Cơ sở khoa học, pháp lý đối với việc xây dựng chính sách công nghệ

Một phần của tài liệu Trung tâm Thư viện và Tri thức số - Library and Digital Knowledge Center (Trang 87 - 92)

9. Kết cấu của Luận văn

3.2.1. Cơ sở khoa học, pháp lý đối với việc xây dựng chính sách công nghệ

Nhằm cụ thể hóa những quan điểm và định hướng trên, trong thời gian qua, các cơ quan quản lý nhà nước cũng ban hành nhiều văn bản pháp lý liên quan và đây là những cơ sở khoa học và pháp lý quan trọng để đề xuất và thực hiện có hiệu quả các chính sách công nghệ áp dụng tại làng nghề bún Phú Đô.

- Những chính sách chung: Có thể nói, công tác quản lý XĐMT, bảo vệ môi trường làng nghề trong những năm gần đây đã được Chính phủ hết sức quan tâm, đã có nhiều văn bản pháp lý quan trọng ở tầm vĩ mô tác động đến vấn đề này, điều đó phản ánh sự thay đổi nhận thức của chúng ta về vấn đề ONMT tại các làng nghề. Cụ thể như: Thông tư số 46/2011/TT-BTNMT ngày 26 tháng 12 năm 2011 của Bộ Tài nguyên môi trường quy định về bảo vệ môi trường làng nghề. Quyết định số 577/QĐ-TTg ngày 11/4/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án tổng thể bảo vệ môi trường đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030; Luật Bảo vệ môi trường 2014Nghị định số 19 hướng dẫn thi hành Luật như đã nêu.

Trước đó, đã có nhiều chính sách tác động tới làng nghề như: Quyết định số 132/2000/QĐ-TTg ngày 24/11/2000 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách khuyến khích phát triển ngành nghề nông thôn. Nghị định số 66/2006/NĐ-CP về phát triển ngành nghề nông thôn; Thông tư số

88

116/2006/TT-BNN của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định số 66/2006/NĐ-CP ngày 7/7/2006 của Chính phủ về phát triển ngành nghề nông thôn; Chỉ thị số 28/2007/CT- BNN ngày 18/4/2007 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về Đẩy mạnh thực hiện quy hoạch phát triển ngành nghề nông thôn và phòng chống ô nhiễm môi trường làng nghề. Thông tư số 07/2007/TT-BTNMT ngày 03/7/2007 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn phân loại và quyết định danh mục cơ sở gây ô nhiễm môi trường cần xử lý. Nghị định số 117/2009/NĐ-CP ngày 31/12/2009 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.

- Chính sách đầu tư cơ sở hạ tầng và xử lý môi trường làng nghề, cụm cơ sở ngành nghề nông thôn được cụ thể hóa qua các văn bản như:

Nghị quyết số 41-NQ/TƯ ngày 15/11/2004 của Bộ Chính Trị về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và đặc biệt là Chỉ thị số 28/2007/CT-BNN về đẩy mạnh thực hiện quy hoạch phát triển ngành nghề nông thôn và phòng chống ô nhiễm môi trường làng nghề (Bộ NN&PTNT). Luật Bảo vệ môi trường được ban hành và kèm theo các thông tư, nghị định như: Nghị định số 80/2006/NĐ ngày 9/8/2006 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luận Bảo vệ môi trường, Quyết định số 277/2006/QĐ-TTg ngày 11/12/2006 của Thủ tướng chính phủ về việc phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn giai đoạn 2006-2010, Thông tư liên tịch số 114/2006/TTLT-BTC-TNMT ngày 29/12/2006 của liên Bộ Tài chính – Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn việc quản lý kinh phí sự nghiệp môi trường.

Quyết định số 13/2009/QĐ-TTg ngày 21/1/2009 của Thủ tướng Chính phủ về sử dụng vốn tín dụng đầu tư đầu tư phát triển của Nhà nước để tiếp tục thực hiện chương trình kiên cố hóa kênh mương, phát triển đường giao thông nông thôn, cơ sở hạ tầng nuôi trồng thủy sản và cơ sở hạ tầng làng nghề ở nông thôn giai đoạn 2009-2015. Quyết định số 1831/2010/QĐ-TTg ngày 01/10/2010 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Chương trình hỗ trợ ứng

89

dụng và chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội nông thôn và miền núi giai đoạn 2011-2015.

- Chính sách về đầu tư, tín dụng

Các chính sách về đầu tư, tín dụng có nhiều đổi mới, góp phần tạo môi trường và điều kiện thuận lợi cho các hộ gia đình và các doanh nghiệp trong làng nghề phát triển. Một số chính sách cụ thể như: Công văn số 08/NHNN- TD ngày 04/01/2001 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về hướng dẫn thực hiện Quyết định số 132/2000/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách khuyến khích phát triển ngành nghề nông thôn. Nghị định số 151/2006/NĐ-CP ngày 20/12/2006 của Chính phủ về tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước. Thông tư số 113/2006/TT-BTC ngày 28/12/2006 của Bộ Tài chính hướng dẫn một số nội dung về ngân sách nhà nước hỗ trợ phát triển ngành nghề nông thôn theo Nghị định số 66/2006/NĐ-CP ngày 7/7/2006 của Chính phủ. Nghị định số 41/2010/NĐ-CP ngày 22/4/2010 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn.

Nghị định số 61/2010/NĐ-CP ngày 04/6/2010 của Chính phủ Chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn.

