự phối hợp giữa các bộ phận kiêm nhiệm làm công tác quản lý môi trường chưa có sự gắn kết, ràng buộc. Vì vậy, những hoạt động BVMT làng nghề còn hạn chế, hiệu quả chưa cao. Chính điều đó cũng góp phần làm cho một số chính sách công nghệ nhằm hạn chế XĐMT chưa được thực hiện như chính sách xây dựng khu xử lý nước thải tập trung, xử lý nước thải tại chỗ, thay thế công nghệ sản xuất bún cũ bằng công nghệ sạch, sử dụng năng lượng sạch, hiệu quả… Điều đó làm cho môi trường sống ở làng nghề Phú Đô đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Khắc phục tình trạng đó, đòi hỏi các chủ cơ sở sản xuất phải có trách nhiệm với cộng đồng, các cơ quan quản lý cần tăng cường kiểm tra, giám sát và có những chính sách mang tính công nghệ nhằm thay đổi hiệu quả hiện trạng ô nhiễm môi trường tại làng bún Phú Đô.
Cùng với đó, văn bản pháp luật cụ thể quy định xử phạt đối với những vi phạm về ô nhiễm MT ở các làng nghề còn chưa rõ ràng. Các quy định mới chỉ mang tính chất chung chung, chưa giải quyết cụ thể những vấn đề xảy ra ở các làng nghề, gây khó khăn, lúng túng cho các cơ quan chức năng ở địa phương trong quá trình xử phạt. Hơn nữa, việc xử phạt còn chưa kiên quyết, mức xử phạt còn thấp, không tạo được tính răn đe đối với các đối tượng vi phạm. Quy định trách nhiệm đối với các ban, ngành không rõ ràng, chồng chéo nên dẫn tới hiện tượng đổ lỗi cho nhau giữa các cơ quan quản lý khi xảy ra các sự cố MT ở các làng nghề. Các Thông tư hướng dẫn thực hiện của các Bộ, ngành có nhiều điểm còn thiếu và bất cập như: hướng dẫn nội dung khuyến công, phát triển nghề, làng nghề còn chung chung, chưa xác định rõ, cụ thể các nội dung, hình thức thực hiện; chưa hướng dẫn rõ và thiếu các định mức, tiêu chuẩn kinh tế kỹ thuật, đơn giá làm căn cứ thiết kế, lập dự toán kinh phí cho
79
các dự án khuyến công, phát triển nghề, làng nghề; một số mức chi cụ thể đang áp dụng thấp không phù hợp nên việc lập, thẩm định, phê duyệt các đề án còn chậm, triển khai một số hoạt động phát triển nghề, làng nghề còn gặp khó khăn. Đây là điều cần khắc phục trong thời gian tới.