Mối liên quan của trắc đồ lý sinh cải biên với kết quả tha

Một phần của tài liệu nghiên cứu ứng dụng siêu âm doppler động mạch rốn, động mạch não và trắc đồ lý sinh cải biên để dự báo thai suy ở thai phụ tiền sản giật (Trang 86 - 88)

- Trắc đồ lý sinh: Bao gồm đánh giá 2 yếu tố

1- Độ đặc hiệu Diện tích dưới đường

4.4.2.3. Mối liên quan của trắc đồ lý sinh cải biên với kết quả tha

Cử động của thai là dấu hiệu đầu tiên được xem như là thai khỏe mạnh. Năm1980 Mamning đã đề nghị thực hiện chỉ Trắc đồ lý sinh để đánh giá tình trạng của bào thai.

Clark 1989 và Nageotte 1994 đề nghị bao gồm: (1) đo CTG phối hợp với (2) siêu âm đo lượng nước ối.

Trắc đồ lý sinh được coi như một tét sàng lọc đầu tiên và có thể tiếp theo bằng một test lý sinh toàn diện nếu có chỉ định.

Nghiên cứu của chúng tôi nhận thấy có mối liên quan giữa kết quả nhóm NST không đáp ứng với tình trạng thai suy. Nhóm NST không đáp ứng chiếm tỷ lệ cao 13/19 (63,9%) so với 7/19 (36,8%) ở nhóm có đáp ứng ở nhóm apgar phút thứ nhất < 7, p < 0,001.

Trong sản khoa hiện đại, các tác giả đã nhấn mạnh vai trò của siêu âm Doppler và NST là 2 test chủ yếu để theo dõi thai. Phối hợp cả 2 test này làm giảm tình trạng phải nhập viện trước sinh. Doppler phát hiện thai nguy cơ và chỉ định mổ tùy thuộc theo kết quả của NST. Việc phối hợp 2 test này, rõ ràng đã làm giảm tỷ lệ tử vong chu sinh và làm giảm can thiệp sản khoa không cần thiết [78].

Xem xét về vai trò của siêu âm Doppler và NST, Ebrashy đã chứng minh rằng: NST và trắc đồ lý sinh cải biên có thể không có đủ độ nhạy và độ đặc hiệu cần thiết để phát hiện tình trạng thai có nguy cơ sớm, vì vậy việc phối hợp với siêu âm Doppler vẫn luôn cần thiết [27].

Thai kỳ có thiểu ối là mối quan tâm của các nhà sản khoa. Trong nghiên cứu của chúng tôi tìm thấy có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa tình trạng thiểu ối và thai suy, p <0,01.

NguKu (2006) đánh giá vai trò của siêu âm doppler (chỉ số trở kháng) và trắc đồ lý sinh ở thai phụ tăng huyết áp do thai. Trắc đồ lý sinh bất thường 17/110 (17,5%). Tác giả nhận thấy những bất thường về Doppler đi trước những biến đổi về hành vi của bào thai. Các tác giả nhận thấy rằng Doppler đánh giá tình trạng thai có độ nhạy cao hơn trắc đồ lý sinh [57].

Vintzileo (1991) trong nghiên cứu hồi cứu ở 62 thai phụ phải mổ lấy thai, trắc đồ lý sinh, Doppler động mạch rốn (tỷ lệ S/D) được thực hiện 3 giờ trước mổ. Các tác giả nhận thấy có sự tương quan giữa trắc đồ lý sinh và giá trị siêu âm Doppler của động mạch rốn với pH động mạch rốn. NST có độ nhạy 100% và độ đặc hiệu 100%. Trắc đồ lý sinh có độ đặc hiệu 91%, tỷ lệ S/D có độ nhạy thấp nhất 66%. Các tác giả kết luận rằng: NST sử dụng trước sinh có thể được sử dụng trước sinh để phát hiện tình trạng nhiễm toan của bào thai và Doppler động mạch rốn không có giá trị phát hiện tình trạng thai nhiễm toan trước sinh [77].

Trong tiền sản giật, tỷ lệ sự phát triển chính xác của thai khó dự đoán chính xác. Và hơn nữa nên thực hiện siêu âm nhiều lần là cần thiết cho sự theo dõi sự phát triển của thai. Siêu âm được khuyến cáo mỗi 3 tuần một lần đối với thai có kích thước và nước ối bình thường.

Nếu thai phát triển dưới 10 percentil và nước ối ≤ 5cm siêu âm có thể thực hiện mỗi 2 tuần một lần.

Trong thời gian điều trị bảo tồn của tiền sản giật nặng siêu âm được đề nghị mỗi 2 tuần hoặc 10 - 14 ngày.

Trong siêu âm thai thì vân đề được quan tâm đó là xu hướng về sự phát triển của thai hơn là kích thước thai. Nếu thai không lớn thêm sau 2 tuần có thể chỉ định chấm dứt thai kỳ. Nếu cân nặng thai nhi dưới 5% bách phân vị có thể chỉ định chấm dứt thai kỳ.

Một phần của tài liệu nghiên cứu ứng dụng siêu âm doppler động mạch rốn, động mạch não và trắc đồ lý sinh cải biên để dự báo thai suy ở thai phụ tiền sản giật (Trang 86 - 88)