- Chính sách về hoạt động thương mại

Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách thương mại nhằm khuyến khích, tạo điều kiện mở rộng lưu thông hàng hóa, phát triển dịch vụ thương mại mà pháp luật không cấm. Một số chính sách thương mại đã góp phần phát triển ngành nghề nông nghiệp, nông thôn như: Quyết định số 311/QĐ-TTg ngày 20/3/2003 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án “Tiếp tục tổ chức thị trường trong nước, tập trung phát triển thương mại nông thôn thời kỳ đến năm 2010” và Chỉ thị số 13/CT-TTg ngày 31/3/2004 về việc thực hiện một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển mạnh thị trường nội địa. Quyết định 253/2003/QĐ-TTg ngày 25/11/2003 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt đề án xây dựng và phát triển thương hiệu quốc gia đến năm 2010. Quyết định 279/2005/QĐ-TTg ngày 3/11/2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành quy chế xây dựng và thực hiện Chương trình xúc tiến thương mại quốc

90

gia giai đoạn 2006 - 2010. Quyết định 23/2010/QĐ-TTg ngày 06/01/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Phát triển thương mại nông thôn giai đoạn 2010-2015 và định hướng đến năm 2020”. Quyết định số 72/2010/QĐ- TTg ngày 15 tháng 11 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế xây dựng, quản lý và thực hiện Chương trình xúc tiến thương mại quốc gia.

Thông tư số 88/2011/TT-BTC ngày 17 tháng 6 năm 2011 của Bộ Tài chính hướng dẫn cơ chế tài chính hỗ trợ từ ngân sách nhà nước để thực hiện chương trình xúc tiến thương mại quốc gia.

- Chính sách về đào tạo nghề

Đây là chính sách được Nhà nước đặc biệt quan tâm trong những năm gần đây. Từ khi có Quyết định số 132/2000/QĐ-TTg về một số chính sách khuyến khích phát triển ngành nghề nông thôn thì chính sách hỗ trợ, khuyến khích và mở rộng các hình thức đào tạo nghề ngày càng được quan tâm hơn. Cụ thể như: Quyết định số 81/2005/QĐ-TTg ngày 14/8/2005 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ dạy nghề ngắn hạn cho lao động nông thôn.

Thông tư liên tịch số 06/2006/TTLT-BTC-BLĐTBXH ngày 19/1/2006 của liên Bộ Tài chính – Bộ Lao động Thương binh Xã hội hướng dẫn thực hiện chính sách hỗ trợ dạy nghề ngắn hạn cho lao động nông thôn. Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”. Thông tư liên tịch số 112/2010/TTLT-BTC-BLĐTBXH ngày 30 tháng 7 năm 2010 của Bộ Tài Chính và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” ban hành kèm theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27 tháng 11 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ. Quyết định số 962/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 thành lập Ban chỉ đạo Trung ương thực hiện Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”.

- Chính sách hỗ trợ hoạt động khuyến nông, khuyến công, khuyến ngư

91

khuyến nông; Thông tư liên tịch số 183/2010/TTLT-BTC-BNN ngày 15/11/2010 của Bộ Tài chính – Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước cấp đối với hoạt động khuyến nông. Nghị định số 45/2012/NĐ-CP ngày 21 tháng 5 năm 2012 về khuyến công; Thông tư số 46/2012/TT-BCT ngày 28 tháng 12 năm 2012 của Bộ Công thương quy định chi tiết một số nội dung của Nghị định số 45/2012/NĐ-CP; Thông tư số 36/2013/TT-BCT ngày 27 tháng 12 năm 2013

của Bộ Công thương quy định về xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện và quản lý kinh phí khuyến công quốc gia; Thông tư liên tịch số 26/2014/TTLT/BTC-BCT ngày 18 tháng 02 năm 2014 của Bộ Tài Chính và Bộ Công thương hướng dẫn trình tự lập, quản lý, sử dụng kinh phí khuyến công quốc gia và kinh phí khuyến công địa phương.

Thực hiện sự chỉ đạo của Trung ương Đảng và Chính phủ, cùng với các bộ, ngành, các tỉnh thành phố trên toàn quốc, Thành phố Hà Nội cũ, tỉnh Hà Tây cũ và Thành phố Hà Nội ngày nay đã xây dựng các chương trình, đề án, kế hoạch cụ thể để phát triển ngành nghề nông thôn, trong đó tập trung vào các hoạt động hỗ trợ phát triển sản xuất, khôi phục và phát triển các nghề truyền thống, các làng nghề truyền thống, thúc đẩy thị trường tiêu thụ cả trong và ngoài nước, bảo vệ môi trường làng nghề… như đã nêu ở mục 1.3. Tiêu biểu nhất đó chính là: Quyết định số 31/2014/QĐ-UBND ngày 04/8/2014 Ban hành quy định về chính sách khuyến khích phát triển làng nghề thành phố Hà Nội được ban hành trên cơ sở Nghị quyết số 25/2013/NQ-HĐND ngày 04/12/2013 của HĐND thành phố về chính sách khuyến khích phát triển vùng sản xuất nông nghiệp chuyên canh tập trung giai đoạn 2014-2020; chính sách khuyến khích phát triển làng nghề; chính sách hỗ trợ đầu tư công trình cấp nước sạch nông thôn Thành phố Hà Nội và Đề án bảo tồn và phát triển làng nghề đến năm 2020 của UBND Thành phố Hà Nội.

Có thể nói, đây là những cơ sở pháp lý quan trọng để cả ở cấp quốc gia và Thành phố Hà Nội xây dựng những chính sách công nghệ vận dụng tại các làng nghề nói chung, trong đó có làng nghề Phú Đô nói riêng.

92

Một phần của tài liệu Trung tâm Thư viện và Tri thức số - Library and Digital Knowledge Center (Trang 87 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)